Ngăn chặn dòng người nhập cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ EU thổ nhĩ kỳ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư vào châu âu giai đoạn 2015 2016 (Trang 74 - 76)

6. Bố cục của luận văn

3.2 Triển vọng giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ thời gian tới

3.2.2 Ngăn chặn dòng người nhập cư

Hậu quả của cuộc đảo chính bất thành đã tác động tới quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Châu Âu. Tháng 3/2016, Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí về một gói các biện pháp tham vọng để ngăn chặn dòng người tị nạn vào Châu Âu. Nhưng dù dàn xếp này là một thành công rõ ràng, nó vẫn đang rất mong manh về mặt chính trị. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, phần thưởng lớn nhất chính là cam kết của Liên minh Châu Âu nhằm miễn thị thực cho công dân nước này được tự do đi lại trong khu vực Schengen, một động thái dự kiến sẽ được thực hiện trong tháng 6/2016. Thay vào đó, việc miễn thị thực cho công dân nước này đã bị hoãn lại cho tới tháng 10/2016 do Thổ Nhĩ kỳ từ chối tuân thủ một số điều kiện còn lại. Tuy nhiên, đến tháng 11/2016, Nghị viện châu Âu lại đưa ra nghị quyết “đóng băng” tiến trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Cốt lõi trong bế tắc trong ngoại giao này là việc Liên minh Châu Âu yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ sửa đổi luật chống khủng bố của nước này để đảm bảo nó phản ánh gần hơn những quy chuẩn được Tòa án Nhân quyền Châu Âu lập ra. Mục đích của yêu cầu này là để luật này chỉ được áp dụng cho những vụ khủng bố thực sự và ngăn chặn việc sử dụng nó làm công cụ cản trở tự do ngôn luận. Tuy nhiên, bối cảnh sau cuộc đảo chính sẽ khiến chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bớt sẵn lòng hơn trong việc sửa đổi khuôn khổ chống khủng bố của mình.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia tiếp nhận nhiều người nhập cư nhất trên thế giới với khoảng 3,3 triệu người. Tuyên bố của ông Erdogan về việc EU từ chối xem xét việc hủy bỏ visa cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đồng nghĩa với việc chấm dứt thỏa thuận giữa hai bên về vấn đề nhập cư được đưa ra từ tháng 3/2016. Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng ngừng việc cản trở người nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu. Một năm kể từ ngày được ký kết, Thỏa thuận về người tị nạn giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ có

nguy cơ sụp đổ. Nếu chỉ nhìn vào những con số, các nhà lãnh đạo EU có lý do để nói rằng thỏa thuận đã hạn chế được được tình trạng người tị nạn tuồn vào châu Âu. Trước khi ký kết thỏa thuận, mỗi tháng có khoảng 50.000 người vượt biển Aegean đến Hy Lạp. Tuy nhiên, từ tháng 12/2016 - 02/2017, chỉ có khoảng 3.500 người thực hiện chuyến đi như vậy. Dù thỏa thuận là một thành công chính trị, thể hiện rằng EU có thể kiểm soát biên giới, nhưng nó chẳng mang lại nhiều tác động về mặt nhân đạo. Từ khi thỏa thuận được ký kết, khoảng 2,9 triệu người Syria và hàng trăm nghìn người Afghanistan và Iraq vẫn phải ở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 10% số đó đang ở trong các trại của Liên Hợp quốc, trong khi đa số sống tạm bợ ở thành phố Istanbul hoặc các thị trấn ở phía Đông Nam gần biên giới Syria. Từ tháng 01/2016, người Syria đã được tạo điều kiện để nhận giấy phép lao động dễ dàng hơn, nhưng chỉ khoảng 10.000 người có cơ hội làm việc. Đáng chú ý, những tệ nạn như lao động trẻ em hay tảo hôn không phải là hiếm gặp. Về mặt chính trị, căng thẳng ngoại giao giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến thỏa thuận EU - Thổ Nhĩ Kỳ đổ vỡ, khi đó châu Âu sẽ phải lai đối mặt với làn sòng người di cư khổng lồ từ Thổ Nhĩ Kỳ. Tại châu Âu, nhất là Đức, không hề muốn đẩy thỏa thuận người nhập cư, vốn được EU coi là thành công lớn, vào thế nguy hiểm. Do vậy, châu Âu cần phải tiếp tục duy trì các cuộc đàm phán để không làm nản lòng người Thổ Nhĩ Kỳ thân châu Âu.

Tham gia của Liên hiệp quốc (UN) đặt ra hạn ngạch tiếp nhận người di cư trên toàn cầu. Đây là ý kiến của nhiều nước EU khi cho rằng, sẽ là bất công nếu một

mình châu Âu phải tiếp nhận những người tị nạn. Ngoại trưởng Hungary Peter Siyarto nhấn mạnh, EU không đủ điều kiện để tiếp nhận hàng triệu người di cư vì mục đích kinh tế. Ngoài ra, EU cũng đã có quy định nêu rõ, các nước thành viên phải có nghĩa vụ bảo vệ đường biên giới bên ngoài. Các nước Croatia, Hy Lạp và

Áo cùng nhiều nước khác đều khẳng định không thể tự mình giải quyết làn sóng người di cư đang ồ ạt đổ vào và nếu tình trạng này không thay đổi, châu Âu sẽ trở nên bất ổn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ EU thổ nhĩ kỳ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư vào châu âu giai đoạn 2015 2016 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)