Căng thẳng trong mối quan hệ giữa EU với Thổ Nhĩ Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ EU thổ nhĩ kỳ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư vào châu âu giai đoạn 2015 2016 (Trang 66 - 68)

6. Bố cục của luận văn

3.1 Bối cảnh khu vực, quốc tế tác động đến việc giải quyết khủng hoảng di cư tạ

3.1.2.3 Căng thẳng trong mối quan hệ giữa EU với Thổ Nhĩ Kỳ

Sau cuộc đảo chính bất thành của một nhóm quân đội tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7/2016, EU bày tỏ quan ngại trước quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng ba tháng của Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng Chính quyền của ông Erdogan thực hiện những nguyên tắc phi dân chủ, thậm chỉ phản dân chủ trong quản lý xã hội và điều hành đất nước, đồng thời kêu gọi nước này tôn trọng các quy định pháp luật, nhân quyền và quyền tự do cơ bản, trong đó có quyền được đưa ra xét xử công bằng của mỗi cá nhân. Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu càng trở nên căng thẳng từ việc nước này bắt giữ một phóng viên mang quốc tịch Đức vào tháng 02/2017 với cáo buộc tuyên truyền khủng bố và kích động hận thù. Đáp lại, một số chính quyền địa phương của Đức đã hủy bỏ một loạt sự kiện có các bộ trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tham dự nhằm vận động cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức ủng hộ Tổng thống Erdrogan trong cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp vào tháng 4/2017. Sau Đức, Chính phủ Hà Lan đã cấm chuyên cơ của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hạ cạnh và ngăn Bộ trưởng Các vấn đề và gia đình Fatma Kaya không cho đến dự mit-tinh ủng hộ Tổng thống Erdrogan của người Thổ Nhĩ Kỳ tại Rotterdam. Đan Mạch, Áo, Thụy Sỹ cũng có những hành động tương tự khi ngăn cấm các quan chức của Thổ Nhĩ Kỳ đến dự các cuộc họp của người Thổ, thậm chí cảnh sát các nước này còn dùng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình của người Thổ.

Ngày 23/3/2017, phát biểu tại Ankara, Tổng thống Erdrogan nói: "Nếu châu Âu

tiếp tục đối xử với người Thổ Nhĩ Kỳ và những người theo đạo Hồi như vậy thì ngày mai, sẽ không có nơi nào trên thế giới, không có nơi nào ở châu Âu, không có người châu Âu nào có thể an toàn khi ra phố". Ngay sau đó, đại diện Bộ Ngoại

giải thích về những lời đe dọa này của ông Erdrogan. Trước đó, chính quyền Ankara đã chỉ trích, tố cáo chính quyền các nước châu Âu "phân biệt chủng tộc" và đi theo "chủ nghĩa phát xít".

Nhưng căng thẳng trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là giọt nước tràn ly. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Mỹ và phương Tây đã đứng đằng sau cuộc đảo chính hụt năm 2016 nhằm lật đổ chính quyền của Thổ Nhĩ Kỳ nên Tổng thống Erdrogan trở nên hết sức cảnh giác trong quan hệ với phương Tây, nhanh chóng bình thường hóa quan hệ với Nga và Iran. Trong vấn đề Syria, từ chỗ đồng quan điểm với phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chú ý đến lợi ích của Nga và Iran. Bộ ba Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ được hình thành, nhanh chóng đứng ra làm trung gian dàn xếp cho thỏa thuận ngừng bắn ngày 29/12/2016 giữa Chính phủ Syria và phe đối lập, đồng thời đưa các bên đến Hội nghị Astana. Điều này đã không làm cho Mỹ và châu Âu không hài lòng.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Erdrogan đã quyết định tiến hành trưng cầu dân ý, thay đổi Hiến pháp để củng cố quyền lực của mình. Hiến pháp mới sẽ chuyển nước này từ chế độ nghị viện sang chế độ Tổng thống như Mỹ và Nga. Đây hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ, không ai có quyền can thiệp. Hiện này có hàng triệu người Thổ Nhĩ Kỳ đang sống tại châu Âu, nhiều nhất là 1,5 triệu người ở Đức, 400.000 người ở Hà Lan. Việc Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ giữ liên lạc với cộng đồng người Thổ ở nước ngoài, động viên họ tham gia vào các công việc của đất nước, trong đó có cuộc trưng cầu dân ý là lẽ bình thường. Việc các nước Đức và Hà Lan ngăn cản sự gặp gỡ giữa lãnh đạo và cộng đồng người Thổ với lo ngại về an ninh là không có tính thuyết phục.

Liên quan đến việc giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các nhà lãnh đạo EU không thực hiện những cam kết trong các hiệp định

giữa hai bên. EU đang đứng trước các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế trầm trọng và nguy cơ tan rã. Nghiêm trọng hơn, EU còn phải đối phó với dòng người tị nạn từ Syria, Iraq, Lybia và các nước Trung Đông khác cũng như chủ nghĩa khủng bố. EU không thể một minh giải quyết được vấn đề này nếu không có sự hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ. Về kinh tế, các nước EU phụ thuộc rất nhiều vào dự án "dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" được khởi công năm 2013 và dự kiến hoàn thành vào năm 2018 để vận chuyển khí đốt từ Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ ngừng dự án này, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ EU thổ nhĩ kỳ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư vào châu âu giai đoạn 2015 2016 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)