Kết cấu trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh (Trang 78)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2. Kết cấu trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của

chùa của Nguyễn Xuân Khánh.

Kết cấu là một yếu tố của hình thức, kết cấu làm cho tác phẩm trở nên mạch lạc, rõ ràng, như trong cuốn Phương pháp luận nghiên cứu văn học

của Nguyễn Văn Dân có viết về kết cấu: “có vẻ duyên dáng của sự trật tự” [6, tr. 169].

Cách mà nhà văn tổ chức các yếu tố bên trong và bên ngoài tác phẩm được gọi là kết cấu. Như chương 1, khi tìm hiểu trong phần tìm hiểu về một số khái niệm chúng ta đã biết. “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ

phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định”. [10, tr. 143] Qua khảo sát, tìm hiểu hai tiểu thuyết Đội gạo lên chùaMẫu thượng ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu một số loại kết cấu sau:

2.2.1. Kết cấu chương hồi

Kết cấu chương hồi là kiểu kết cấu cổ điển và chỉ có trong tiểu thuyết. Ở Trung Quốc kiểu kết cấu tiểu thuyết chương hồi rất phổ biến thời Minh – Thanh với hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung (120 hồi), Thủy hử của Thi Nại Am (70 hồi), Tây du kí của Ngô Thừa Ân (100 hồi)… ở Việt Nam, tiểu thuyết ra đời muộn, đến thế kỉ XVIII mới phát triển thể loại tự sự này theo kiểu kết cấu chương hồi như Hoàng Lê

nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Hoàng Lê nhất thống chí được đánh

giá là đỉnh cao của nghệ thuật tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, chính là vì các tác giả của Ngô Gia đã xây dựng tác phẩm theo lối chương hồi, mặc dù được hoàn thành bởi một nhóm tác giả, nhưng sự tuân thủ mô hình của các hồi là thống nhất… Cho đến văn học đương đại, tiểu thuyết Việt Nam phát triển rực rỡ đạt nhiều thành tựu về cả nội dung và nghệ thuật, trong đó kết cấu của tiểu thuyết cũng có nhiều đổi mới nhưng kết cấu chương hồi vẫn là kiểu kết cấu được ưu tiên với hàng loạt tiểu thuyết như Sông Côn mùa lũ

của Nguyễn Mộng Giác (101 chương), Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh (9 chương)...

Qua khảo sát hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa,

Mẫu thượng ngàn

Chương Phần Số trang Tổng số trang

Chương I: Người trở về 1, 2, 3 9 - 38 29 Chương II: Nhụ và Điều 1, 2, 3 41 - 72 31 Chương II: Đồn Điền

Mesmer

1, 2, 3 75 -112 37

Chương IV: Họ Vũ họ Đinh 1, 2, 3, 4, 5 115 - 172 57 Chương V: Pierre và Julien 1, 2, 3 175 - 216 41 Chương VI: Người Cổ Đình 1, 2, 3, 4, 5 219 - 264 45 Chương VII: Bà cô tổ 1, 2, 3 267 - 308 41 Chương VIII: Philippe

Mesmer

1, 2, 3, 4, 5, 6 311 - 388 77

Chương IX: Con chim cu cườm

1, 2, 3, 4 391 - 448 57

Chương X: Đối thoại 1, 2, 3, 4, 5 451 - 518 67 Chương XI: Bà ba Váy kể

chuyện

1, 2 521 - 554 33

Chương XII: Tai họa lớn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 556 - 630 73

Chương XIII: Ông Đùng, bà Đà

1, 2, 3, 4 633 - 674 41

Chương XIV: Hội kẻ Đình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8 677 - 770 93 Chương kết: 1,2 773 - 807 34

Đội gạo lên chùa

Chương I: Trôi sông

1: Lưu lạc 9 - 22 13 2: Chùa Sọ 23 - 41 18 3: Tây lai Berrard 42 - 71 29 4: Trường làng 72 - 86 14 5: Sưu Vô Trần 87 - 105 18 6: Tôi học võ 106 - 113 7 7: Nhà sư cách mạng 114 - 144 30 8: Bốt đình Sọ 145 - 180 35 9: Đại úy Thalan 181 - 201 20 10: Nhà gian phong nhì 202 - 214 12 11: Trận lúa vang 215 - 239 24 12: Thiền sư Vô Úy 240 - 265 25 13: Sư Khoan Độ 266 - 316 50 14: Sư cụ và thầy giáo Hải 317 - 333 16 15: Cô Nguyệt 334 - 371 37 16: Đại sư huynh 372 - 384 12 17: Đom đóm 385 - 422 37 18: Trôi song 423 - 438 15 Chương II:

Bão nổi can qua

1: Ngày mới 441 - 455 14 2: Mặt trời bừng sáng cánh

đồng quê

456 - 496 40

4: Trên sông Bồ Đề 553 - 574 21 5: Đã mang lấy nghiệp

vào than

575 - 620 45

Chương III: Về cõi nhân gian

1: Ngày giỗ tổ 623 - 639 16 2: Tân Binh 640 - 668 28 3: Chuẩn bị lên đường 669 - 712 43 4: Nhà sư bộ đội 713 - 734 21 5: Duyên nhà Phật 735 - 769 34 6: Tiếng chuông chùa 770 - 799 29 7: Hai đối thủ 800 - 821 21 8: Gặp gỡ 822 - 849 27 9: Về cõi nhân gian 850 - 866 16

Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy Nguyễn Xuân Khánh đã chia nhỏ từng phần, chương của cuốn tiểu thuyết của mình ra, giống như kiểu kết cấu chương hồi của tiểu thuyết truyền thống, nhà văn đã đặt tên cho các phần, chương rõ ràng.

Nguyễn Xuân Khánh đã tuân thủ các quy tắc của kết cấu chương hồi truyền thống, nhưng đồng thời ông cũng đã sáng tạo nên những nét mới trong kiểu kết cấu chương hồi, nhằm đem lại cho hai cuốn tiểu thuyết sự hấp dẫn từ hình thức. Trước tiên, đó là kết cấu chương hồi theo kiểu đa tuyến, trong khi tiểu thuyết chương hồi truyền thống là đơn tuyến thì Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng cho tác phẩm của mình kết cấu đa tuyến, để các tuyến nhân vật song song. Đối tượng được thể hiện không tuân theo trình tự thời gian mà tất cả bị đảo lộn, tạo nên thế đa tuyến trong kết cấu. Số chương trong hai tiểu thuyết

nằm ở mức trung bình, phù hợp với nội dung phản ánh: Tiểu thuyết Mẫu

thượng ngàn gồm 15 chương.

Và độ dài của mỗi chương là khác nhau. Có những chương dài: như trong

Đội gạo lên chùa: phần 1: Lưu lạc của chương I: chỉ dài có 13 trang, nhưng

phần 3: Giếng thơm, của chương II: lại kéo dài 55 trang. Độ dài của các chương không đồng đều là do nội dung của mỗi chương phản ánh. Chẳng hạn như chương I tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn mang tính giới thiệu, chưa đi vào nội dung chính và cụ thể của tác phẩm nên ngắn, những chương dài đến gần 100 trang thường là những chương nếu không mang nội dung chủ đạo thì cũng là những trang viết về nhân vật chính và cuộc đời của họ.

Thông thường tiểu thuyết truyền thống kết cấu theo kiểu chương hồi chỉ có có chương và số chương. Chúng ta thấy trong tiểu thuyết của mình Nguyễn Xuân Khánh ngoài chương và số chương còn có đề mục của mỗi chương, nói về vấn đề gì? Nói về ai? Trong Mẫu Thượng Ngàn có tên chương, chương II tên chương là “Nhụ và Điều” (từ trang 39 đến 72) thì nội dung của chương cũng tập trung nói về hai nhân vật này từ hình dáng, tính cách… Ngoài ra còn đề cập đến các vấn đề khác như thú nuôi ong lấy mật của cụ Đồ Tiết, việc đi rừng của Phác nhưng đều hướng đến làm nổi rõ nhân vật được đề cập. Chương VIII có tên là “Philippe Messmer” (từ trang 309 đến 388), nói về nhân vật Philippe Messmer, người anh cả trong ba anh em nhà Messmer, bao quát gần như toàn bộ cuộc đời anh ta từ khi mới chỉ là một thanh niên xung vào đội quân viễn chinh Pháp xâm lược Việt Nam đến khi trở thành một người đàn ông trưởng, ở lại Việt Nam tiếp tục công cuộc chinh phục xứ sở này bằng cách lập một đồn điền ở làng Cổ Đình, lấy vợ người Việt là cô đồng Mùi nhưng sau đó đột tử không rõ nguyên nhân. Trong Đội gạo lên chùa nhà văn viết riêng phần thứ 5 của chương I để viết về nhà sư Vô Trần, phần thứ 12, nói về: Thiền sư Vô Úy, phần thứ 13: Sư Khoan Đội, phần 15: Cô Nguyệt…

Qua khảo sát tác phẩm chúng ta thấy nhà văn đã sử dụng kết cấu chương hồi trong hai tiểu thuyết của mình, nhằm giúp tác giả dễ dàng tập trung nói về những vấn đề quan trọng mà không làm nội dung tác phẩm bị gián đoạn. Vẫn đảm bảo được tính liền mạch trong cốt truyện và truyền tải được đầy đủ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

2.2.2. Kết cấu chuyện lồng trong chuyện

Có thể hiểu một cách đơn giản kết cấu chuyện lồng trong chuyện đó là thủ pháp mà ở đó tác giả, người sáng tạo đã lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong quá trình diễn tiến của tác phẩm.

Trong Mẫu thượng ngàn, câu chuyện chính là về làng Đình Cổ trong cuộc chiến đấu chống lại Pháp xâm lược, sự giao thoa văn hóa Đông - Tây. Lồng trong đó là chuyện về cuộc đời số phận của những nhân vật chính, có ảnh hưởng đến cốt truyện: như cuộc đời của Phác, Nhụ, Điều, bà cô Tổ, bà ba Váy, những câu chuyện đồng hóa của con người ngoại quốc cũng được nhà văn rất chú ý đến. Câu chuyện riêng của mỗi nhân vật, mỗi một số phận con người trong tác phẩm góp phần tạo nên câu chuyện chung cho tác phẩm và là thành công mà tác phẩm đạt được.

Câu chuyện về cuộc đời của Đinh Công Phác - Trịnh Huyền có mối quan hệ trực tiếp đến cốt truyện, Phác được sinh ra trong một gia đình nhà Nho, có truyền thống yêu nước. Phác cùng với người anh mình là Đinh Công Chất, đã tham gia cuộc khởi nghĩa của cụ Đề Nghĩa, chống lại thực dân Pháp. Nhưng cuộc khởi nghĩa đã thất bại, quân Pháp săn lùng những người tham gia cuộc khởi nghĩa. Hai anh em Chất và Phác phải rời bỏ quê hương. Anh lên vùng xứ Mường lấy vợ, sinh con, rồi mất ở đó. Phác mang hai nửa khuôn mặt trên mình khác nhau xuống vũng chiêm trũng, lập nghiệp, do bản tính lương

thiện và tài nghệ đàn hát, nên được gia đình ông trưởng Kiên gả con gái cho, cô đã có một đứa con tên Nhụ. Sau khi lấy vợ, do một lần sinh nở vợ anh mất, quá đau khổ và buồn bã, anh rời bỏ quê hương thứ hai và trôn theo cây đàn với người vợ. Cùng đứa con gái trở về quê cũ với cái tên mới Trịnh Huyền, không dám nhận lại người thân, sống trong thầm lặng và hy sinh. Khi trở về mọi sự với anh đã thay đổi rất nhiều: Người anh yêu trước kia, đã từng “trải ổ” cùng anh nay đã đi lấy chồng; anh trai đã mất, để lại đứa con thơ; người cha nay đã quá giá… Nhưng tinh thần yêu nước trong Trịnh Huyền thì vẫn như xưa.

Nguyễn Xuân Khánh đã dành ngòi bút ưu ái cho người phụ nữ khi ông dành chương VII nói riêng về cuộc đời bà cô tổ Vũ Thị Ngát. Nhà văn đã để cho bà cô tổ xuất hiện khi bà đã gần chín mươi tuổi và sự xuất hiện thật đặc biệt: bà cô tổ xuất hiện trên đền Mẫu. Rồi quay ngược trở lại cuộc đời của bà cứ dần dần hé lộ.

Bà cô tổ thời con gái lấy chồng là ông Phủ Khiêm, sau một thời gian chung sống, ông Phủ Khiêm qua đời, bà tái giá, lấy ông trưởng Cam, cuộc đời bà tưởng dừng lại ở đây với hạnh phúc với ông Cam, nhưng rồi ông Cam cũng bỏ bà cô tổ mà đi. Bà trở về làng Cổ Đình, dâng tiền bạc, xây dựng, tu bổ lại đền Mẫu và từ đó, bà ở lại đây hầu cận Mẫu. Cuộc đời của một phụ nữ hồng nhan bạc mệnh, vất vả, long đong.

Bên cạnh đó, còn nhiều các câu chuyện nhỏ khác, xoay quanh câu chuyện chính, nhằm làm nổi bật tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Câu chuyện của một bà ba Váy, một người phụ nữ luôn khao khát yêu và được yêu. Bà sống với người chồng mà mình không yêu, mặc dù sinh cho ông Cỏn mấy đứa con liền, nhưng trong lòng bà luôn hướng về người yêu cũ và cả đời bà luôn nhớ về mối tình thời trẻ ấy.

Cuộc đời của cô Mùi, bị mang tiếng là sát phu, khi mà cả ba người đàn ông đi qua đời cô Mùi đều bỏ cô mà đi. Vì người ta nhìn cô lúc nào cũng căng tràn nhựa sống, có một ma lực hút rất mạnh đối với những người đàn ông khác. Không thể sống giữa đời thường, cô Mùi lên đền Mẫu ở và trở thành cô đồng Mùi.

Nhân vật nào cũng có những câu chuyện về cuộc đời mình, câu chuyện tình của Điều và Nhụ như là sự tiếp nối cho thế hệ trẻ của người dân làng Cổ Đình tiếp theo. Yêu thương chỉ mới chớm đến với Điều và Nhụ, nhưng hạnh phúc ấy không được bao lâu, thì đã bị cướp đi. Các câu chuyện của các nhân vật trong Mẫu thượng ngàn, đều có phần nào liên quan đến Mẫu, được soi chiếu dưới ánh sáng của Mẫu.

Nếu như Mẫu thượng ngàn, câu chuyện của các nhân vật được soi chiếu dưới ánh sáng của Đạo Mẫu thì Đội gạo lên chùa được soi chiếu dưới ánh sáng của Đạo Phật. Câu chuyện chính trong Đội gạo lên chùa là câu chuyện về cuộc phiêu lưu của hai chị em An và Nguyệt, là câu chuyện về làng Sọ - một làng quê bé nhỏ, đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với những biến động lớn lao của người dân.

Câu chuyện của nhân vật chính An, cuộc đời sóng gió với nhiều thăng trầm trong cuộc sống, cha mẹ bị giặc giết hại thảm thương, hai chị em An và Nguyệt phải bỏ làng ra đi, rồi may mắn được sư cụ chùa Sọ cưu mang. Ở chùa An nên người, được sư bác Khoan Độ dạy võ, được sư phụ dạy kinh kệ nhà Phật, được thầy Hải trường làng dạy chữ, được nương nhờ cửa Phật, cuộc sống tưởng rằng như vậy là yên lành, nhưng nào ngờ cuộc sống đưa đẩy đã dẫn An đi từ cuộc phiêu lưu này đến cuộc phiêu lưu khác. Trong cái cách ruộng đất, An bị nghi ngờ là có lập trường tư tưởng không đúng đắn phải đi cải tạo cùng với sư phụ. Rồi cách mạng sửa sai, được về lại chùa, An được vào bộ đội, được là bộ đội cụ Hồ. Sống phục vụ và chiến đấu trong

quân đội, ngày giải ngũ, An đứng giữa ngã ba đường, một bên là Huệ - người yêu, một người tàn phế, chỉ còn lại một mình trên đời, đang cần An chăm sóc, một bên là tiếng gọi của đức Phật, nhưng đức Phật đã trao cho An hai chữ: “tùy duyên”.

Cuộc đời của thiền sư Vô Úy một thiền sư suốt đời theo Phật, sống theo lý tưởng từ bi hỷ sả. Được sinh ra trong một gia đình Nho học, danh giá, cha là ông Cử Mậu. Ông Cử Mậu do tham gia phong trào Cần Vương nên bị bắt đầy ra Côn Đảo. Thiền sư Vô Úy được bà nội nuôi dạy và hướng Phật từ bé, không được may nắm như người anh là Trường, Sinh - tức thiền sư Vô Úy, không được đến trường đi học, cùng bà nội bươn trải nuôi sống gia đình bằng nghề thuốc. Sinh rất thông minh, Sinh tự học và làm cho mọi người kinh ngạc về sự thông minh của mình. Người cha sau nhiều năm ở Côn Đảo về, cũng ngỡ ngàng về tài năng của con, ông càng ngỡ ngàng hơn, khi Sinh quyết định lên chùa. Cái duyên với Phật có lẽ do bà nội thiền sư Vô Úy dẫn dắt, nhưng lòng tin là ở nơi Sinh.

Trải qua nhiều khổ ải thăng trầm, đã cảm hóa được Khoan Độ và về làm trụ trì chùa Sọ. Nơi đây, dù gặp nhiều thăng trầm trên con đường tu nghiệp nhưng thiền sư Vô Úy vẫn một lòng theo Phật và bảo vệ Phật pháp.

Cậu chuyện của nhà sư cách mạng Vô Trần, được nhà văn dành hẳn phần thứ 5 của chương 1 để kể lại. Cuộc đời của Vô Trần, cái duyên đến với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh (Trang 78)