Giọng điệu triết lý và suy tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh (Trang 112 - 116)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3. Giọng điệu

3.3.1. Giọng điệu triết lý và suy tư

Triết lý là những quan niệm chung của con người về vấn đề nhân sinh và xã hội. Triết lý dân gian là những kinh nghiệm cộng đồng đúc kết qua nhiều thế hệ. Triết lý được biểu hiện trong nhiều thể loại văn học dân gian

như tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn… Người phát ngôn là người bình dân, người lao động có nhiều trải nghiệm cuộc đời.

Chúng ta có thể thấy tính triết lý trong tục ngữ, cao dao theo các bình diện của đời sống như: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” Hay: “Thâm đông tím bắc thì mưa. Khép mông nhọn đít là chưa có chồng”… là triết lý về thiên nhiên và con người. “Lá rụng về cội”, “Cóc chết ba năm quay đầu về núi”… là mối liên hệ với cội nguồn trong đời sống nhân tính. “Anh em như tay với chân. Vợ chồng như áo cởi ngay vứt liền”… là một ứng xử của người chồng trước cuộc cãi lộn chị dâu, em chồng… Trong truyện cổ tích, đó là triết lý ở hiền gặp lành qua các truyện: Tấm Cám, Thạch Sanh,…

Văn học ở thời kỳ trung đại có những yếu tố triết lý, suy tư xuất hiện trong các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Người ta Triết lý xoay quanh các vấn về con người, cuộc sống, người anh hùng, nhà nho…

Trong những năm đầu của thế kỷ XX, do xã hội có nhiều biến đổi, văn học cũng ít nhiều có những biến đổi. Qua những tác phẩm văn học, các nhà văn như: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… đều ngầm gửi gắm những triết lý nhân sinh sâu sắc. Chẳng hạn nhà văn Nam Cao đã đưa ra triết lý về cuộc sống bất công trong tác phẩm Ở hiền: “Tại sao trên đời này lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhịn, nhường mình, còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhường nhịn ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn”. Hoặc triết lý về sự sống và cái chết trong tác phẩm Sống mòn: “Người ta chết vì bệnh ấy là thường. Nếu Liên chết bây giờ chẳng hóa ra cả một đời lấy chồng của Liên khổ lắm ư? Liên khổ vì y nhiều rồi. Liên khổ vì gia đình cũng đã nhiều rồi. Liên chưa có lúc được

đền bù. Gia đình Liên cũng sẽ rất thương Liên, ái ngại cho Liên vì vẫn tưởng Liên bị chồng giận và ghẻ lạnh. Có lẽ chính Liên cũng đã có lúc ngờ như thế... Thứ nghĩ xa, nghĩ gần như vậy”. (Sống mòn)

“Chết vì bệnh không đáng sợ. Ta nên sợ cái chết trong lúc sống. Cái chết đáng buồn của những người sống sờ sờ ra đấy nhưng chẳng dùng sự sống của mình vào việc gì” (Sống mòn)

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, làm xuất hiện nhiều vấn đề mang tính chất xã hội sâu sắc, vì vậy, giọng triết lý, suy tư ngày càng được các nhà văn chú ý phát triển hơn. Vấn đề được triết lý không mới nhưng nội dung triết lý có phần thay đổi.

Các nhân vật trong Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa được nhà văn xây dựng khá đa dạng và phong phú, bao gồm: những nhà trí thức, những nhà Nho, những người dân bình thường sống dưới đáy của xã hội. Hiện thực mà hai tác phẩm tái hiện lại là những hiện thực ngổn ngang với nhiều biến đổi. Đứng trước hoàn cảnh đó, những người có nhiều kinh nghiệm sống, thường nghiệm ra một sự thực nào đó, những người có học thức lại thường nghiệm ra một chân lý. Chính vì vậy giọng điệu triết lý, suy tư xuất hiện trong cả đối thoại giữa các nhân vật và độc thoại của một số nhân vật.

Giọng triết lý, suy tư thường được thể hiện trong các trường hợp cần đưa ra nhận định, phán xét về một vấn đề, sự việc, sự kiện nào đó. Như chúng ta đã biết Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa viết về một thời kỳ lịch sử của dân tộc. Đây là hai trong ba tiểu thuyết viết về lịch sử văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh. Nếu như Mẫu thượng ngàn được được nhìn dưới góc nhìn của Đạo Mẫu, thì Đội gạo lên chùa được nhìn dưới góc nhìn của Phật giáo. Và cùng với một hệ thống các nhân vật đa dạng: từ các nho sĩ, các nhà trí thức, những con người nông dân bình thường, nhà sư, những kẻ đi xâm

lược..., chúng ta thấy giọng điệu triết lý, suy tư trong hai tiểu thuyết của nhà văn được thể hiện khá đa dạng: giọng điệu triết lý về lẽ sống ở đời, về sự sống và cái chết, về đạo làm người thế nào cho đúng, triết lý về lịch sử, triết lý của đạo Phật...

Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa, nhà văn đều nêu lên các

triết lý về lẽ sống ở đời, sống sao cho phải, sống sao cho ra sống. Mỗi người cần sống có ý nghĩa cho cuộc sống, với chính bản thân mình và với những người thân yêu. Trịnh Huyền - Phác đã làm đúng theo lời dạy của cụ đề Nghĩa: “nuốt mối hận thù vong quốc vào tận đáy lòng.” và bản thân “không làm gì nổi nữa thì hãy dạy con, dạy cháu, chớ bao giờ được quên nỗi quốc sỉ” [21, tr. 13]. Trịnh Huyền - Phác đã sống vì lý tưởng cao đẹp, quên mình vì nghĩa lớn đối với non sông đất nước.

Trong Đội gạo lên chùa, đó là triết lý của Đạo Phật về con người, cuộc sống, cái chết, sự giác ngộ, khổ hạnh,… An vào chùa là do sự ngẫu nhiên, do vậy, có thể nói An là một nhà sư bất đắc dĩ: “Duyên trời đã dẫn tôi đến với đạo Phật, cho nên tôi nhập đạo chưa có ý thức.” [19, tr. 317]. Chính những lúc ở bên sư cụ, đã giúp An nhận ra: “thế gian này, vốn lắm truân chuyên vô thường. Tôi càng biết về số phận của các bậc tiền bối, tôi càng yêu ngôi chùa của mình hơn.” [19, tr. 317, 318].

Đọc Hồ Quý Ly chúng ta thấy nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có triết lý

về lịch sử của đất nước ta, như sau: “Sử là hồn núi hồn sông. Sử là tinh túy của đất nước. Dân tộc nào biết chép sử càng sớm, càng có nhiều cơ hội văn hiến. Dân tộc nào càng biết quý trọng đến sử càng có nhiều cơ hội trường tồn. Thịnh đấy! Suy đấy! Chẳng vì thịnh mà kiêu, chẳng vì suy mà nản. Cứ bên lòng nhìn vào sử như tự ngắm mình trong một tấm gương. Ngắm để vẽ, để tô, để sửa, ắt khuôn mặt càng dễ ưa, dễ coi. Hồn núi ở đó, hồn sông cũng ở đó. Chẳng thế mà kẻ ngoại bang sang xâm lấn nước ta, lúc nào cũng chỉ

nhăm nhăm xóa bỏ sử sách nước ta’’ [20, tr. 40]. Đến Mẫu thượng ngàn, nhà văn viết dưới cái nhìn của những kẻ đi xâm lược. Julien nói: “Về thực chất lịch sử chỉ là những cuộc vật lộn khốc liệt giữa các dân tộc mạnh và yếu. Có những dân tộc sinh ra để mà thống trị.’’ [21, tr. 511], và còn nhà dân tộc học René thì lại nói: “chúng ta đi trong lịch sử phải luôn run sợ như đi trên băng mỏng’’ [21, tr. 511].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh (Trang 112 - 116)