Sự dịch chuyển điểm nhìn đa chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh (Trang 94 - 104)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1. Điểm nhìn

3.1.1. Sự dịch chuyển điểm nhìn đa chiều

Có thể nói, sự đan xen và dịch chuyển liên tục điểm nhìn cũng là một cách thức để tạo nên tính phức điệu của tiểu thuyết. Theo đó văn bản nghệ thuật trở thành một cấu trúc đa tầng, có khả năng phá vỡ tính đơn âm và cùng lúc vang lên nhiều tiếng nói khác nhau.

Với sự di động điểm nhìn, từ người kể truyện toàn năng đến người kể chuyện là nhân vật, trọng tâm là tiêu điểm bên trong, tác giả đã đi sâu khám phá ở tầng sâu nhất bản thể con người.

Trong Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa, điểm nhìn luôn có sự thay đổi, dịch chuyển qua các nhân vật và giữa các tuyến nhân vật (sự phân tuyến nhân vật).

Mẫu thượng ngàncó dịch chuyển điểm nhìn đa dạng giữa các nhân vật

với nhau. Ở chương 1 là điểm nhìn của người kể chuyện, nhưng bắt đầu từ chương 2, chúng ta thấy điểm nhìn đã có sự dịch chuyển giữa các nhân vật và được chia làm hai tuyến rõ ràng, đó là: Sự dịch chuyển điểm nhìn trong các

nhân vật người Việt Nam - người chống xâm lược. Và sự dịch chuyển điểm nhìn ở các nhân vật người Pháp - kẻ đi xâm lược và tay sai của Pháp.

Sự dịch chuyển điểm nhìn trong hai tiểu thuyết ở các nhân vật người Việt Nam - người chống xâm lược: đi từ: Người kể chuyện; chuyển sang nhân vật Nhụ, Điều; tiếp tục được chuyển đến nhân vật cụ Đồ Tiết, Trịnh Huyền; sau đó được chuyển đến nhân vật bà ba Váy và kết thúc lại là người kể chuyện.

Ở tuyến nhân vật này, chúng ta thấy điểm nhìn có kết cấu là một vòng tròn kép kín: bắt đầu và kết thúc điểm nhìn đều thuộc về người kể chuyện. Ở tuyến nhân vật người Việt Nam, chúng ta thấy điểm nhìn được bắt đầu từ: Người kể chuyện: “Người đàn ông đang nôn nóng, hối hả, không giấu được vẻ háo hức, sung sướng khi ngắm cánh rừng và nhất là khi ngắm cái hồ lớn, xanh ngắt nằm giữa vòng vây của núi đồi” [21, tr. 9]. “Ông trưởng Kiên, sau khi chôn vợ, nằm liền mấy ngày không dậy nổi. Còn Trịnh Huyền, sau cuộc thổi kèn bất đắc dĩ ấy, thấy thương ông già đầy nghĩa tình với vợ. Trịnh Huyền, trong cuộc đời lang bạt, có học được chút ít nghề thuốc” [21, tr. 22]… Tiếp đến, điểm nhìn được chuyển sang các nhân vật Nhụ, Điều. Tiếp theo là cụ Đồ Tiết, Trịnh Huyền, rồi đến nhân vật bà ba Váy (nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã dành riêng một chương thứ XI và đặt tên chương là: Bà ba Váy kể chuyện và phần thứ 3 trong chương XI là Lời bà ba Váy). “Tôi là con ông Thần Rừng. Gọi thần rừng là vì ông cụ tôi quanh năm suốt tháng sống trong rừng, sống nhờ rừng” [21, tr. 521], “nhà chồng tôi đông người, lại lắm đầy tớ, song người hầu hạ chẳng có nhiều. Ngoảnh đi ngoảnh lại cũng chỉ có tôi và cái Thắm. Con bé thế mà có hiếu. Mẹ nó chết, nó dám tắm táp cho, làm lễ mộc dục, chẳng hề sợ sệt” [21, tr. 573], “từ khi ông lý Cỏn ốm, tôi gửi hết lũ con về cho bà ngoại. Cả cái đĩ Váy, đứa con thứ sáu mới vài tháng tuổi cũng cho cai sữa luôn và ở với bà. Khi ông đốc tờ bảo rằng ông lý uống nước cháo

được, tôi bèn tự tay nấu cháo bón cho ông.” [ 21, tr. 576]. Nhưng đến cuối cùng thì điểm nhìn lại thuộc về người kể chuyện. “Lại nói về đồn điền Messmer. Sau cái đêm con rắn khủng khiếp xuất hiện ở ngôi nhà chính, Julien phải đưa về nhà thương Đồn Thủy. Julien thoát chết nhưng khi trở về đồn điền, tính nết ông hoàn toàn đổi khác. Trước khi ông năng nổ hoạt động bao nhiêu, thì bây giờ ông khép kín và lặng lẽ bấy nhiêu” [ 21, tr. 799], “một bận, Xuân lên núi Mẫu. Nhụ dẫn anh ra khu rừng Báng thăm mộ ông Huyền. Ngôi mộ bà Mùi chỉ chôn chỉ chôn mỗi cái đầu của con người đánh đàn tài hoa. Bấy giời Xuân và Nhụ đã nhận anh em” [ 21, tr. 806].

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa cũng có sự dịch chuyển điểm nhìn đa dạng giữa các nhân vật với nhau: Điểm nhìn được bắt đầu từ người kể chuyện; chuyển sang cho nhân vật Nguyệt, bà vãi Thầm; sau đó là An; sau đó được chuyển sang nhân vật sư cụ; và kết thúc điểm nhìn lại quay về người kể chuyện.

Điểm nhìn được mở đầu từ người kể chuyện: “Đêm nay sư cụ khó ngủ. Trằn trọc mãi, hết trở mình sang trái rồi lại sang phải mà hai mắt cứ chong ra. Đồn tây núi Thằn Lằn, bỗng bắn rộ một tràng súng máy. Tiếng súng xa xé rách đêm vắng làm sư cụ giật mình. Rồi tất cả lại rơi vào im lặng. Hình như ở ngoài vườn chùa có tiếng chân người.” [19, tr. 9]. “Đội Hải chỉ mới làm việc ở PC. Huyện được ba tháng, nhưng đã được đại úy Thalan cho là một sỹ quan mẫu mực.” [19, tr. 181]. Sau đó được nhìn từ Nguyệt: “nhà con phải cấy thuê cho nhà ông lý… năm sào… Nhưng bu con ốm yếu lắm… Việc làm ăn đều ở tay thầy con… Nhưng bây giờ thì… cả thầy cả bu con….” [19, tr. 11]. “Thưa cụ… mọi sự là do bởi ông lý. Trận tây càn ấy người Pháp huy động tới bốn tiểu đoàn. Vì quân Pháp xây bốt trên núi Thằn Lằn, nhưng Việt Minh vẫn hoạt động khắp vùng chân núi….

Sáng hôm ấy, lúc tinh mơ, dân xóm Giếng còn chưa ra đồng, đã nghe thấy tiếng súng nổ đì đoàng ở xóm bên. Rồi khắp làng nháo nhác, tiếng người gọi nhau…” [19, tr. 12]. Nguyệt nhớ lại câu chuyện đau lòng và thương tâm về gia đình mình ở hiện tại. Bà vãi Thầm, như nhìn về cõi âm: “cô Thắm đấy! Cô đang bay vào nhà. Cô ấy vẫn nhởn nhơ như thời con gái. Cái yếm đào này. Chiếc khăn vấn nâu non này. Chiếc hầu bao hoa lý này.” [ 19, tr. 21]. Sau đó, điểm nhìn được chuyển sang An – nhân vật chính trong tác phẩm, nhân vật xưng tôi: “Tôi không ngoan như thầy của tôi, hòa thượng Vô Úy tưởng tượng đâu. Trong tôi có hai con người: một con người khuôn phép, nề nếp, chăm chỉ, biết tuân theo những lời chỉ dạy của thầy khi ở chùa, cũng còn một con người thứ hai, có thể gọi là hoang dã, mỗi khi tôi ra khỏi chùa, sống giữa thế gian.” [19, tr. 106]. “Qua câu chuyện của bà Nấm, tôi mới biết Trắm giúp mẹ con bà Nấm bỏ trốn. Mẹ con bà vào rừng cò, cái hầm bí mật bà biết vì bỏ hoang đã lâu, đã bị sập, không còn dùng làm chỗ trú ẩn được nữa” [19, tr. 580]. Dưới điểm nhìn của cụ Vô Úy, cho chúng ta thấy một cái nhìn về con người cuộc đời dưới góc độ Phật giáo. Và kết thúc câu chuyện, là điểm nhìn của người kể chuyện: “những chiếc đèn đom đóm nhòa đi trong ánh trăng. Khi lũ trẻ đi dưới những lùm cây. Và một đám mây chiều lòng con trẻ xuất hiện trên cao. Trăng chui vào đám mây. Dưới bóng cây, những chiếc đèn đom đóm lúc này bỗng tỏa sáng lập lòe.” [19, tr. 866].

Thủ pháp chuyển dịch điểm nhìn đa chiều của tác giả làm cho người đọc thấy được cái nhìn khách quan, đi sâu vào khám phá từng nhân vật trong tác phẩm. Các nhân vật lần lượt trao điểm nhìn cho nhau để nhìn nhận và đánh giá đối tượng. Vì vậy, trong tác phẩm, nhân vật được hiện lên chân thật và làm cho câu chuyện có được tính khác quan hơn. Đây chính là sự cách tân độc đáo, tạo nên thành công trong hai tiểu thuyết lịch sử Mẫu thượng ngàn

Tiếp theo chúng ta nói đến sự dịch chuyển điểm nhìn ở các nhân vật người Pháp - kẻ đi xâm lược và tay sai của Pháp.

Trong Mẫu thượng ngàn có sự dịch chuyển điểm nhìn đi từ nhân vật Philippe Messmer đến nhân vật Piere Messmer, sang nhân vật đầu bếp Lềnh, đến nhân vật nhà dân tộc học Réné sang nhân vật Julien Messmer.

Trong Đội gạo lên chùa sự chuyển tiếp điểm nhìn đi từ nhân vật Jules sang nhân vật Bernard, đến nhân vật Thalan, sang nhân vật Quản Mật, đến nhân vật Gustave.

Sự dịch chuyển điểm nhìn ở các nhân vật người Pháp - kẻ đi xâm lược và tay sai của Pháp, nhằm đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng thể về văn hóa Việt và người Việt trong con mắt của người Pháp. Hay rộng hơn nữa đó chính là cái nhìn của người phương Tây, đối với người phương Đông. Qua cái nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, của mỗi nhân vật người Pháp có trình độ nhận thức và mục đích khác nhau, ta bắt gặp ở họ cách nhìn và đánh giá khác nhau về nền văn hóa Việt nói chung và về con người Việt nói riêng.

Ngài René de Frometin sang Đông Dương đã được bảy năm. Một thời gian khá dài đối với một người bình thường, nhưng đối với nhà học giả thì vẫn chưa đủ, bởi theo ông nói, còn nhiều thứ để ông phải học quá. Trong quãng thời gian ấy, ngoài làm việc, ông còn học nói được thành thạo hai ngôn ngữ Việt và Mường. Thậm chí ông còn đọc được cả chữ Trung Hoa, một thứ chữ mà Pierre thấy bí ẩn và rắc rối, cứ như thứ chữ vẽ bùa’’ [21, tr. 189]. Vậy là nhà dân tộc học René đến với Việt Nam vì sự đam mê, lòng khám phá. Vì sự hiếu kỳ trước những cuốn sách mà nhìn vào, ta chỉ thấy những nét vẽ ngoằn ngoèo như vẽ bùa, vì những gì tốt đẹp trong quá khứ cũng như trong tương lai mà không ai hiểu nổi, đồng thời ông nhận thấy văn hóa Việt có một sức sống mãnh liệt.

Trong những cuộc nói chuyện với Pierre, ông luôn đứng về phía dân tộc ta và bênh vực cho đất nước có nền văn hóa bí ẩn mà ông say mê này.

Pierre hỏi René:

- Người ta sang Đông Dương để làm giàu. Còn ông, không kinh doanh sao có thể làm giàu.

- Tôi cũng làm giàu thêm nhiều chứ. Tôi tự làm giàu cho kho tàng kiến thức cá nhân. Chúng ta vẫn lớn tiếng nói với thế giới rằng: “Chúng ta sang xứ Bắc Kỳ này là để khai hóa cho người An Nam còn chìm trong bóng tối. Đấy là ý kiến của các nhà thuộc địa. Còn tôi, tôi không đi khai hóa, tôi sang đây để học làm giàu cho riêng mình. Ý kiến này có vẻ vị kỷ đấy. Nhưng với tôi nó thích hợp.’’ [21, tr. 189].

Còn dưới con mắt Pierre Messmer, nền văn hóa Việt nói riêng và nền văn văn hóa phương Đông lại vô cùng đẹp với cảnh sắc và cả con người, anh ta nói với Julien: “Tôi ư? Tôi là thứ chim lạc loài. Tôi đến sứ này. Tôi ở lại đây. Sở dĩ thế vì tôi thấy nó đẹp. Tôi bị cuốn hút bởi cái đẹp mê hồn của xứ nhiệt đới và tôi muốn tôn vinh cái đẹp phương Đông ấy. Tôi không tin ở sức mạnh’’ [21, tr. 429].

Nhà dân tộc học René nhìn thấy vẻ đẹp: “Mùa xuân ở đây có vô vàn loài hoa. Rừng nhiệt đới rất nhiều phong lan. Có khu rừng nguyên sinh, cây vươn lên rất cao; và tất cả các cây cao ấy, ngọn nào cũng có phong lan’’ [21, tr. 191]. Đó là vẻ đẹp của xứ nhiệt đới.

Thì: “Julien cau mày:

- Cái đẹp nhiệt đới ư? Phương Đông kỳ ảo ư? Tôi nghi ngờ những điều đó. Ở đây có rất nhiều điều làm tôi ngờ vực’’ [21, tr. 439]. Khi Julien lại luôn nghi ngờ vẻ đẹp của xứ sở này, anh ta mỉa mai và cho rằng đây chỉ là một dân tộc man di, lạc hậu khi nhìn thấy các buổi lên đồng ở đền Mẫu.

Gustave cũng với cai nhìn với con mắt đầy nghi ngờ về con người và xứ sở Đông Dương: “liệu ta có tin cậy, được những người bản xứ này

không. Phần lớn họ là người công giáo, họ thành tâm theo người Pháp, nhưng đằng sau những con mắt như u buồn kia, không biết là những ý nghĩ gì.’’ [19, tr. 198]

Với cái nhìn của Thalan, cũng giống cái nhìn của Julien, nhưng cái nhìn của Thalan khá sắc sảo nhìn thấy được ý trí của người Việt ta: “Nhà trường người ta dạy làm chiến tranh khác, còn ở Việt Nam chúng ta lại đối mặt với cuộc chiến tranh hoàn toàn khác. Ở đây không có mặt trận, chiến tranh xảy ra ở mọi lúc mọi nơi, ở đây không có những chiến binh. Một người đàn bà, một đứa trẻ ngây thơ có thể giết chúng ta. Ở đây không chỉ đàn ông cầm súng mới là kẻ thù. Ở đây chúng ta có thể chết vì hố chông vì một cây gậy tre vót nhọn. Ở đây kẻ thù ở lẫn với ta’’ [19, tr. 44].

Trong cuộc chiến “chinh phục’’ này, đối với Lý Phượng nhìn người dân thì: “ở nhà quê khó lắm. Chú liệu mà làm việc, đối xử. Ở làng không giống ở thành phố đâu. Phải biết lúc rắn lúc mềm. Phải biết ngọt nhạt, thớ lợ. Phải biết lạt mềm buộc chặt’’ [19, tr. 147]. Còn Bernard thì lại khác hẳn: “Công việc chính của ông là bình định. Phải làm sao cho dân trong vùng phải hoàn toàn phục tùng nước Pháp. Mềm dẻo ư? Đó có thể là chuyện về sau. Còn thoạt kỳ thủy đó là chuyện cứng rắn, đó là máu lửa và sắt thép. Hãy bắn cho tan sọ bọn Việt Minh. Hãy đánh gục bọn cứng đầu cứng cổ’’ [19, tr. 147].

Từ điểm nhìn này, chúng ta thấy được người Pháp - đại diện cho nền văn minh phương Tây hiện đại, là đại diện của những nhân vật đưa ra những đánh giá, nhận xét như thế nào về văn hóa Việt và người Việt. Cho người đọc thấy được cái nhìn khách quan không hề phiến diện.

Như vậy, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã tạo ra được sự dịch chuyển điểm nhìn nhằm để tất cả các nhân vật đều được cất lên tiếng nói, suy nghĩ của mình, đảm bảo sự công bằng trong cảm nhận và đánh giá. Sự dịch chuyển điểm nhìn này đã tạo nên hiệu quả đa giọng điệu trần thuật bao gồm các giọng

như: giọng triết lý suy tư, giọng trữ tình sâu lắng, giọng ngợi ca ngưỡng mộ, giọng hài hước châm biếm...

3.1.2. Điểm nhìn ở ngôi thứ ba

Trong lịch sử tiểu thuyết lịch sử, hiện tượng trần thuật từ ngôi thứ ba vô nhân xưng là chủ yếu. Với cái nhìn như thế, quan điểm về lịch sử của tác giả thường trùng khít với quan điểm chung của cộng đồng. Tiểu thuyết lịch sử “trước hết là tiểu thuyết”, trong Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa,

Nguyễn Xuân Khánh đã tạo ra sự đột phá bằng cách xây dựng điểm nhìn. Trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa, chúng ta thấy một phong cách vừa mực thước lại truyền thống ở Nguyễn Xuân Khánh. Điều này hoàn toàn có lý bởi trong Mẫu thượng ngàn là trần thuật theo điểm nhìn của tác giả - người kể chuyện ở ngôi thứ ba - với người kể chuyện giấu mặt dường như xuyên suốt tác phẩm. Ở điểm nhìn này, người kể chuyện khuất trong bóng tối, có vẻ như ngoài cuộc nhìn thấu tất cả - hay chính là: “người biết tuốt” - đây chính là cách kể truyền thống.

Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Ở

hai tiểu thuyết này, chúng ta thấy nhà văn đã thành công trong việc xây dựng nhiều điểm nhìn khác nhau. Tiểu thuyết lịch sử thường rất ít có người kể chuyện xưng “tôi”. Cho đến những năm đầu đổi mới, chúng ta mới thấy xuất hiện nhân vật xưng “tôi” trong tiểu thuyết lịch sử. Tìm hiểu hai tiểu thuyết này, chúng ta thấy nhà văn đã để cho cả người kể chuyện và nhân vật của mình xưng “tôi”.

Trong Mẫu thượng ngàn: ở chương XI: tên chương là bà ba Váy và trong chương là chính là nhân vật bà ba Váy kể chuyện, và có hẳn một phần tác giả để “Lời bà ba Váy” trong phần thứ ba của chương XII.

…Tôi đã có con, và có rất nhiều con với ông Lý…” [21, tr. 528]. “…Sau khi tôi sinh được con trai, rồi tiếp sau đó…” [21, tr. 530].

“…Sau đám hỏa thiêu, chồng tôi, ông lý Cỏn kêu nóng ầm ĩ, rồi cắm cổ chạy vào rừng…” [21, tr. 571].

…Tôi đã tìm thấy ông ở một vạt cỏ cạnh dòng nước…” [21, tr. 572]…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh (Trang 94 - 104)