1.2.2 .Tự do ý chí conngười của Schopenhauer
1.2.3. Ảnh hưởng từ âm nhạc của Richart Wargner
Nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng, đạo diễn kịch và nhà lý luận âm nhạc người Đức Richard Wagner sinh ngày 22/5/1813 ở khu buôn bán “Zum roten und weißen Lưwen” ở thành phố hội chợ Leipzig. Cuộc đời Richard Wagner đầy sôi động với những thăng trầm khi ông là người tiên phong dùng kỹ thuật chất nửa cung (chromatism), cấu trúc đối âm (contrapuntal). Điều đó đã tạo ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền âm nhạc châu Âu.Trong phong cách âm nhạc của mình, Richard đã thể hiện những quan điểm khác nhau về chế độ xã hội thời ơng sống, đó là sự kỳ thị của một người đàn ông sinh ra trong một gia đình nghèo.Wagner là người quan tâm nhiệt tình đến trạng thái tâm lý cao đạo kiểu tư sản của người Đức dành cho Chúa, Vua và đế chế.F.Nietzsche vàWagner quen nhau khi còn học tại trường đại học Lepzig. F. Niezsche là người cho rằng Wagner đã đem lại ý tưởng về “super man” (siêu nhân).
Quãng thời gian sống tại Thụy Sĩ, âm nhạc của Wagner thể hiện được tư tưởng tự do, chống lại những quan niệm cổ hủ trong xã hội bấy giờ và người nhạc sĩ đã đem đến cho thính giả một dòng nhạc đầy sức sống mãnh liệt với niềm vui tươi mới. Tác phẩm Tristan của Wagner là tác phẩm đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho F. Nietzsche, nó đã dựng nên một con người nghị lực phi thường, xoa dịu những vết thương trong tâm hồn ông, đem đến cho ông những khát vọng về về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Những u uất, bi thương mà Schopenhauer đề cập trong tác phẩm của mình đều được bản nhạc của Wagner xoa dịu, nó làm mờ đi những vết đen tối trong bức tranh bi ai về cuộc đời. Tác phẩm âm nhạc của Wagner thời kỳ này là sự hòa hợp giữa thi ca – âm nhạc và cuộc sống. Âm nhạc đó chuyển hóa ý chí khát vọng thành sức sống cho con người. Wagner cho F. Nietzsche thấy trong xã hội đầy rẫy những luật lệ khắt khe nhưng con người vẫn luôn đấu tranh vươn lên thể hiện tình yêu với cuộc sống. Nhà triết học trẻ F.Niezsche tìm thấy và ngưỡng mộ con người lý tưởng lẫn con người nghệ sỹ trong Wagner.Thậm chí, đối với F.Niezsche thì Wagner đứng ở vị trí thứ hai sau nhà triết học Schopenhauer. F.Nietzsche nhìn thấy trong Wagner hình bóng người anh hùng của Dionysus… Vào năm 1873, F.Nietzsche đã viết cho Wagner rằng ơng khơng cịn tin tưởng bất cứ điều gì thành thật ở trong con người Wagner nữa. Cuộc tan vỡ này được ấn định chính thức vào 9 năm sau, khi F.Nietzsche đến nghe vở “Parsifal”, thứ mà ông gọi là đạo Cơ đốc được cải biên cho những người hâm mộ Wagner. F.Nietzsche biết rằng Wagner là một người theo thuyết vô thần nhưng điều đó đã thay đổi hoàn toàn khi Wagner lấy Cosima. F.Nietzsche mặc dù có quan hệ rất thân thiết với Wagner nhưng vẫn cứ hoài nghi về tín ngưỡng của Cosima. Đó khơng cịn là điều bí mật bởi F.Nietzsche đã biên tập rất nhiều bức thư bút chiến chống đạo Cơ đốc của Wagner. F.Nietzsche vốn thấu hiểu Wagner hơn bất kỳ ai, nên đã cảm nhận sự cơ hội chủ nghĩa và thiên về tín ngưỡng trong “Parsifal”. Wagner là người
quan tâm nhiệt tình đến trạng thái tâm lý cao đạo kiểu tư sản của người Đức dành cho Chúa, Vua và đế chế. F.Nietzsche biết rằng đó là sự ngượng ngùng của Wagner nhằm thỏa mãn công chúng và thứ tâm lý số đơng. Và đó là đoạn kết của một tình bạn đẹp. Wagner có thể sau này đã sống rất lâu nhưng F.Nietzsche thì nghiền ngẫm về sự thất vọng và lưu giữ phần nào sự tin tưởng về việc có khả năng đóng góp vào cuối sự nghiệp.