.Nietzsche về bản chất hiện thực của con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về con người trong triết học của friedrich wilhelm nietzsche (Trang 48 - 65)

Để xác định được con người là chủ thể của những giá trị đạo đức, F.Nietzsche đã đưa ra tuyên bố gây chấn động lịch sử triết học khi ông viết tác phẩm Zarathutra đã nói như thế. Mượn lời nhân vật Zarathutra,

F.Nietzsche tuyên bố “Chúa đã chết” đểchống lại Kitô giáo đồng thời chống lại đạo đức thế tục, để từ đó xây dựng nên quan niệm giá trị mới, dùng siêu nhân sáng tạo thay thế hình ảnh của Chúa. Trong tác phẩm Zarathutra đã nói

như thếF.Nietzsche đã miêu tả nguyên nhân Chúa chết bằng sự việc khi

Chúa còn trẻ, vất vả cực khổ nhưng luôn mong muốn trả thù những tội ác mà người khác đem đến cho Chúa, về sau này càng già, người càng ơn hịa và từ bi hơn, cuối cùng vào một ngày vì Chúa có q nhiều thơng cảm, không chịu đựng nổi khi nhìn thấy sự đau khổ của nhân gian nên đã chết trong ngột ngạt. Có thể hiểu đơn giản theo nghĩa rằng chính tình u của Chúa đối với con người đã biến cuộc sống của Chúa trở thành địa ngục. Nhưng ý nghĩa của câu nói ấy thường bị hiểu sai, nhiều người hiểu theo nghĩa đen rằng F.Nietzsche tin vào cái chết hoặc sự kết thúc của Thượng đế. Nhưng thực ra, câu nói ấy hướng sự chú ý vào chỗ dựa của thế giới phương Tây, vào tôn giáo như một nền tảng đạo đức và cội nguồn của ý nghĩa cuộc sống. Ơng nhanh chóng phát hiện ra khiếm khuyết của mọi đạo đức. Nó thể hiện ở việc hạn chế sức mạnh và vẻ đẹp tuyệt vời của con người.Do đó, tơn giáo chỉ là sản phẩm của những kẻ bệnh tật, hèn yếu, khơng có can đảm đấu tranh, sống cuộc sống hiện sinh ở đời này nên mới tạo ra những giá trị yếm thế, chối bỏ cuộc hiện sinh để mưu cầu cuộc sống hạnh phúc ở đời sau.

Đứng về phía người cùng khổ đáng ra phải là sự cứu cánh, nhưng cách các tơn giáo hiện thời khơng dám đối diện với chính mình mà muốn duy trì

sức mạnh lãnh đạo, sự ảnh hưởng trên con người, đã khiến ông quá thất vọng. Ơng coi Kitơ giáo là chân lý của kẻ yếu đuối và là một thứ duy đạo đức hiền lành. Thế giới mà Kitơ giáo sống tồn những tưởng tượng, thấp kém, bóp méo và phủ định thế giới thực mà con người cần phải trung thành vì cả đạo đức học và tơn giáo đều thiếu điểm gặp gỡ thực tế. Thế giới sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, F.Nietzsche thể hiện một nỗi sợ hãi rằng sự suy giảm của tôn giáo, sự tăng trưởng của chủ nghĩa vô thần, và sự thiếu vắng của một nền đạo đức cao hơn. Thế giới Phương Tây đã phụ thuộc vào những lề luật của Chúa trong hàng ngàn năm, lề luật ấy làm cho xã hội có trật tự và cuộc sống có ý nghĩa. F.Nietzsche cho rằng xã hội sẽ rơi vào một kỷ nguyên hư vô chủ nghĩa. Mặc dù về nguyên tắc F.Nietzsche bị xem như một người theo chủ nghĩa hư vơ, nhưng chính ơng lại hay phê phán chủ nghĩa đó và cảnh báosự chấp nhận chủ nghĩa hư vô sẽ nguy hiểm.

"Thượng Đế chết" là một hệ quả tự nhiên và hợp luân lý của thế giới quan siêu hình và tơn giáo đã được chấp nhận trong lịch sử văn hóa phương Tây.Con người đi lùi với lịch sử là do đạo đức Kitô giáo cổ vũ việc an tâm với hiện trạng, nghe theo số mệnh, không cầu tiến. Những con người bị Kitô giáo thuần phục ngày càng trở nên nhu nhược, không giúp họ trở nên kiên cường hơn. Các nhà triết học từ thời Hy Lạp cổ đại đến Descartes và Spinoza đã cho thấy việc xây dựng triết học là sự đảo ngược các giá trị thay thế cho cái trật tự có vẻ hợp lý của thế giới: “Nghiêm túc mà nói, có nhiều lý do chính đáng để tin rằng lối ăn nói giáo điều trong triết ho ̣c , dù có khốc vào cái vẻ long tro ̣ng, quyết đoán, vẫn chỉ có thể là trò vui ngây thơ của trẻ con s ơ ho ̣c mà thơi ; có lẽ đã đến lúc một lần nữa người ta cần phải vỡ ra cái điều đã thành tựu làm nền tảng cho tòa nhà triết học uy nghiêm tuyệt đối mà bấy lâu nay những kẻ giáo điều đã gia công xây đắp, - mô ̣t loa ̣i mê tín quần chúng nào đó có từ vô thủy (như mê tín về linh hồnchẳng ha ̣n, mô ̣t loa ̣i mê tín về cái tôi,

về cái chủ thể , mà ngày nay chưa hết đảo điên ), có thể là một trị xảo lộng ngơn ngữ nào đó, mô ̣t sự mê lầm nào đó mà văn phạm cú pháp gây ra, hoă ̣c là mô ̣t sự khái quát hóa liều lĩnh từ những sự kiê ̣n hết sức ha ̣n he ̣p , chủ quan và rất đỗi con người” [27, 8-9]. Chính con người đã xóa bỏ cái thế giới chân lý ấy. Cái thế giới với hình tượng cao nhất là Thượng đế đã chết, tức là cái thế giới ấy đã bị xóa bỏ. Thế giới của những bề ngồi cùng với thế giới chân lý đã bị xóa bỏ, biến mất thế giới còn lại cho chúng ta là thế giới thực tại. Đã đến lúc con người được quyền tháo gỡ những quan niệm niềm tin đè nén con người bấy lâu nay. Khơng ai có thể nhân danh bất kỳ cái gì đó khơng có mặt trên trần gian để phán quyết con người trừ chính bản thân con người.

F.Nietzsche phê phán đạo đức Kitô giáo đã biến con người thành con vật, đánhmất nhuệ khí, trở nên tầm thường chỉ biết nghe theo số phận, sống khơng có mục đích và khơng biết tự bảo vệ mình, ơng viết: “Có những thứ luân lý phải biê ̣n hô ̣ cho tác giả của nó trước những kẻ khác ; có những thứ luân lý khác nữa phải xoa di ̣u và khiến hắn hài lòng; với thứ luân lý khác, hắn tự đóng đinh câu rút bản thân hắn trên thâ ̣p tự giá và tự lăng nhu ̣c ; với những thứ luân lý khác nữa, hắn muốn trả thù, muốn ẩn nấp, muốn hóa thân và thoắt hiê ̣n nơi chóp đỉnh tít tắp mù khơi ; luân lý này giúp kẻ sáng ta ̣o ra nó lãng quên; luân lý kia giúp tác giả của nó tự quên đi bản thân hoă ̣c quên những gì thuô ̣c về bản thân hắn ; nhiều nhà luân lý ho ̣c muốn người khác hiểu mình thông qua luân lý mà chính ho ̣ đă ̣t ra : “điều đáng tôn tro ̣ng ở tôi là tôi biết vâng phu ̣c – và đối với tôi cũng như đối với anh , sự viê ̣c phải như thế, không khác” [27, 131]. Con người khơng thể chờ đợi và tìm đến ảo ảnh của thế lực bên ngồi, con người phải tự đứng lên bằng chính năng lực của mình, trách nhiệm và sự chọn lựa của bản thân. Con ngườikhơng nên tự ràng buộc mình với cái gọi là đạo đức, vì đó là những lược đồ bịa đặt, tầm thường, được gán ghép cho hiện thực một cách trái ngược với bản chất của nó.

Khi khơng cịn Chúa nữa thì mọi giá trị đều do con người dựng nên, con người tự đánh giá và tìm tịi ý nghĩa cuộc sống cho chính mình. F. Nietzsche nói: “Chúng ta cần phải thoát khỏi đạo đức để có thể sống một cách đạo đức, chúng ta cần phải vứt bỏ đạo đức để quán triệt ý chí đạo đức của chúng ta” [Dẫn theo 1, 111]. Thượng Đế được xem như là vô giá trong văn minh và văn hóa Tây phương, vốn là nguồn cội lòng tự hào của con người, và nếu Thượng Đế khơng cịn nữa, tất cả sẽ bị phá hủy bởi một thời đại tàn bạo. Từ các dữ kiện khoa học sẵn có cho thấy con người bây giờ khơng cịn là trung tâm của cái gì ngồi cuộc đời của chính họ, khơng có bằng chứng gì chứng tỏ những thế lực siêu nhiên lo lắng chăm sóc cho số phận của con người. Thế giới thiên nhiên khơng có cấu trúc nhằm mục đích để lo cho sự an sinh của con người hơn là các lồi vật khác. Hồn tồn khơng có bằng chứng nào để chúng ta có thể kết luận lạc quan kiểu đó. Theo Darwin con người cũng giống như các lồi vật khác và trong vũ trụ khơng có luật lệ cần thiết nào để bảo đảm sự tiến bộ trong tương lai. Cái chết của Thượng Đế và sự phát sinh của chủ nghĩa hư vô, là do kết quả của một những luật lệ về những định chế mà người phương Tây tạo dựng ra kết quả đem lại phải đưa đến những gì có giá trị hơn cho nhân loại nhưng trái lại nó tạo ra một hố thẳm về mặt văn hoá. Sự sụp đổ của ý niệm Thượng Đế mở ra những sức mạnh tàn hại khốc liệt cho văn hóa nhân loại. Những gì mà chúng ta tự hào về con người đang bị tàn phá sụp đổ mà chưa có hệ thống giá trị nào thay thế.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến quá trình đi tìm lại các giá trị đạo đức của F.Nietzsche chính là vấn đề của triết học đương thời. Các nhà triết học cũng góp phần nghiên cứu những vấn đề đạo đức học, bắt nguồn từ luận điểm trung tâm của đạo đức trong triết học. Những quan điểm đạo đức được xây dựng, đă ̣t nền móng từ thời Plato, Aristot đã bi ̣ su ̣p đổ. Hay các nhà triết học đương thời vẫn cố xây dựng đ ạo đức thành mô ̣t môn khoa ho ̣c , mô ̣t

học thuyết về các mơ hình đạo đức nhưng các triết gia chỉ đang bàn về đ ạo đức với sự hiểu biết sơ sài của ho ̣ về những chứng cứ của đ ạo đức. Những quan niệm cũ đó khơng cho phép con người phát triển những khả năng bẩm sinh của mình, làm hạn chế sức mạnh và những phần đạo đức tốt đẹp bên trong con người. Trong quá trình hình thành những quan điểm về đạo đức con người có thể thấy ba khuynh hướng nghiên cứu của F.Nietzsche như là: thứ nhất, phê phán đạo đức đương thời, chủ nghĩa phi đạo đức và chủ nghĩa hư vơ được hình thành nên từ sự phê phán nền luân lý hiện tại. Con người chính là kẻ sáng tạo ra thiện ác , sáng tạo ra luân lý , sáng tạo ra tôn giáo . Nhưng rồi từ chủ thể, chủ nhân, con người la ̣i trở thành kẻ nô lê ̣ bi ̣ tuân phu ̣c theo những gì do chính mình đặt ra . Cái vịng thiện ác và sự ảo tưởng về một thế giới bên kia với sự giải thoát tốt đe ̣p, cuô ̣c đời mơ ước chỉ d ành cho những ai xứng đáng được mô ̣t đấng tối cao trao cho . Vâ ̣y là con người từ tư cách là mô ̣ t người chủ nhân cho cuô ̣c đời , cho sự tồn ta ̣i của bản thân trở thành mô ̣t con rối, bị thao túng bởi luân lý, bởi thiê ̣n ác và được tưởng thưởng bởi mô ̣t người khác, mô ̣t thế lực siêu nhiên khác với thứ tưởng thưởng không có thật.Thứ hai, là đánh giá lại những giá trị của con người hiện tại đồng thời thể hiện khát vọng quyền lực của con người khi F. Nietzsche đi đến khẳng định sự tự do của con người, sự tự do ấy theo tinh thần chủ quan của mình. Con người có quyền lựa chọn bất cứ cái gì và hoạt động theo những gì mình lựa chọn, đó chính là tự do. Chủ nghĩa hiện sinh đã gắn liền tự do với chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đưa tự do đến tuyệt đối, khiến mỗi cá nhân như sáng tạo ra vận mệnh của mình tự do định đoạt số phận của mình mà khơng hề bị lệ thuộc bởi bất kỳ những quy định xã hội nào. Thứ ba là đưa ra những nội dung của khát vọng quyền lực cá nhân mà động lực chủ yếu thúc đẩy con người là ý chí sống (bản năng địi được sống), với ý chí sống con người khơng cịn lựa chọn nào khác ngoài việc phải bảo tồn sự sống, tránh đau khổ và tìm kiếm lạc thú. Vì thế, con người không nhất thiết phải chịu trách nhiệm về những hành vi

của mìnhF. Nietzsche cho rằng, tất cả hành động của con người (thiện hay ác) đều ẩn chứa đằng sau đó tính vị kỷ, mang động cơ cá nhân, là sự thỏa mãn một ước muốn.Những hành động mang tính vị tha thì gốc rễ của nó vẫn là những động cơ cá nhân. Vớiông, hành động xuất phát từ con người thì bao giờ cũng là hành động đúng vì ở đó ln ln là sự thỏa mãn ước muốn của chính chủ thể, việc đánh giá hành động đó là thiện hay ác chỉ là tấm áo choàng che phủ nguyên nhân ở bên trong. Cứ thế con người chúng ta tự xây dựng, tự chứng minh và ảo tưởng với nhau cho mô ̣t tượng đài của cái thiê ̣n cao nhất hay là chúng ta cho đó là thiê ̣n cao nhất và đối lâ ̣p với nó sẽ là tượng đài của cái ác . Chúng ta tự tạo nên hàng rào xung quanh bản thân mình , tự khu biê ̣t bản thân với thế giới trong mô ̣t khu vực nhỏ he ̣p của thiê ̣n và ác . Trong lũ người đó phần đông sẽ chen chúc nhau tiến đến, đi gần đến với hàng rào thiện. Họ xa lánh, tránh xa hàng rào ác . Thâ ̣m chí ho ̣ có thể chen lấn , xô đẩy nhau để đến với cái thiê ̣n gần nhất và cũng trong khi đó trong hàng triê ̣u người có người sẽ bi ̣ đẩy đến với cái ác . Người ta hướng đến cái thiê ̣n , làm viê ̣c thiê ̣n, suy nghĩ thiê ̣n , yêu cái thiê ̣n , đi đến với cái thiê ̣n cao nhất , hoàn mỹ nhất. Con người chối bỏ cái ác , căm ghét cái ác , diê ̣t trừ cái ác, xua đuổi cái ác. Và rồi như một quy luật ràng buộc , mô ̣t sự phát triển theo mô ̣t lẽ nào đó là tự nhiên ta hiểu thiê ̣n là tớt, là có ích lợi, là mang lại cảm giác dễ chịu và tất cả những gì ngược với nó là cái ác.

Khi nghiên cứu những giá trị đạo đức cổ truyền F. Nietzsche đã thấy rằng nền đạo đức cổ truyền không hướng đến những giá trị hiện sinh, hay khơng phát triển những đức tính của con người trần thế, nền đạo đức hiện tại của nhân loại đang tồn tại nhiều hạn chế, nó kìm kẹp sức mạnh của con người, khơng nhận ra những giá trị, vẻ đẹp bên trong con người. F.Nietzsche cho rằng đạo đức là một vấn đề một nhiệm vụ đòi hỏi các nhà triết học nên tập trung nghiên cứu vào đạo đức như một hạt nhân của triết học. F.Nietzsche chỉ

ra rằng phải làm sáng tỏ cho bản thân và chỉ ra vấn đề đạo đức, ơng coi đó là nhiệm vụ mới và quan trọng nhất, và ông nhận thấy vấn đề này chưa được giải quyết trong đạo đức trước kia. F.Nietzsche đã nhận thấy những hạn chế của những giá trị đạo đức hiện tại. Những gì đạo đức hiện tại đang làm giảm đi sức mạnh cá nhân và làm mất đi vẻ đẹp của con người. F.Nietzsche phê phán khá mạnh các tệ đoan của lịch sử và của xã hội thời đại ông. Triết học của ông yêu cầu lật đổ ngẫu tượng, đánh giá lại mọi giá trị, phát huy tối đa sức sống cũng có ý nghĩa rất tích cực.Chúng ta khơng thể đặt cuộc sống của chúng ta trên những hệ thống giá trị mà nền tảng của chúng khơng được cơng nhận. Nó làm cho cuộc sống của chúng ta thành hư giả. Chúng ta phải tìm nền tảng mà chúng ta thực sự đặt niềm tin vào đó để hậu thuẫn cho những giá trị; hoặc nếu không chúng ta nên từ bỏ những giá trị này và tìm những giá trị khác mà chúng ta thật lịng tán thành.Vì lý do đó F.Nietzsche đã đặt ra vấn đề đánh giá lại mọi giá trị.

Triết học truyền thống đều lấy lý tính quan sát vũ trụ, xem xét cuộc sống, và lấy hình thức suy diễn logic xây dựng hệ thống, lấy lí tính ràng buộc mọi vật. F.Nietzsche cho rằng siêu hình học truyền thống đã và đang mắc những sai lầm do chủ nghĩa duy lý chi phối dẫn đến sự hạn chế đã bóp chết bản năng và sức sống phi lý tính độc đáo của mỗi cá nhân. F.Nietzsche khơng đồng ý với ý kiến đó, cho rằng con người khơng phải là máy móc, sự tồn tại của con người luôn biến động, phát triển, cịn hệ thống có tính khép kín. Chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về con người trong triết học của friedrich wilhelm nietzsche (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)