Khát vọng quyền lực không phải là mong muốn, ý thích, định hướng vào mục đích mà đây là biểu hiện của sức mạnh của cảm xúc. Ý chí của F.Nietzsche là ý chí cương quyết đặt mình làm trung tâm và làm quan điểm nhìn nhận xã hội. Đây là ý chí thống trị của những người thuộc tầng lớp thống trị trong xã hội. Khát vọng quyền lực là đặc điểm của vạn vật, của mọi người, mạnh cũng như yếu. Những người yếu đuối thường chiến thắng những người
mạnh mẽ nhờ số đông, sự giả nhân giả nghĩa và xảo quyệt của mình. F.Nietzsche ln khẳng đi ̣nh con người cần phải thể hiê ̣n được ý chí khát vo ̣ng quyền lực của mình vì con người đang sống và vì theo ơng đời sống chính là ý chí khát vọng quyền lực.
F.Nietzsche gắn liền ý chí với hiện tượng cuộc sống một cách kiên quyết và khăng khít hơn so với Schopenhauer. F. Nietzsche khơng những coi ý chí quyền lực là động cơ mang tính quyết định của hoạt động và là năng lực chủ yếu của con người, mà cịn áp dụng nó vào bản thân cuộc sống. Như Schopenhauer, F.Nietzsche cũng cho rằng ý chí là b ản chất của con người và thế giới. Tư tưởng về thế giới của Schopenhauer đã ảnh hưởng nhiều tớiF. Nietzsche.
Schopenhauer cho rằng, “thế giới là biểu tượng của tôi”, và “biểu tượng của tôi” sẽ không giống “biểu tượng của bạn”. Cũng tương tự như quan điểm của Aristot khi bàn về đức hạnh: mặc dù đức hạnh là trung dung nhưng sự trung dung của đức hạnh ở mỗi người là khác nhau, cũng khơng có sự trung dung chung cho mọi hành vi nhưng thay đổi tùy người và tùy hoàn cảnh. Nhưng nếu Schopenhauer cho rằng cái ý chí đó là vật tự tại ở bên ngồi hiện tượng thì F.Nietzsche cho rằng ý chí hiện hữu trong thế giới hiện tượng, hiện hữu trong hoạt động cụ thể của con người. Từ đó F.Nietzsche đưa ra khái niệm ý chí quyền lực (nguyên văn tiếng Đức là “Der Wille Zur Macht”)“Đời sống chính là ý chí khát vọng quyền lực” [27, 28], “cuối cùng nếu như có thể giải thích được tồn bộ đời sống bản năng của chúng ta là hệ quả của sự hình thành và phân cành tách nhánh của một hình thái căn bản của ý chí – tức là của ý chí khát vọng quyền lực” [27, 64], hay “thế giới nhìn từ nội tại, thế giới mà chúng ta định nghĩa và định danh dựa trên tính cách minh bạch của nó – chính là ý chí khát vọng quyền lực và khơng là gì khác hơn” [27, 64] đây là ý chí biểu hiện, giải phóng, cải tạo, tăng cường bản thân sức sống. F. Nietzsche
không chỉ chịu ảnh hưởng tư tưởng “ý chí” u tối của Schopenhauer mà cịn phát triển ý chí đó ở một tầm mức cao sâu hơn, ý chí u tối mù mịt trở thành ý chí hùng cường đem lại sức mạnh, tự do và tự chủ tuyệt đối cho mỗi con người. Chính vì vậy mà ý chí quyền lực là động lực, là tiêu chuẩn cho mọi nhận thức và hoạt động của con người. Sự sống của con người nằm trong chính con người, ở chính ý chí quyền lực chứ khơng phải do một thế lực siêu nhiên hay một bàn tay vơ hình nào đó quyết định. Mọi thứ tồn tại, mọi quá trình phát sinh đều là biểu hiện của ý chí quyền lực, sự khác nhau giữa chúng chỉ là sự khác nhau về ý chí quyền lực, tức là độ mạnh, yếu. Vì thế nên vũ trụ, quá trình của cả vũ trụ là sự tranh giành ý chí quyền lực, như F.Nietzsche đã viết: “Chỉ nơi nào có đời sống, nơi đó mới có ý chí: khơng phải ý chí khao khát sự sống, nhưng là ý chí cường lực, như ta đã giảng dạy cho mi” [26,198]. Sự tồn tại của con người và thế giới không phải là để giữ, bảo tồn bản ngã mà nó là sự vượt qua, sáng tạo bản ngã. Mọi hoạt động trong cuộc sống khơng cịn là cái bị ấn định, an bài trước đó mà là do chính bản thân con người sáng tạo, tạo ra chính giá trị của bản thân mình, con người khơng cịn là người bị ý chí chi phối như theo Schopenhauer, hay bị “thần thánh” siêu nhiên nào chi phối cuộc sống. Và như thế cuộc đời con người tuy có đau khổ, bi kịch nhưng không đáng để bi quan mà phải là sự vượt qua, sáng tạo. Cuộc sống của con người, mọi thứ trên thế giới này phải do chính con người hăng hái, phấn đấu, sáng tạo chứ không phải đã được sắp xếp sẵn. F.Nietzsche đã từng than phiền về tình trạng sống vơ vị, lối sống vơ bổ của những người thời đại đó khi tơn giáo bao chùm lên đời sống người dân, và có thể dễ dàng nhận thấy đó là bầu khơng khí bi quan, dựa dẫm vào những thế lực bên ngoài. Khi con người sống trong những khổ đau mệt mỏi ông gọi đó là tình trạng hư vơ chủ nghĩa, thời đại của chủ nghĩa hư vô. F.Nietzsche quy chủ nghĩa hư vô châu Âu về một số luận đề cơ bản vàbổn phận của ông là tuyên bố chúng một cách dữ dội, khơng
suy thối hồn tồn của ý chí đang chống lại tồn tại. Ơng ln mong muốn thay đổi mọi thứ, kiến tạo những giá trị mới, tạo nên lớp người tự do, có thể tự đặt ra giá trị cho bản thân mình.
Ý chí quyền lực có nghĩa là gì? Nó hồn tồn khơng phải là con người muốn có quyền lực khơng phải là con người muốn hay tìm kiếm quyền lực như một mục đích, và quyền lực cũng khơng phải là động cơ của nó. F.Nietzsche cho rằng ý chí quyền lựcdo chính ơng tạo ra và đưa vào trong triết học là một khái niệm hồn tồn mới. Ý chí quyền lực là ý chí giải phóng, đó là học thuyết đích thực về ý chí và về tự do, đó là sứ giả của niềm vui, là bản thân sự vui vẻ. Niềm vui sáng tạo ra các giá trị mới.Đối với F.Nietzsche, đời sống này chính là nơi tập hợp các giá trị tối cao, phải tìm các giá trị đó trong chính bản thân đời sống chứ khơng phải ở bên ngồi hay đằng sau nó. Thực hành triết lý của Dionysos con người có thể tìm thấy niềm vui và sáng tạo ngay trong chính cuộc đời này.Theo F.Nietzsche triết học về ý chí có nhiệm vụ thay thế siêu hình học cổ truyền với ý nghĩa phá hủy và vượt qua nó. Nếu nhưnhững người khác chỉ là những hiện thân của siêu hình học thìF.Nietzsche là người đầu tiên cho rằng mình là người làm triết học ý chí. Theo cách của ơng quan niệm, triết học ý chí có hai ngun tắc tạo nên các thơng điệp vui vẻ đó là mong muốn giống như sự sáng tạo và ý chí giống như niềm vui. Trong Zarathutra đã nói như thếF. Nietzsche cho rằng: “ý chí của tơi đến bất thần như là người giải phóng
và sứ giả của niềm vui. Ý chí giải phóng đó là học thuyết đích thực về ý chí và về tự do, chính Zarathutra đã dạy bạn như vậy” và “sáng tạo ra các giá trị đó là quyền thực sự của vị chúa tể” [26, 117]. Hai nguyên tắc này có thể mập mờ hay khơng xác định nhưng chúng có một ý nghĩa cực kỳ cụ thể nếu ta hiểu chúng từ phương diện phê phán nghĩa là cách chúng đối lập với những quan niệm trước đó về ý chí. F.Nietzsche đã cho rằng, người ta quan niệm ý chí quyền lực như thể là ý chí muốn có quyền lực, quyền lực là cái mà ý chí
muốn từ đó người ta biến quyền lực thành ra một cái gì được biểu hiện, từ đó người ta biến quyền lực thành một tư tưởng nô lệ và bất lực. F.Nietzsche tuyên bố muốn giải phóng, chống lại nỗi đau khổ của ý chí bởi ý chí là sự vui vẻ, là sáng tạo ra các giá trị mới để chống lại sự bó buộc trong quan niệm về ý chí quyền lực. Chính vì những lý do đó, ý chí quyền lực khơng có nghĩa là ý chí muốn quyền lực và ý chí khơng hề bao hàm một thuyết nhân hình nào trong nguồn gốc, ý nghĩa cũng như bản chất của nó. Ý chí quyền lực cần được diễn giải theo nghĩa hoàn toàn khác nghĩa là quyền lực là những gì muốn trong ý chí. Quyền lực là yếu tố di truyền trong ý chí.
F.Nietzsche đã giải thích ý chí quyền lực theo cách hiểu của ơng chính bằng cái quan niệm thắng lợi này về sức mạnh, nhờ nó các nhà khoa học chúng ta đã tạo ra Chúa và vũ trụ, nó cần có một phần bổ sung, cần cấp cho nó một ý chí nội tại mà ơng sẽ gọi nó là ý chí quyền lực. Với sự giải thích như vậy ý chí quyền lực được cấp cho sức mạnh, nhưng theo một cách rất đặc biệt, nó vừa là một phần bổ sung cho sức mạnh, vừa là một cái gì mang tính nội tại. Khơng phải là nó được cấp cho sức mạnh theo ý muốn của chủ thể, chỉ có ý chí quyền lực là điều chủ thể mong muốn. Sự khác biệt giữa mỗi cá nhân khác nhau tự thể hiện ra bên ngoài như là chất của sức mạnh. Vậy ý chí quyền lực là yếu tố cá biệt của sức mạnh vừa có tính khu biệt, vừa có tính di truyền. Ý chí quyền lực là yếu tố từ đó khởi sinh sự khác biệt về lượng của các sức mạnh có quan hệ với nhau, và đồng thời thuộc về cả bản chất thuộc về mỗi sức mạnh, trong mối quan hệ giữa chủ thể và ý chí. Ý chí quyền lực bộc lộ bản chất của nó chính là nguyên tắc cho sự tổng hợp các sức mạnh. F. Nietzsche thích đối lập ý chí quyền lực với ý chí sống của Schopenhauer, ý chí quyền lực trong thực tế không bao giờ tách khỏi các sức mạnh đã được xác định nào đó, khơng tách khỏi các lượng các chất các phương hướng của chúng. Ý chí quyền lực khơng
bao giờ đứng cao hơn những quy định mà nó thực hiện trong một quan hệ giữa các sức mạnh, nó ln ln mềm dẻo và biến đổi.
Muốn nói một cách gọn ghẽ dễ nhớ, chúng ta có thể gọi ý chí hùng cường của F.Nietzsche là ý chí cương quyết đặt mình làm trung tâm và làm điểm nhìn xã hội. Ý chí hùng cường là ý chí thống trị: khơng thống trị bằng vũ lực hoặc bằng mưu mơ, mà bằng cách thơng qua ý chí đặt cho vạn vật những giá trị mới, những giá trị hồn tồn do chủ thể có ý chí đặt ra. Mong muốn kiến tạo một lớp người có tính tự do, biết tự chủ và tự mình đặt lấy những giá trị cho mình, F.Nietzsche đã nêu cao tơn chỉ sống cá nhân, sống theo giai cấp thống trị. Theo F.Nietzsche, tất cả những ai đã và đang chỉ tuân theo những thể lệ và cách sống của xã hội, đều là người nô lệ tinh thần: những người này sinh ra để phục vụ xã hội, bản thân họ chỉ là những viên gạch cho người hùng xây dựng xã hội, nhưng nếu những người có ý chí lãnh đạo chưa xuất hiện, thì tất cả nhân loại giống như một đàn cừu, một đồn người nơ lệ. Tình trạng này kéo dài, vì người ta chưa chấp nhận những giá trị của tự do. Người hùng của F.Nietzsche là con người hồn tồn tự chủ, khơng lệ thuộc vào những thói tục do luân lý cổ truyền tạo nên để nơ lệ hóa con người, con người hùng ý thức sâu xa về tính cách tự chủ của mình, họ muốn dùng cuộc đời của họ để thể hiện quyền tự chủ vơ cùng qúy báu đó. F.Nietzsche ln ln nhắc lại điều đó, và ơng đã nóimột cách đau đớn vì ơng đã có những trải nghiệm luân lý phương Tây lúc đó đang đi vào chủ nghĩa hư vô với một thứ luân lý tiêu cực coi mọi sự là vơ ích. Chủ nghĩa hư vơ cho rằng cuộc sống của con người chỉ là sống cho qua ngày, cuộc sống đó khơng có ý nghĩa và giá trị. Đó là hình ảnh sống của người nơ lệ sống nơi lưu đày, sống không giá trị vì khơng có chủ đích và dự tính, họ sống như là đó khơng phải cuộc đời của chính mình. Chính vì muốn lay tỉnh con người thời đại, F.Nietzsche đã rao giảng lý tưởng con người hùng.
Khái niệm ý chí quyền lực không phải là mong muốn, ý thích, định hướng vào mục đích, mà đây là biểu hiện của sức mạnh, của cương vị là người làm chủ, chủ nhân thực sự của cuộc sống với tính tích cực, sự trưởng thành tự phát. Bản thân sức mạnh của quyền lực lý giải thế giới mà không cần đến sự trợ giúp nào, ý chí quyền lực là đặc điểm của vạn vật, của mọi người, từ những người mạnh mẽ cũng giống như những người yếu ớt. Những con người yếu đuối thường chiến thắng những người mạnh mẽ nhờ số đơng. Như vậy, F.Nietzsche đã rất khó khăn khi phải lựa chọn giữa các yếu tố khát vọng quyền lực nói chung và khát vọng quyền lực của những người yếu hay khát vọng quyền lực của những người mạnh như Zarathustra, Goethe...? Bỏ qua tất cả các giá trị khác, F.Nietzsche thừa nhận ý chí quyền lực của của những kẻ mạnh. Ông viết: “Bất luận gặp gỡ sinh thể nơi nào, ta đều gặp thấy ý chí cường lực và ngay cả trong ý chí của kẻ vâng phục ta cũng tìm thấy ý chí muốn làm chủ nhân. Kẻ yếu phải phụng sự cho kẻ mạnh, đấy là điều mà ý chí hắn bắt hắn ngả theo, một ý chí đến phiên nó muốn làm chủ nhân của cái gì cịn yếu hơn nó”[26,194].Nói chung các triết học, cụ thể là các triết học về con người, xã hội, lịch sử đều xuất phát từ chỗ thừa nhận sự tồn tại thực tế của đời sống con người, rằng cuộc sống con người là đáng quý, đáng trân trọng, con người không thể không u q cuộc sống của mình dù cho chính nó cũng bao gồm cả những khổ đau, bất hạnh, mất mát thậm chí to lớn khơng thể đền bù. Vì thế, ngay từ khi mới xuất hiện, triết học đã đảm nhận một trách nhiệm lớn lao, tất yếu của mình, đó là đi tìm và chứng minh bản chất con người, bản chất đời sống của nó. Nói cách khác, vấn đề ln được đặt ra đối với các triết học, các triết gia trong mọi thời đại là cần phải hiểu, phải ý thức được về con người về đời sống của con người, nhất là về bản chất của nó với mong muốn khơng chỉ giải thích được đúng về sự tồn tại của nó mà cịn có thể giúp nó biến đổi cuộc sống một cách tích cực và có hiệu quả nhất. Điều đặc biệt là dường như mọi
khác có thể thay thế trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Cho nên, dù với thời gian, không gian xuất hiện khác nhau, với những nội dung và hình thức khác nhau, nhưng mọi triết học không tránh được phải giải quyết những vấn đề, nhiệm vụ cơ bản của mình và nhờ vậy trên thực tế các triết học đã góp phần thúc đẩy lồi người tiến lên. Một điều tất nhiên là những nỗ lực triết học của F.Nietzsche cũng khơng nằm ngồi cái quỹ đạo chung ấy, nhưng điều đáng quan tâm là F.Nietzsche phủ nhận tất cả mọi triết thuyết trước ông về con người, bản chất con người và muốn đặt vấn đề lại, muốn tìm câu trả lời khác hoặc tìm cách trả lời khác cho câu hỏi về con người. F. Nietzsche đã tìm được câu trả lời rất rõ ràng cho điều trên khi ơng nhiều lần khẳng định rằng ý chí khát vọng quyền lực là bản chất của đời sống, cũng có nghĩa là bản chất giá trị của con người. Với sự phê phán toàn bộ giá trị cũ hay với những suy niệm của ơng về giá trị nói chung thì điều quan trọng cần đặt ra ở đây là quan niệm của ông về bản chất đời sống như thế có liên hệ như thế nào với việc ơng xác định những mục đích, chức năng, nhiệm vụ của triết học mới. Hay nói khác đi, vấn đề ở đây là chỉ ra mối liên hệ hữu cơ giữa tư tưởng của F.Nietzsche về bản chất đời sống là ý chí khát vọng quyền lực và tư tưởng của ơng về giá trị. Theo ông nhiệm vụ của triết học là phải chứng minh sự tồn tại của một triết học giá trị của F.Nietzsche. Có 2 vấn đề F.Nietzsche đưa ra để bàn bạc và giải