2.3Quan niệm của F .Nietzsche về con ngƣời lý tƣởng và con đƣờng thực hiện nó
2.4. Một số nhận xét đánh giá
Triết học hiện đại với đại biểu là các nhà triết học Schopenhauer, F.Nietzsche, W.Dilthey và G.Simmel... đã xem cuộc sống này như là ý chí, cảm xúc bên trong, trò chơi phi lý của các thế lực tinh thần. Triết học con người đã cố gắng khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật máy móc từ phương diện của chủ nghĩa duy tâm. Từ đó có thể thấy những quan điểm của triết học đời sống bênh vực tình cảm, bản năng chống lại lý tính, lý trí của con người.Triết học đời sống đã tạo tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh. Các nhà hiện sinh đã tiếp nhận ít nhiều những yếu tố về con người từ các đại biểu khác nhau của triết học đời sống. Chính thái độ hạ thấp và coi thường khoa học và tư duy khoa học trong việc nhận thức đời sống của F.Nietzsche là tiền đề cho sự ra đời của một chủ nghĩa hiện sinh có tư duy cao hơn triết học đời sống. Do có sự tiến bộ khơng ngừng của khoa học, thế giới hiện ra với chúng ta như là kết quả của vô số những sai lầm và ảo tưởng đã xuất hiện dần dần trong sự phát triển chung của sinh vật, bây giờ chúng được chúng ta kế thừa như một kho báu của q khứ, vì giá trị của tính người chúng ta dựa trên đó.Những gì triết học đời sống nhìn nhận về khoa học là cứng nhắc, là khơng có giá trị nhưng những con người vẫn phải thích nghi với cuộc sống. Còn các nhà hiện sinh đã khẳng định sự bất lực của khoa học trong việc giải quyết vấn đề về tồn tại người.
Các nhà triết học cho rằng hiện sinh là cuộc sống nội tâm, triết học cần phải tìm về ngọn nguồn hiện sinh trước khi nói đến tư duy. Vì thế, con người
khơng nên tìm tới ý niệm mà nên quay về với thân xác, với những gì họ cảm nhận được.Triết học đời sống đã thể hiện cái nhìn nhân bản về con người. Nó kêu gọi con người trở về với những bản chất vốn có của mình. Nó đem lại cho con người niềm tin ở chính bản thân mình, khẳng định năng lực bất khuất của con người muốn thoát ra khỏi thế giới bế tắc.
Những quan niệm về con người của F.Nietzsche đã tạo những tiền đề đầu tiên cho sự ra đời của triết học hiện sinh. Quan điểm của ông về con người hồn tồn mới mẻ và có ý nghĩa cho sự tiếp nối những quan điểm của các nhà triết học hiện đại khác khi nói về con người. Những quan niệm về con người được trình bày trên đây có một số giá trị và hạn chế nhất định cuả nó.
* Một số giá trị trong quan niệm về con người của F.Nietzsche:
Thứ nhất: F.Nietzsche cho rằng xã hội chia làm các giai cấp khác nhau nhưng những giai cấp đó đều có chung một thứ đạo đức là đạo đức nô lệ. Vâ ̣y là người dân châu Âu và tồn bộ lồi người trong hàng nghìn năm qua tồn tuân phục đa ̣o đức nô lê ̣. Vứt bỏ đi luân lý của lý tính , vứt bỏ đi cái thiê ̣n ác do con người tự xây . Con người dù là ai đi nữa nhưng đều bị trói buộc bởi những quan niệm, giá trị đạo đức xưa cũ. F.Nietzsche khuyên con người không nên như vậy mà phải vượt lên làm chủ cuộc đời và vận mệnh của mình. Ơng đã làm cơng việc thức tỉnh cho người dân châu Âu , cho con người về mô ̣t niềm tin, một thế giới , mô ̣t xã hô ̣i của con người tương lai do những nhà tư tưởng vẽ ra chỉ là một cái bẫy làm lu mờ dần đi cái sức sống vốn có của con người , làm con người chìm dần vào trong cái bẫ y đa ̣o đức nô lê ̣ mà lý tính giăng ra . F. Nietzsche cho thấy rằng những con ngườ i cao quý không phải giành cho tất cả mọi người mà chỉ giành cho những người nào có đủ niềm tin, sự kính tro ̣ng cho chính tâm hồn cao quý ấy . F. Nietzsche đã chỉ rõ luân lý không phải là ở lý tính của một vài người xây dựng , cũng không phải thuộc về một thế lực nào đó ngồi con người . Nó thuộc về con người , thuô ̣c về ý chí của con
người. Luân lý là do ý chí của c on người ta ̣o ra .Vì vậy con người phải thấy được giá trị ở chính bản thân mình, tìm kiếm sức sống nội tại ở cá nhân từ đó xây dựng những giá trị chung cho nhân loại bằng ý chí.
Thứ hai: Từ sự phê phán đạo đức Kitơ giáo F.Nietzsche nhận rõ bản chất thực sự của cuộc sống con người nơi trần thế. Những giá trị hiện tại không phải do thế thực siêu nhiên nào tạo ra, nó hiện hữu ngay trong bản thân mỗi cá nhân, mỗi con người. Luân lý là do ý chí của con người ta ̣o ra . Nhưng do con người không tự nhâ ̣n thức được điều đó mà luân lý từ chỗ do con người ta ̣o ra, đã trở thành thứ cơng cụ trói buộc con người, nhà tù giam giữ con người. Con người phải nắm được luân lý , hiểu được luân lý , phải làm chủ được luân lý chứ không phải là chỉ biết phu ̣c tùng như mô ̣t con rối . F.Nietzsche luôn đặt con người lên vị trí cao nhất. Con người theo ơng khơng được sống an phận, thủ thường mà phải biết phấn đấu, có ý chí có lịng can đảm sáng tạo ra những giá trị mới.Vì vậy, để phát huy cái tôi cá nhân , sự sáng ta ̣o của chính mình , con người phải có can đảm bước qua cái bức tường ấy , dẫm đa ̣p lên nó để đi đến tương lai.Có thể nhận thấy các nhà triết học trước F. Nietzsche vẫn cố xây dựng luân lý thành một môn khoa học , một ho ̣c thuyết về các mô hình đ ạo đức nhưng các “triết gia” chỉ đang bàn về luân lý v ới sự hiểu biết sơ sài của họ về những chứng cứ của luân lý . Họ chỉ đưa ra suy đoán hay giản lược dựa trên mô ̣t thứ luân lý có quan hê ̣ với bản thân ho ̣ như đi ̣a vi ̣, giáo hội, nơi sớng. Họ khơng nhìn ln lý trên bình diện trực diện của nó. Họ nhìn thơng qua một lăng kính và theo mô ̣t nghĩa nào đó , cứ mỗi triết gia la ̣i thông qu a mô ̣t lăng kính của mình nhìn nhận ln lý lại sẽ có những hiểu biết, tư tưởng khác nhau về luân lý . Họ chỉ nhìn luân lý trên m ột hoă ̣c mô ̣t vài lăng kính khác nhau , mô ̣t cách sơ sài, thiếu tổng thể và ho ̣ kết luâ ̣n đó là một mơ hình ln lý. Ln lý khơng phải là sản phẩm của lý tính , không phải ra đời từ những khái niê ̣m của những triết gia từ sự tổng hợp hiện tượng sơ sài, thiếu sót. Luân lý là ý chí
quyền lực của con người , là lúc con người trong tra ̣ng thái tự nhiên nhất của mình - mơ ̣t tra ̣ng thái đă ̣c biê ̣t của con người.
Thứ ba: Ý chí khát vọng của con người là dám làm những điều mới mẻ đồng thời dám chịu trách nhiệm trước những gì mình làm mình sáng tạo ra, con người không nên lệ thuộc mà phải độc lập trong suy nghĩ và hành động. Trong triết học F. Nietzsche, ý chí quyền lực cũng giống như tinh thần thần rượu, chiếm vị trí trung tâm như là bản thể luận, ơng có thể đưa ra mọi hiện tượng của thế giới, quy sự nảy sinh tính vĩnh hằng của vạn vật đều do ý chí quyền lực quyết định. Hơn thế, ý chí quyền lực cịn là thước đo giá trị văn hóa tinh thần của lồi người, coi tiêu chuẩn của mọi đạo đức đều từ ý chí quyền lực của con người mà có. F. Nietzsche cho rằng việc con người theo đuổi ý chí quyền lực là họ đang hướng con mắt của mình vào cuộc sống, nhận thức được sự khổ đau, để từ những khổ đau đó có thể rèn luyện ý chí, kích thích sự sống, giải thốt bản thân mình khỏi những điều khơng tưởng. Con người cần đấu tranh với khổ đau, chịu đựng đau khổ, khi chiền thắng được sự đau khổ những điều hạnh phúc nhận được chính là giá trị cao nhất của cuộc sống. F. Nietzsche nhận thấy rằng khi con người cảm nhận được những khổ đau, muốn chinh phục những khổ đau và chiến thắng những khổ đau đó thì khi đó con người đã phát huy được sức sống cao nhất từ đó con người có những thể nghiệm và hưởng thụ cuộc sống. Ý chí quyền lực theo F. Nietzsche chi phối tất cả những gì phát sinh trong sự sống của con người , từ quá trình hoa ̣t đô ̣ng của thể xác đến sự hoạt động cao cấp hơn là tinh thần , tất cả đều thể hiê ̣n ý chí quyền lực .Con người có ý chí quyền lực là người khơng thỏa mãn số phận của mình mà phải là những người “mong nó là như thế”, tức con người khơng mong có cuộc sống tầm thường mà ln muốn thay đổi cuộc sống, vì vậy ơng đưa ra những tư tưởng với mong muốn đánh giá lại mọi giá trị như là khẳng định tính năng động, sáng tạo của con người. Con người cần xem lại những giá trị cũ, đánh
giá lại đồng nghĩa với việc con người mong muốn xây dựng những điều mới mẻ tiến bộ hơn của nhân loại. Triết học của ông căn cứ vững chắc trên khát vọng quyền lực. Triển khai tư tưởng này, ông đã đi đến kết luận: khát vọng quyền lực là một hiện tượng của vũ trụ, hồn tồn khơng phải là đặc quyền của những cá thể riêng biệt. Con người cần phải quay về bản thân mình để là chính mình.Ý chí khát vọng quyền lực là sự sống khơng có mục đích xác định, là sự quay trở lại vĩnh viễn với bản thân, với những bản năng bẩm sinh của mình.
Thứ tư: Con người thuộc về ý chí con người, không phụ thuộc bất kỳ một thế lực nào khác. Những gì con người tạo ra là vượt qua những luân lý cũ, vượt qua những giá trị cũ, vượt qua chính bản thân mình trở thành con người “siêu nhân”. Những tiềm năng sáng tạo của loài người sẽ được tự do thể hiện, sao cho trong mọi lĩnh vực của đời sống tất cả mục tiêu khả thủ quan trọng đều sẽ đạt được, và nền văn minh sẽ phát triển với tốc độ nhanh nhất có thể. Siêu nhân là con người đã thực sự vươn tới mức hiện sinh tự do và tự chủ. Siêu nhân là con người sáng suốt để luôn luôn ý thức về bước đi của mình. Lập trường của triết học hiện sinh là khám phá ra chủ thể tính con người và tự do mang nặng chất hiện sinh, hé nhìn đường đi của triết học. Có nhiệm vụ rõ rệt và riêng biệt là tìm hiểu con người, chủ trương phát triển con người.Lý tưởng mà F. Nietzsche vạch ra rất rõ ràng và dứt khoát. Siêu nhân là con người ý thức, là con người hiện sinh và là con người đã giác ngộ, giác ngộ rằng không cảnh nô lệ nào nhục nhã bằng nô lệ tinh thần.
* Mội số hạn chế trong quan điểm của F. Nietzsche
Thứ nhất: khi phê phán phủ nhận những giá trị luân lý cũ F. Nietzsche đã vơ tình bỏ qua những gì các nhà triết học trước ơng để lại. Những gì là di sản văn hóa tinh thần, vật chất của nhân loại nhất là những tư tưởng triết học đều bị F. Nietzsche bác bỏ. Ông đã phê phán triệt để những gì mà triết học duy lý đem
lại để hình thành nên những quan điểm phi duy lý mà khơng nhận ra rằng nếu khơng có sự hiện diện của triết học duy lý thì sẽ khơng có sự hình thành triết học phi duy lý. Khát vọng tạo dựng giá trị của nền triết học mới đã làm ông quên mất sức ảnh hưởng của các nhà triết học trước đó trên con đường chinh phục chân lý nhân loại. Những tư tưởng của F. Nietzsche về ý chí khát vọng quyền lực thực chất là đi tìm bản chất của con người. F. Nietzsche đã đóng góp vào q trình tìm kiếm bản chất thực của con người khi khẳng định sức sống, ý chí mãnh liệt của con người nhưng ơng lại rơi vào tuyệt đối hóa những nhận thức của mình về bản chất con người. Khi phân biệt những con người thượng đẳng và hạ đẳng quan niệm của ông nhằm khẳng định sức mạnh vượt trội của cá nhân con người. Bằng cách đề cao những con người biết làm chủ cuộc sống, có sức mạnh và quyền lực trong xã hội, vơ tình triết học F. Nietzsche mang tư tưởng tư sản bởi sức mạnh ấy nằm trong tay giai cấp thống trị.
Thứ hai: Khi quá đề cao cái tôi cá nhân F.Nietzsche đã không nhận ra rằng con người đang sống trong xã hội, con người cần hòa nhập với xã hội, mỗi cá nhân đều cần có sự giúp đỡ từ xã hội đồng thời con người cá nhân cũng phải thực hiện trách nhiệm và có thái độ tích cực với những hoạt động chung của cộng đồng. Nổi bật trong quan niệm này là ông phân biệt đối lập tuyệt đối giữa số ít cá nhân với tư cách người mạnh, chủ nô là người thống trị, siêu nhân với số đông quần chúng nhân dân. Mong muốn của ông trong quan niệm siêu nhân là hoàn thiện con người, là biểu hiện của chủ nghĩa đi lên con người. Nhưng cách xây dựng siêu nhân và phủ định xã hội đương thời cũng như mơ đến những con người ưu tú đã khiến triết học siêu nhân của ơng mang tính chất siêu hình. Cũng đã có những đánh giá cho rằng vì F. Nietzsche chỉ quan tâm đến những ứng viên cho sự vĩ đại, nên nhất thiết ông phải nâng bản thân mình lên mức độ cao nhất của chủ nghĩa cá nhân. Điều này có nghĩa là người ta chỉ có thể là ứng viên cho sự vĩ đại nếu xác định mình cùng với những cách khác, tách
biệt với những người khác. Vì vậy, dù muốn hay khơng, người ta sẽ luôn mang những người khác trong tâm trí với cái giá mà bất kì người theo chủ nghĩa cá nhân nào, ở bất kỳ mức độ nào trong giai đoạn cuối nền văn hóa của mình cũng sẽ phải trả. Đó chắc chắn là cái giá mà F. Nietzsche phải trả vì những chuỗi đả kích khơng biết mệt mỏi chống lại những người đương thời của ông [35, 176].
Thứ ba: F.Nietzsche nói đến ý chí khát vọng quyền lực cá nhân như một sức mạnh của kẻ mạnh.Phần lớ n con người kể cả quý tô ̣c hay bình dân , nô lê ̣, chúng ta chỉ là thuộc về thứ đạo đức nô lệ mà thôi . Chúng ta - những con người đang ngày ngày sống mô ̣t cách mờ nhạt trong đám đông , không ý chí, không lý tưởng, không bản ngã, sống an phâ ̣n, sống lười biếng, bị chi phối bởi người khác.Nó sẽ trở thành yếu tố tiêu cực đối với cá nhân nếu trong cuộc sống hịa bình kẻ mạnh ln dùng sức mạnh của mình để đấu tranh cho chính mình thì đây chính là ngun nhân gây nên những xung đột trong bản thân con người cũng như những xung đột giữa các cá nhân với nhau.F.Nietzsche cho rằng, tất cả hành động của con người dù là thiện hay ác đều ẩn chứa đằng sau đó tính vị kỷ, mang động cơ cá nhân, là sự thỏa mãn một ước muốn. Những hành động mang tính vị tha thì gốc rễ của nó vẫn là những động cơ cá nhân. Với ơng, hành động xuất phát từ con người thì bao giờ cũng là hành động đúng vì ở đó luôn luôn là sự thỏa mãn ước muốn của chính chủ thể, việc đánh giá hành động đó là thiện hay ác chỉ là tấm áo chồng che phủ ngun nhân ở bên trong. Vì vậy cần kiểm soát sức mạnh cá nhân hướng đến những điều thiện. Khi đó cả ý chí quyền lực con người và cả siêu nhân đều trở nên vĩ đại. Bề ngồi có vẻ như đây là cái nhìn hoàn toàn lệch lạc về lịch sử, về con người, chúng ta cần nhận thấy những mối liên hệ bên trong giữa khát vọng làm người và khát vọng quyền lực. Khi xem xét các yếu tố, chúng ta cần chắc chắn rằng khát vọng làm người bao hàm trong nó khát vọng quyền lực chứ không phải ngược lại và vì thế khát vọng quyền lực ấy là khát vọng quyền lực
của khát vọng làm người và nó bao hàm sự tự do, đạo đức, trí tuệ, và tinh thần