3.3. Đối sách của Việt Nam trên các lĩnh vực
3.3.1. Trên lĩnh vực kinh tế
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho các hợp tác thương mại với Trung Quốc. Rà soát lại những hiệp định đã ký kết giữa hai bên để có những điều chỉnh phù hợp, đồng thời nâng cao tính hiệu lực của các điều khoản đã cam kết. Hoàn thiện chính sách thuế tạo môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Cải thiện hệ thống quản lý nhằm thúc đẩy thương mại, bao gồm đến các vấn đề hải quan, di cư, kiểm dịch và hậu cần thương mại.
- Điều chỉnh và bổ sung các chính sách giữa Việt Nam – Trung Quốc theo hướng tạo cơ chế mở hơn nữa cho hoạt động thương mại như dành những ưu đãi đặc biệt cho các hoạt động thương mại, sản xuất, đầu tư, giao thông vận tải, viễn thông…bao gồm cung cấp kết cấu hạ tầng, đơn giản các thủ tục, các quy định quản lý.
112 https://infographics.vn/viet-nam-tham-gia-tich-cuc-chuong-trinh-hop-tac-kinh-te-tieu-vung-mekong-mo- rong/9949.vna
Hai bên cần chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu để tận dụng lợi thế của nhau trong quan hệ thương mại, giảm thâm hụt thương mại. Phát triển, mở rộng hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau cấp quốc gia, cấp liên tỉnh, cấp tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại với những hướng đi và tốc độ phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
- Việt Nam cũng nên xây dựng, cải tạo hệ thống đường bộ, đường sắt, bao gồm các trục giao thông chính nối các điểm trên hành lang kinh tế, các tỉnh vùng biên để có tạo điều kiện cho việc hợp tác. Đây là một lĩnh vực rất quan trọng trong hợp tác với GMS. Việc xây dựng các tuyến hành lang giao thông sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế, giúp kết nối kinh tế - xã hội các nước GMS trong tuyến và từ đó góp phần củng cố gắn kết các nước GMS.
- Việt Nam nên tận dung khai thác hợp lý và hiệu quả trên lĩnh vực năng lượng để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững các nguồn năng lượng, xây dựng năng lực cho việc vận hành thương mại năng lượng, thực hiện hiệu quả các dự án kết nối điện năng GMS.
- Trên từng lĩnh vực cụ thể như viễn thông, nông nghiệp, du lịch, môi trường, Việt Nam cần thúc đẩy quan hệ đối tác trong việc chia sẻ thông tin, tăng cường năng lực khoa học, thiết lập bộ máy ứng phó trong tình huống xảy ra khủng hoảng. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển và xóa đói giảm nghèo. Chú trọng phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, nguồn nước trên sông Mê Kông.
- Trong việc lựa chọn đầu tư, nên nâng cao sự hợp tác giữa các chính quyền địa phương với doanh nghiệp giữa các nước trong GMS thúc đẩy đầu tư, thương mại, du lịch…phục vụ tốt việc phát triển kinh tế.
Nhìn chung, dưới những tác động chính sách kinh tế của Trung Quốc đối với GMS, Việt Nam cần xác định rõ phương châm, chủ trương hợp tác, chủ động trong việc trao đổi với phía Trung Quốc về các vấn đề liên quan tới hợp tác Tiểu vùng nói riêng và với sáng kiến BRI nói chung. Do vậy, để có thể hợp tác kinh tế một cách toàn diện, tranh thủ nắm bắt dược những cơ hội đầu tư tốt từ phía Trung quốc, Việt Nam nên chủ động trong việc đề xuất các nội dung hợp tác có lợi cho phát triển
kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó, tích cực nắm bắt thông tin, trao đổi thông tin, nghiên cứu phân tích các chương trình dự án hợp tác kinh tế với Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác GMS và sáng kiến BRI để có cơ sở khoa học đưa ra những quyết định hợp tác, lộ trình phát triển kinh tế khoa học. Với những dự án không phù hợp, Việt Nam cũng cần có thái độ rõ ràng, dứt khoát.
Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện song song việc triển khai hợp tác GMS và đề xuất nhiều sáng kiến kết hợp với tiểu vùng khác, Việt Nam cũng có thể xây dựng một cơ quan cấp bộ chỉ đạo việc hợp tác khu vực hiệu quả.