3.3. Đối sách của Việt Nam trên các lĩnh vực
3.3.4. Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội
Là một quốc gia nằm bên cạnh một nước lớn, Việt Nam chịu những tác động không nhỏ trong quá trình quảng báo văn hóa của Trung Quốc. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần thực hiện tốt công tac ngoại giao văn hóa bước đầu gắn kết với ngoại giao chính trị, góp phần quảng bá văn hóa và tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, tạo dựng lòng tin cho việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị lâu dài đối với Trung Quốc. Những sự kiện văn hóa thường được gắn liền với các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao. Đặc biệt, những thành tựu của công cuộc đổi mới, môi trường chính trị ổn định, đất nước hòa bình, con người thân thiện, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di sản văn hóa dân tộc, lễ hội truyền thống đặc sắc,… là những hình ảnh thường xuyên được thông tin, tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự quan tâm của nhiều nước trong khu vực và rộng hơn là trên toàn thế giới.
Tiểu kết chƣơng 3
Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với GMS đã tạo ra nhiều tác động đối với Trung Quốc và bản thân các nước GMS. Nhờ những khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD đã giúp cho các nước thành viên GMS cải thiện đáng kể về đời sống, tăng thu nhập cho nhân dân nói chung và cho dân cứ các tỉnh vùng biên giới kém phát triển nói riêng. Thêm vào đó, hệ thống giao thông mà Trung Quốc xây dựng như một cầu nối giúp việc giao thông, buôn bán, trao đổi giữa các nước trong khu vực được thuận lợi hơn rất nhiều. Bản thân các nước thành viên GMS cũng là những nước có nền kinh tế không mạnh, vậy nên những khoản viện trợ, đầu tư của
chính quyền Trung Quốc càng có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển chung của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại, các quốc gia thành viên GMS, trong đó có Việt Nam cũng đang gặp phải những tác động tiêu cực như lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc hay nguy cơ chia rẽ nội vùng.
Bước vào thế kỷ XXI, Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng nhằm hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”. Theo dự báo, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đẩy mạnh chiến lược “một trục hai cánh”, theo đó hợp tác vịnh Bắc Bộ mở rộng và hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng như công cụ giúp Trung Quốc thực hiện tham vọng của mình. Trong từng lĩnh vực hợp tác cụ thể với các nước thành viên GMS, Trung Quốc sẽ giữ vững vai trò chủ đạo, đồng thời tích cực đẩy mạnh hợp tác toàn diện trong tiểu vùng.
Là một quốc gia láng giềng với Trung Quốc, đồng thời cũng là thành viên trong hợp tác GMS, Việt Nam cần vạch rõ phương châm, định hướng trong quan hệ đối ngoại tránh những tác động tiêu cực như lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc hay nguy cơ chia sẽ nội vùng. Trong chính sách đối ngoại, Việt Nam nên ứng biến sao cho cân bằng quan hệ các nước lớn, vừa tranh thủ được nguồn lực để phát triển đất nước lại vừa củng cố mối quan hệ bền vững tốt đẹp với Trung Quốc.
KẾT LUẬN
Trước bối cảnh tình hình thế giới có những chuyển biến lớn, tác động sâu sắc đến tình hình chính trị thế giới cũng như đối với mỗi quốc gia - dân tộc. Trong giai đoạn này, sự trỗi dậy của Trung Quốc thể hiện rõ nét bằng những thay đổi chính sách chiến lược tại khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc đã triển khai một loạt các hành động đối với các nước thành viên trong GMS, vừa tăng cường hợp tác toàn diện với Đông Nam Á, vừa tìm cách phát huy vai trò của mình hạn chế được ảnh hưởng của các cường quốc khác tại khu vực này. Nếu như trong lịch sử, Trung Quốc phát triển nhưng không chú ý cải thiện quan hệ với các nước láng giềng thì hiện nay hợp tác với ASEAN và GMS như tạo tiền đề để Trung Quốc mở rộng tiến trình hội nhập quốc tế.
Tham gia vào GMS, đây là cơ chế hợp tác hiệu quả nhất của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á và với việc hợp tác này đã mang lại cho Trung Quốc những lợi ích chiến lược quan trọng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc đã tạo ảnh hưởng tích cực của mình đối với các nước thành viên GMS thể hiện trên nhiều lĩnh vực: thương mại, đầu tư, văn hóa – giáo dục.... Trung Quốc được đánh giá như một nhân tố dẫn đường cho sự hoạt động của chương trình hợp tác GMS, nhằm tăng cường phát triển kinh tế bền vững và hội nhập quốc tế của khu vực.
Cho đến nay, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước thành viên GMS không ngừng được tăng cường với nhiều chuyến thăm cấp cao và những hiệp định song và đa phương được kí kết. Quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong tiểu vùng được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Năm 2010, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Lào, Mianma và Campuchia. Đồng thời, nguồn viện trợ của Trung Quốc đổ vào các quốc gia này cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư thủy điện số một trong tiểu vùng, Trung Quốc chiến ưu thế độc quyền trong xây dựng các đập thủy điện ở Campuchia, Lào và Mianma. Thêm vào đó, Trung Quốc cũng là nhà tài trợ chính trong công cuộc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, nối liền giữa các quốc gia trong tiểu vùng lại với nhau. Trung Quốc đã tích cực hiện đại hóa giao thông từ Vân Nam tỏa đi các quốc gia GMS và đã tài trợ cho các quốc gia này cải thiện cơ sở hạ tầng
giao thông rất đáng kể. Trung Quốc đã đóng góp nhiều sáng kiến quan trọng cho hợp tác GMS, thúc đẩy các nước GMS phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Việc điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với GMS và đã mang lại những lợi ích chiến lược trong hợp tác GMS. Đối với các nước GMS, nhờ có nguồn viện trợ đầu tư của Trung Quốc kinh tế các nước tiểu vùng đã được thúc đẩy, giao thông vận tải được nâng cấp hiện đại hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm kiến thức trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội khi tham gia hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên, giảm khoảng cách chênh lệch trình độ giữa các quốc gia, các vùng kinh tế trong một nước và góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong tiểu vùng.
Đối với Trung Quốc, tham gia hợp tác GMS giúp Trung Quốc giải bài toán khó về năng lượng, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển đất nước. Các nước GMS đã cung cấp nguồn nguyên liệu và nguồn năng lượng cho Trung Quốc nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng thần kì của nền kinh tế. Nhiều nước trong tiểu vùng phải phụ thuộc trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, điển hình là Lào và Campuchia. Tuy nhiên, hiện những tác động của Trung Quốc đối với Đông Nam Á lại khiến cho nhiều cường quốc khác lo sợ. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ hướng cơ chế hợp tác này đi đến đâu? Trung Quốc sẽ điều chỉnh cân bằng mối quan hệ lợi ích trong GMS như thế nào? Liệu rằng các nước GMS có đủ tỉnh táo để tránh vào bẫy “nợ” của Trung Quốc hay không? Và đặc biệt, các nước sẽ giải quyết những bất đồng trong việc sử dụng tài nguyên song Mê Kông như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ là những vấn đề rất thời sự trong tương lai.
Đối với Việt Nam – một quốc gia thành viên trong GMS cần có những định hướng rõ ràng trong quan hệ đối với Trung Quốc. Bởi hiện tại, cơ chế hợp tác này vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn và tranh cãi. Việt Nam cần hội nhập như thế nào để bản sắc dân tộc và chủ quyền quốc gia luôn luôn được khẳng định là vấn đề cần được các nhà lãnh đạo đặc biệt chú trọng.
Hợp tác GMS ngay từ khi thành lập đã mang một xứ mệnh đầy ý nghĩa là xóa đói giảm nghèo và nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội cho tiểu vùng. Trong tương lai, cả Trung Quốc và các nước thành viên GMS cần giải quyết tốt những tồn tại trong hợp tác để cùng xây dựng mục tiêu thành công cho tiểu vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. ADB (2015), Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, bản
tiếng Việt.
2. Huỳnh Phương Anh (2013), Chính sách khu vực của Nhật Bản đối với Tiểu vùng sông Mê Kông, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 6.
3. Bộ Ngoại Giao (2006), Báo cáo nghiên cứu tính khả thi của hợp tác kinh tế
VBBMR, tháng 6/2006.
4. David A. Baldwin (2007), Chủ nghĩa Tự do mới và Chủ nghĩ Hiện thực mới:
Cuộc tranh luôn đương đại, Khoa Quốc tế học, trường đại học KHXH&NV, Hà
Nội.
5. Lê Thị Diệp (2013), Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông
mở rộng 2002 -2012; Luận văn Thạc sĩ ngành Lịch sử, tr.46.
6. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (chủ biên - 2014), Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới mới, NXB Chính trị - Hành chính.
7. Trịnh Thị Hoa – Nguyễn Huy Dũng (2012), Hợp tác Mỹ - Mê Kông đầu thế
kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2 (89).
8. Nguyễn Thương Huyền (2015), Những thành tựu chính trong kết nối cơ sở
hạ tầng của hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng hơn hai thập niên qua, Tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6.
9. Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng: hiện trạng, định hướng và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế và
Chính trị thế giới, Hà Nội.
10. Ngô Hương Lan (2014), Tác động từ sự can dự vào tiểu vùng sông Mê Kông
của Nhật Bản và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Nghiên cứu Nhật Bản, ngày
27/04/2014.
11. Huỳnh Thị Mai (2010), Một số thành tựu đạt được của dự án chương trình môi trường trọng điểm và sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học (BCI) giai đoạn 2006 – 2009.
12. Mark Blyth (2012), Cẩm nang Kinh tế chính trị quốc tế - Kinh tế chính trị quốc tế với tư cách là cuộc đối thoại mang tính toàn cầu, Khoa Quốc tế học, Hà
Nội.
13. Lê Văn Mỹ (2013), Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
14. Lê Văn Mỹ (2016), Trung Quốc trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng: tác động và ảnh hưởng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Lê Văn Mỹ, Nguyễn Hồng Quang (2015), Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc với Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,
số 2 (162), tháng 2.
16. Lê Văn Mỹ, Trần Hải Yến (2015), Cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc
và Mỹ ở Myanmar trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, số 2 (179), tháng 2.
17. Nghị quyết số 19/NQ-CP về Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
18. Hoàng Khắc Nam (2011), Quyền lực trong quan hệ quốc tế - Lịch sử và Vấn
đề, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
19. Nguyễn Hồng Nhung (2006), Một số giải pháp trong lĩnh vực hợp tác GMS
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các hành lang kinh tế cho phát triển kinh tế,
Những vấn đề kinh tế thế giới, số 11.
20. Nguyễn Hồng Nhung (2007), Việt Nam trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5.
21. Nguyễn Thị Minh Phương (2015), Chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng: Những biến chuyển và một số gợi ý đối với Việt Nam, Tạp chí Nhịp cầu tri
thức, số 7+8.
22. Paul.Vioti & Mark V. Paupi (2001), Lý luận Quan hệ quốc tế, Học viện
Quan hệ, Hà Nội.
23. Phạm Thái Quốc (2007), Hợp tác GMS và tác động của nó đến phát triển miền Trung Việt Nam, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8, tr.69 - 80.
24. Phạm Thái Quốc, Trần Văn Duy (2007), Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế
giới, Số 8, tr. 69 – 80.
25. Masaya Shiraishi (2012), Tiểu vùng Mê Kông với Trung Quốc, Nhật Bản và
Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5.
26. Đỗ Tiến Sâm và Kurihara Hirohide (2012), Hai hành llang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trng bối cảnh mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
27. Võ Hải Thanh, Lê Văn Mỹ, Hợp tác giữa Hàn Quốc với các quốc gia Tiểu
vùng sông Mê Kông, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2 (180).
28. Phạm Sĩ Thành và Nguyễn Thị Thu Quỳnh (2013), Đánh giá chất lượng Khu
vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Báo cáo tại hội thảo quốc tế
“Sự phát triển của hiệp định thương mại tự do (FTA) trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Quan điểm của EU và Việt Nam” Hà Nội.
29. Trần Cao Thành (2008), Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Kông mở rộng và
vai trò tác động xây dựng cộng đồng ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6.
30. Nguyễn Thị Thắm (2015), Sự can dự của các nước Đông Bắc Á vào Tiểu vùng sông Mê Kông, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
31. Nguyễn Xuân Thắng (2005), Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng: Các
sáng kiến, sự tiến triển và những lựa chọn ưu tiên, Những vấn đề kinh tế thế giới, số
12, tr 3-13.
32. Lê Đình Tĩnh (2011), Hợp tác Mỹ - Hạ nguồn sông Mê Kông: Vượt lên cân
bằng quyền lực truyền thống?, Nghiên cứu quốc tế, số 2 (tr.57 – 76)
33. Nguyễn Quốc Trường (2017), Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á, Luận án Tiến Sĩ chuyên ngành
Quan hệ quốc tế, Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN)
34. Thông báo số 7349/BKHĐT-KTĐN về Phê duyệt định hướng sử dụng vốn vay ADB giai đoạn 2014 – 2016 và sau năm 2016.
35. Vi Thụ Tiên (2007), “Một trục hai cánh” và “Hai hành lang, một vành đai”, Phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.
36. Thông Tấn Xã Việt Nam (2006), Tài liệu tham khảo đặc biệt, Hợp tác Trung
Quốc – ASEAN trong lĩnh vực giao thông sông Mê Kông, trang 4.
37. Thông Tấn Xã Việt Nam (2006), Tài liệu tham khảo đặc biệt, Hợp tác khai
thác sôn Lan Thương – Mê Kông sẽ thúc đẩy kinh tế văn hóa xã hội các nước,
06/03/2006.
38. Thông Tấn Xã Việt Nam (2007), Tài liệu tham khảo đặc biệt, Trung Quốc bắt đầu chở dầu từ Thái Lan qua đường sông Mê Kông, 15/01/2007, tr.6.
39. Thông tấn xã Việt Nam (2010), Tài liệu tham khảo đặc biệt, Đập thủy điện
trên sông Mê Kông: Lợi bất cập hại, 22/12/2010.
40. Thông tấn xã Việt Nam (2011), Việt Nam ủng hộ các ưu tiên hợp tác theo khung GMS, ngày 20/12/2011.
41. Thông tấn xã Việt Nam (2015), Hợp tác để sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông, ngày 21/12/2014.
42. Phạm Hồng Yến (2012), Nghiên cứu Việt Nam tham gia Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, Luận án tiến sĩ, đại học Vân Nam – Trung Quốc, Côn Minh.
43. Phạm Hồng Yến – Lê Văn Mỹ (2012), Tăng cường ngoại giao kinh tế ở Tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8(132).
II. Tài liệu tham khảo tiếng Trung
44. Trần Chí (2009), Bàn về chủ nghĩa khu vực GMS và việc thực hiện lợi ích của Trung Quốc, Diễn đàn Đông Bắc Á, Quyển 18, số 4, tr.33-39
(陈志,论GMS地区主义的发展与中国利盛的实现,东北亚论坛,2009年7月
,第18卷第14期,第33-39)
45. Báo Thái Bình Dương, Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng: Sự can
dự của các nước lớn ngoài khu vực và ứng phó chiến lược của Trung Quốc, , số
(大湄公河次区城合作:区外大国介入及中国的战略应对,太平洋学报,2011年
11月,第40-49)
46. Ngô Thế Siêu (2011), Nghiên cứu hợp tác kinh tế tiểu vùng giữa TrungQuốc
với cá nước Đông Nam Á, Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Chính trị học, Đại học