Trên lĩnh vực anninh – quốc phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng từ năm 2006 đến nay và đối sách của Việt Nam (Trang 92 - 93)

3.3. Đối sách của Việt Nam trên các lĩnh vực

3.3.3. Trên lĩnh vực anninh – quốc phòng

Việt Nam cần xác định đúng đắn vị trí vai trò của mình khi tham gia GMS, đặc biệt là sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc. Hợp tác GMS là cơ hội để mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực, phù hợp với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Trong hợp tác trên các lĩnh vực, ngoài việc thể hiện thiện chí sẵn sàng hợp tác cùng phát triển, các cơ quan chính quyền cấp địa phương – những địa phương trực tiếp có liên quan trong hợp tác GMS cần có những động thái và biện pháp kiên quyết hợp lý trước các vấn đề gây bức xúc cho nhân dân (như về quyền lao động, vấn đề môi trường…). Bảo vệ quyền lợi của người dân và chủ quyền lãnh thổ quốc gia là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Các cơ quan chính quyền cần chú trọng lợi ích chiến lược lâu dài trong tương lai khi tham gia hợp tác với Trung Quốc.

Đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu hàng hóa và ma túy, ngăn chặn dịch bệnh… Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường hợp tác hơn nữa, với nhiều hình thức sáng tạo trao đổi thông tin, chuyển giao tri thức khoa học công nghệ, tổ chức hội thảo, giao lưu tọa đàm giữa các ban ngành, giữa cán bộ cấp cao hai bên … Những hoạt động này sẽ tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước vừa tăng thêm sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa hai nước.

Đặc biệt hiện nay, hai nước còn nhiều bất đồng trong việc giải quyết tranh chấp trong khai thác sông Mê Kông. Phía Việt Nam cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với phía Trung Quốc để cập nhật đầy đủ về tình hình các trạm thủy điện trên thượng nguồn sông Lan Thương - Mê Kông để có thể ứng phó linh động với những biến động xảy ra cho hoạt động kinh tế, môi trường và sinh hoạt của nhân dân. Việt Nam cũng cần có những hoạt động nghiên cứu về hậu quả của vấn đề xây dựng các đập thủy điện trên sông Mê Kông. Cần xây dựng sẵn những phương án đối phó với các tình huống tiêu cực xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng từ năm 2006 đến nay và đối sách của Việt Nam (Trang 92 - 93)