Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng từ năm 2006 đến nay và đối sách của Việt Nam (Trang 91 - 92)

3.3. Đối sách của Việt Nam trên các lĩnh vực

3.3.2. Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao

Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với các quốc gia GMS đã tác động mạnh mẽ tới quan hệ nước lớn trong khu vực cũng như các nước GMS. Ở giai đoạn này, Việt Nam cần tích cực phối hợp với các nước thành viên ASEAN và tranh thủ sự quan tâm của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc đối với GMS để hạn chế những tác động tiêu cực từ những hợp tác từ phía Trung Quốc.

Việt Nam là thành viên của khối ASEAN, Việt Nam cũng có thể đề xuất thống nhất với các nhà lãnh đạo ASEAN trước khi tham dự các cuộc học cấp cao với chính phủ Trung Quốc liên quan đến hợp tác GMS. Còn đối với các nước thành viên GMS, Việt Nam cần tích cực quan hệ ngoại giao, phối hợp với Campuchia, Lào, Myanmar để để xuất các chương trình, dự án hợp tác có lợi cho Việt Nam; đồng thời Việt Nam nên hoan nghênh sự hiện diện của các nước lớn tại GMS nhằm giảm tác động tiêu cực từ GMS, làm chia rẽ nội khối.

Trong quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng thuộc GMS như Lào, Campuchia, Việt Nam cần tích cực xây dựng mối quan hệ láng giềng hữu hảo, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc tham gia hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ của các nước này trong việc quyết định những vấn đề có lợi cho Việt Nam.

Cũng trong vấn đề chính trị - ngoại giao, Việt Nam cần tăng cường trao đổi thông tin với các nước lớn như Nhật Bản, Mỹ v.v.. để có thể nắm được mục tiêu của Trung Quốc trong việc triển khai các sáng kiến hợp tác khu vực và tiểu vùng. Thêm

vào đó, Việt Nam cần tranh thủ sự canh tranh ảnh hưởng của các nước lớn tại GMS để có thể tận dung các nguồn vốn đầu tư, viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các tuyến giao thông nối Việt Nam với các nước láng giềng, cải thiện môi trường ở GMS.

Nhìn chung, Việt Nam cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo trao đổi thông tin giữa các cơ quan liên quan về quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với GMS, cũng như những sáng kiến hợp tác khu vực, tiểu vùng mà Trung Quốc đang triển khai với Việt Nam và các nước ASEAN. Việt Nam cần tìm hiểu lợi tích tham gia hợp tác sẽ triển khai như thế nào, tham gia ở mức độ nào thì phù hợp, lộ trình ra sao. Cụ thể, Việt Nam cần nghiên cứu tính khả thi, tác động của việc xây dựng các tuyến đường trọng yếu đi qua Việt Nam, khả năng tận dụng vốn, công nghệ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng từ năm 2006 đến nay và đối sách của Việt Nam (Trang 91 - 92)