.TH C TRẠNG CHĂ MS CHỖ TRỢ NGƯỜI CAOTU I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung trên địa bàn hà nội (Trang 42)

2.1. N n t ng t i t .

Bất kỳ một thiết chế, mô hình nào tồn tại và phát triển cũng đều dựa trên nền tảng triết lý riêng của nó. Nền tảng triết lý là tôn chỉ, sứ mệnh, kết tinh giá trị của thiết chế, mô hình trong quá trình hình thành, vận động và phát triển. Nền tảng đó hông chỉ là cơ sở lý luận để đánh giá mà còn định hướng hành động của mô hình.

Nền tảng triết lý của trung tâm bảo trợ xã hội được hình thành và kết tinh qua tôn chỉ m c đ ch hoạt động, vai trò và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên xã hội trong trung tâm.

Ngành công tác xã hội và các ngành khoa học khác (ở đây là ngành y học) nói chung đều có nền tảng triết lý đó là những giá trị nhân văn, nhân đạo đề cao con người. Con người luôn được đặt vào trung tâm của những hoạt động hỗ trợ và phát triển. Do đó mô hình chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi trong các trung tâm tập trung hoàn toàn tuân theo nền tảng triết lý này.

Người cao tuổi là kho báu của xã hội và của mỗi gia đình - Người cao tuổi là cái nôi kinh nghiệm của cuộc sống. Hiện nay tình hình người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng tăng, vấn đề già hóa dân số đang được quan tâm nhiều hơn. Các vấn đề của người cao tuổi đang được nhà nước quan tâm (c thể bằng các ch nh sách, nghi định ). Pháp lệnh Người cao tuổi đã h ng định việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và phát huy vai trò từ người cao tuổi là trách nhiệm của gia đình của Nhà nước và toàn xã hội các vấn đề của người cao tuổi càng được chú ý. Tình trạng người cao tuổi neo đơn hay sống một mình hông được sự quan tâm của con cháu ngày càng tăng tỉ lệ thuận với sự phát triển kinh tế. Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề “cô đơn” của người cao tuổi ngày càng tăng. Có nhiều người cao tuổi trả lời rằng “Họ đang bị c đơn ngay trong chính căn nhà của chính ình, con cháu đi là cả ngày, bận rộn với vi c ki m tiền mà quên mất họ”. Trong hi đó, hi về già là thời

điểm người cao tuổi thay đổi tâm sinh lý nhiều cần được sự quan tâm của người thân.

Xét trên nhiều mặt thì người cao tuổi cũng là một trong những nhóm đối tượng yếu thế cần được quan tâm. Bên cạnh những hoạt động trợ giúp khác nhiều trung tâm chăm sóc người cao tuổi được thành lập. Hiện nay các trung tâm chăm sóc hỗ trợ người cao tuổi được thành lập với 2 hình thức chính là trung tâm chăm sóc người cao tuổi tư nhân hoạt động như 1 trung tâm dưỡng lão và trung tâm chăm sóc người cao tuổi là các trung tâm bảo trợ xã hội do nhà nước quản lý chăm sóc những người già cô đơn hông nơi nương tựa hoặc có hoàn cảnh hó hăn.

Trong bài nghiên cứu về các hoạt động chăm sóc hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung trên địa bàn Hà Nội của mình chúng tôi tìm hiểu trung tâm bảo trợ xã hội III (trung tâm hoạt động do nhà nước quản lý) và trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức (hoạt động như là một nhà dưỡng lão). Cả 2 trung tâm đều hướng đến m c tiêu “Mang đến cho Người cao tuổi một môi trường sống vui vẻ, ấm áp và tràn đầy tình yêu thương để họ cảm nhận được nơi đây thực sự là ngôi nhà thứ hai của họ.

Tôn chỉ của trung tâm là trợ giúp những người già có hoàn cảnh khó hăn, người già neo đơn h ng nơi nương tựa ” ( ng H. A. Đ, cán bộ Trung tâm bảo trợ xã hội III )

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong 2 trung tâm được xây dựng trên một nền tảng đạo đức vững chắc, giàu t nh nhân văn và ph hợp với nền triết lý của công tác xã hội nước ta: trung tâm được xây dựng trên cơ sở tôn trọng nhân quyền của người cao tuổi. Người cao tuổi cần được tôn trọng, cần được giúp đỡ, hỗ trợ và được bình đ ng trong xã hội; Người cao tuổi cần được hưởng những quyền lợi ch nh đáng của mình. Họ cần được giúp đỡ khi gặp hó hăn về sức khỏe, về tâm sinh lý. Mô hình của các trung tâm tập trung là sự đáp ứng tổng hòa các nhu cầu này của người cao tuổi; Trong các trung tâm chăm sóc tập trung các

điểm mạnh điểm yếu của từng đối tượng được tìm ra và dựa vào đó trung tâm sẽ có những trị liệu riêng phù hợp với từng đối tượng để giúp họ trở lại cuộc sống bình thường, hòa nhập xã hội, tăng cường năng lực cho người cao tuổi.

Các trung tâm đã có nền tảng triết lý vững chắc, tuân thủ theo nền tảng triết lý chung phù hợp với thực tế tại Việt Nam và tương đồng với triết lý hoạt động của những mô hình chăm sóc người cao tuổi tiến bộ trên Thế giới.

Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu với người cao tuổi tại Trung tâm:

“Mấy nă t i sống ở đây,điều mà ở ngoài tôi không thể có là tình thương và sự quan tâ , chă sóc của gia đình vì gia đình t i chả còn ai, vào đây t i cảm nhận được sự chă sóc chu đáo, tận tình của các cô ở đây, cảm thấy hạnh phúc lắm giống như ình có th con vậy (Nữ, 80 tuổi, Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức).

Điều đó cho thấy, tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc đã trở thành sợi dây vô hình liên kết chặt chẽ các thành viên ở mỗi “gia đình” trong trung tâm, trong đó, nhân viên chăm sóc có vai trò đặc biệt quan trọng. Không chỉ là đầu mối liên kết các mối quan hệ nhân viên xã hội còn giữ vai trò chăm sóc hỗ trợ cho người cao tuổi

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm v của các bộ phận trong Trung tâm hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cấu trúc - chức năng của T.Parsons, trong đó, các bộ phận thực hiện chức năng, nhiệm v đã được phân công đồng thời có sự liên hệ, hỗ trợ giữa các bộ phận với nhau tùy theo mức độ, tính chất nhiệm v trong quá trình hoạt động.

Về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên xã hội, qua quan sát, tìm hiểu chúng tôi được biết, các nhân viên trong các Trung tâm đã thực hiện há đầy đủ công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Tất cả nhân viên đều ăn, ở trực tiếp và toàn thời gian tại Trung tâm ngoại trừ những trường hợp đặc biệt về gia đình những ngày lễ, tết; các hoạt động của Trung tâm diễn ra hết sức nhịp nhàng, đều đặn; các nhân viên trong trung tâm làm việc 24/24 giờ.

Thời gian nghỉ ph thuộc vào người cao tuổi trong trung tâm. Và có thể thay phiên nhau trực theo những ca làm việc nhất định của mình (đối với trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức)

Tuy nhiên khi được hỏi về công việc kéo dài cả ngày của mình một số nhân viên trong trung tâm trả lời rằng:

Công vi c à, đành phải chịu thôi, chỉ những người h ng tì được vi c làm và có tuổi như các c rồi mới vào đây là th i, công vi c cũng vất vả làm, thời gian lại kéo dài cả ngày ít có thời gian về thă gia đình lắm” (nữ, 48 tuổi, Trung tâm bảo trợ xã hội III).

Điều đó đặt ra vấn đề băn hoăn phải chăng nhân viên chăm sóc làm việc với thái độ cam chịu hơn là một sự ý thức rõ ràng về công việc và thời gian làm việc tại Trung tâm? Cũng trong câu hỏi đó nhân viên trong trung tâm Chăm sóc người cao tuổi thiên đức cho rằng:

Công vi c của bọn chị mà, các c cũng như người nhà trong gia đình chị, với lại bọn chị cũng là vi c theo những chuyên môn riêng của từng người, trực ca của từng người n n cũng có thời gian cho gia đình.”(nữ, 34 tuổi, Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức).

Điều này có thể thấy được sự suy nghĩ hác nhau về tư tưởng công việc của các nhân viên trong 2 trung tâm.

Qua tìm hiểu tại 2 trung tâm chúng tôi có thấy rằng mỗi trung tâm có những m c đ ch hoạt động riêng. Nếu như ở trung tâm bảo trợ xã hội m c đ ch của họ mang t nh nhân đạo cưu mang giúp đỡ người cao tuổi cô đơn hông nơi nương tựa, hoạt động hoàn toàn dựa trên kinh phí của nhà nước thì ở trung tâm chăm sóc người cao tuổi tư nhân được thành lập hoạt động có m c đ ch lợi nhuận, hoạt động hoàn toàn dựa trên nguồn đóng góp inh ph của người cao tuổi trong trung tâm.

Chúng ta có thể thấy m c đ ch thành lập của 2 trung tâm là khác nhau. Tính kì vọng ở của cán bộ nhân viên và người cao tuổi trong mỗi trung tâm cũng sẽ khác nhau theo từng hoạt động của trung tâm.

Trên cơ sở lý thuyết chúng tôi nhận thấy nhân viên trong các Trung tâm đã làm tốt vai trò của mình với tinh thần trách nhiệm cao. Đây là cơ sở quan trọng xây dựng tinh thần đoàn ết, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, đối với người cao tuổi đang sinh sống tại trung tâm. Góp phần vào việc nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta có thể thấy thái độ làm việc của các nhân viên trong trung tâm bảo trợ xã hội III còn mang tính cam chịu

Như vậy, tôn chỉ m c đ ch xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển là kim chỉ nam định hướng, chỉ đạo các hoạt động của mỗi trung tâm là khác nhau. Bên cạnh đó ta có thể thấy rằng vì m c đ ch thành lập khác nhau nên mỗi trung tâm sẽ có những cách thức hoạt động riêng và kỳ vọng riêng của mình.

2.2. Th c tr ng chă sóc hỗ tr ch ng ời cao tu i trong các trung tâm chă sóc t p trung.

Người cao tuổi nói chung và người cao tuổi trong các trung tâm chăm sóc tập trung nói riêng đều có những nhu cầu cơ bản về tâm sinh lý về lứa tuổi của mình. Khi vào các trung tâm chăm sóc tập trung người cao tuổi mong muốn được hưởng cuộc sống tốt nhất và phù hợp với mình. Chính vì thế mà những trung tâm chăm sóc tập trung cần có những hoạt động chăm sóc và hỗ trợ phù hợp với đối tượng là người cao tuổi sống trong trung tâm.

2.2.1. Hoạt động c ă sóc ng i cao tu i.

Ở mỗi trung tâm các quá trình hoạt động có thể diễn ra theo trình tự và hình thức triển hai hác nhau nhưng đều hướng đến m c đ ch chung là chăm lo sức khỏe cho người cao tuổi sống trong trung tâm, tạo điều kiện tốt và thoải mái nhất cho người cao tuổi.

Người cao tuổi vào trung tâm sống đều có những lý do riêng của mình. Có người là do hoàn cảnh neo đơn hông nơi nương tựa, không thể chăm lo cho chính cuộc sống của mình, hay là những người cao tuổi d có con cháu đề huề, có kinh tế ổn định nhưng con cháu hông quan tâm chăm sóc, hay do các

c bị cô đơn trong ch nh ngôi nhà của chính mình vì thế các c được con cháu gửi vào trung tâm hay tự các c vào trung tâm (người cao tuổi ở trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức).

Ở ngoài sống 1 ình, gia đình cũng chẳng còn ai, hoàn cảnh hó hăn nên xin vào trung tâm cháu ạ. Ở 1 mình những lúc trái gió trở trời chẳng bi t đường nào mà lần. Vào trung tâm sống cho an toàn cháu ạ” (nữ, 79 tuổi, người cao tuổi trung tâm bảo trợ xã hội III)

Bà ra Hà Nội ở với con, nhưng chúng bận bịu công vi c lắm, cứ sáng 7h đi, tối 7h mới về. Có hôm Bà còn chẳng gặp mặt con, mặt cháu ấy, đ ng con đ ng cháu nhưng chúng nó bận bịu chả có thời gian. Ở nhà 1 ình ãi cũng chán mà ở đây h ng như ở quê, ở quê Bà cứ buồn buồn là đi hắp làng khắp xóm nói chuy n với làng xóm láng giềng chứ ở đây nhà nào bi t nhà nào buồn lắm. Hôm Bà ra ngoài công viên gặp một Bà cũng bảo có định vào trung tâm này th nên Bà mới bi t. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Bà chủ động bảo con đưa vào đây, bởi ở đây còn có bạn, lúc ố đau được các bác sĩ, y tá chă sóc kịp thời chứ ở nhà chúng nó đi cả ngày ấy nhỡ may có chuy n gì đó con cháu của Bà cũng h ng bi t ấy. Ba đứa con bà lúc đầu lưỡng lự lắm, vì sợ mang tội "bất hi u" với bố mẹ mang ti ng với mọi người, nhưng Bà vẫn quy t tâm vào đây. Hàng tuần, con cháu vẫn đ n thă n n Bà h ng thấy buồn lắm” (nữ, 85 tuổi, người cao tuổi trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức)

Dù rằng với những lý do hác nhau nhưng họ đều mong muốn có một cuộc sống ấm ấp được quan chăm sóc .

Các hoạt động chăm sóc sức khỏe và hoạt động tinh thần được quan tâm thường xuyên và là hoạt động chủ đạo trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Các hoạt động được tuân thủ theo những nguyên tắc của công tác xã hội và hướng đến an sinh xã hội, công bằng xã hội. Điều đó có nghĩa hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân theo đúng quyền và khả năng mà họ có dưới các dạng hoạt động khác nhau. M c đ ch chung nhất của công tác xã hội là con người, trong đó công tác xã hội luôn quan tâm và hướng đến việc

giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ của con người, tăng năng lực nhằm giúp cho cuộc sống của họ thoải mái, tốt đẹp hơn và từ đó thúc đẩy sự thay đổi xã hội.

2.2.1.1.Hoạt động Trị Li u.

Qua quan sát và nghiên cứu tại trung tâm bảo trợ xã hội III và trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức chúng tôi nhận thấy hoạt động trị liệu của 2 trung tâm đều có những điểm chung và hoạt động theo những dạng trị liệu:

 Hoạt động trị liệu nhằm tăng cường thể lực cho người cao tuổi (chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi)

Hoạt động này giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe bằng những hoạt động đa dạng và phong phú như tập thể d c dưỡng sinh, khí công, tham gia vào các câu lạc bộ, các hoạt động do trung tâm tổ chức.

Các hoạt động tập thể d c dưỡng sinh được các trung tâm tổ chức hàng ngày (đối với các c còn đủ khả năng vận động) để người cao tuổi có thể nâng cao sức khỏe của mình. Hoạt động tập thể d c dưỡng sinh được thực hiện vào buổi sáng các ngày trong tuần với những động tác đơn giản nhằm nâng cao tính vận động cho người cao tuổi tăng cường thể lực. Tuy nhiên không phải người cao tuổi nào cũng có thể tham gia vào hoạt động này thường xuyên.

Vì các c sức khỏe không phải lúc nào cũng tốt, có những c sức khỏe nhìn chung là tốt đấy nhưng à cũng do có tuổi nên nhiều khi ố đau, h ng tha gia được, nhiều khi có c lại ngại ra sân tập vào buổi sáng các cô phải vào tận phòng nói chuy n để các c ra tập. Chỉ là những động tác đơn giản để các c đỡ mỏi, để các c thoải mái tinh thần, nhưng nhiều hi cũng vất vả lắm” (Nữ, 42 tuổi, trung tâ chă sóc người cao tuổi Thi n Đức)

Muốn được tăng cường về năng lực trước tiên người cao tuổi cần phải đảm bảo về sức khỏe thể chất để có thể thể hiện bản thân khi tham gia vào các hoạt động. Người cao tuổi cần phải đạt được sự tỉnh táo nhất định để có thể kiểm soát được hành vi và cảm xúc của bản thân và việc giúp người cao tuổi nâng cao sức khỏe thể chất luôn được các trung tâm chú ý hàng đầu. Tại các trung

tâm này việc nâng cao thể chất cho người cao tuổi trong trung tâm được thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung trên địa bàn hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)