Hoạt động phòng ngừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung trên địa bàn hà nội (Trang 52)

2.2.1.1 .Hoạt động Trị i u

2.2.1.2. Hoạt động phòng ngừa

Ở bất cứ mô hình chăm sóc sức khỏe hay các trung tâm bảo trợ xã hội thì các hoạt động phòng ngừa luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Những hoạt động phòng ngừa luôn giúp cho các đối tượng trong trung tâm có thể ổn định, an tâm, hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.

Khi tham gia vào mô hình chăm sóc trong các trung tâm tập trung thì người cao tuổi được tham gia các hoạt động mang tính phòng ngừa và các hoạt động này thường rất c thể, phong phú và đa dạng.

 Hoạt động huấn luyện kỹ năng tâm lý xã hội

Đây là hoạt động mà các trung tâm đều có. Các trung tâm hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc và vệ sinh cá nhân. Các hoạt động này thường diễn ra vào đầu sáng và đầu tối của các ngày và nếu có điều kiện thì có thể đưa các c đi dã ngoại, hoặc là đi lễ chùa (t y vào điều kiện của từng trung tâm mà các hoạt động bên ngoài được tiến hành c thể)

Đối với việc hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc vệ sinh cá nhân thì các trung tâm đã thực hiện khá tốt. Đối với người cao tuổi khi vào trung tâm khỏe mạnh thì công tác này được hướng dẫn thực hiện một cách khá dễ dàng nhưng đối với những c bị bệnh (ngoài những c bị bệnh nặng không thể tự chăm sóc được) thì cũng hó hăn hơn.

Đối với các c khỏe mạnh thì các c tự là được h t, các c không nhờ các c đâu, nhưng đối với nhiều c bị b nh hơn 1 tí thì vi c v sinh cá nhân thì hơi hó hăn hơn, nhiều c bị lẫn các cô phải chỉ dẫn thường xuyên. Nhiều khi hôm nay mới nói nhưng ai các c lại quên ngay. Còn nhiều c bị li t không thể tự ình là được thì bọn cô làm h t, túc trực bên các c 24/24 làm v sinh thân thể cho các c thường xuyên ấy”.(nữ, 40 tuổi, y tá trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Thiên Đức).

Tuy nhiên, người cao tuổi thường rất hay ốm đau, do các đặc điểm độ tuổi nên sức khỏe của họ thường yếu dần, có những người gặp rất nhiều hó hăn trong các hoạt động thường ngày. Có những c thậm chí còn không thể tự làm

các hoạt động cơ bản nhất để chăm sóc bản thân. Điều này cũng gây hông t hó hăn cho nhân viên chăm sóc trong trung tâm.

Những h bình thường thì không sao chứ khi trái gió trở trời thì nhiều c sức khỏe y u đi, tính hí cũng hó hơn hẳn, công vi c của chúng tôi bắt đầu từ 5h sáng, dọn dẹp v sinh phòng ốc, làm công tác v sinh cho các c . Nhiều c không còn minh mẫn, đi lại hó hăn, nhiều c bị khuy t tận nay ốm ai đau, chúng t i chă sóc cho các c từng bữa ăn nước uống nhưng nhiều khi các c khó tính vẫn mắng cho té tát ấy chứ (nữ, 35 tuổi, nhân viên hộ lý trung tâm bảo trợ xã hội III)

Bên cạnh đó là các hoạt động bên ngoài trung tâm như tổ chức cho chác c đi lễ chùa hoặc các hoạt động dã ngoại.

Đối với nhiều người cao tuổi thì các hoạt động này là cần thiết để các c có thể tiếp xúc giao lưu với xã hội bên ngoài vì phần lớn thời gian là các c sống trong trung tâm. Thêm vào đó là người cao tuổi thường thiên về vấn đề tâm linh nên nhu cầu đi lễ chùa cho các c là điều cần thiết để tạo cho các c một tâm lý thoải mái trong vấn đề tâm linh của mình.

“Trung tâ cũng hay tổ chức các hoạt động dã ngoại, rồi đi thă quan các đình chùa. Bà cũng thích đi chùa lắm. Giờ có tuổi rồi nên có lẽ hướng về tâm linh nhiều hơn cháu ạ. Trung tâ cũng hiểu tâm lí của các Bà. Nhưng mỗi lần đi như th cũng phải chuẩn bị ĩ càng lắm cháu ạ.”.(nữ, 84 tuổi, trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức)

Tuy nhiên, t y vào điều kiện hoàn cảnh mà mỗi trung tâm sẽ có cách thức tổ chức khác nhau về hoạt động này.

Ở trung tâm bảo trợ xã hội III thì hoạt động này dường như là rất hạn chế. Với nguồn kinh phí hạn hẹp nên trung tâm chỉ dừng lại ở việc tổ chức cho các c đi lễ chùa ở một số chùa gần khu vực trung tâm nhưng cũng rất t. Và cũng chỉ vào những ngày lễ lớn thì mới tổ chức cho các c đi được. Vì kinh phí không có và các c vào đây đều có hoàn cảnh hó hăn nếu yêu cầu đóng ph thì không thể được nên việc đưa các c đi dã ngoại bên ngoài còn hạn chế.

Bên cạnh đó là việc ra vào trung tâm cũng quản lý siết chặt để bảo đảm an toàn nên việc các c tiếp xúc với bên ngoài dường như cũng hạn chế theo và nhiều khi nó lại khiến cho người cao tuổi bị gò ép và bó buộc trong trung tâm.

Khác với trung tâm bảo trợ xã hội III, trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức lại có nhiều hoạt động dã ngoại hoặc tổ chức đi lễ chùa cho người cao tuổi tại trung tâm. Với kinh phí hoạt động dựa trên sự đóng góp của các đối tượng trong trung tâm nên những hoạt động này cũng được diễn ra thường xuyên hơn (chỉ đối với những c có sức khỏe và tự vận động được). Hầu như tháng nào các c cũng được trung tâm tổ chức cho đi lễ ch a trong địa bàn, và thỉnh thoảng là tổ chức cho các c đi những nơi xa hơn phạm vi trong nội thành để các c có thể thay đổi không khí và thoải mái hơn. Với những lần đi như thế thì các c được giao lưu bên ngoài nhiều hơn và quan trọng là các c không cảm thấy bị bó buộc trong trung tâm.

“Ở trong trung tâm nhiều lúc bí bách lắm, buồn chẳng bi t làm gì, nhiều khi cả ngày sáng dạy làm v sinh xong ra ngoài sân ngồi xong đ n giờ đi ăn cơ rồi đi ngủ trưa, chiều lại như th . Buồn lắm. Nhiều khi muốn ra ngoài phải xin cán bộ quản lý, rắc rối lắm, cảm thấy bị gò ép không thoải mái”( nữ, 78 tuổi, trung tâm bảo trợ xã hội III)

Tuy nhiên để tổ chức được những buổi dã ngoại hay đi lễ ch a đối với cả 2 trung tâm là điều không hề dễ. Bỏ qua vấn đề kinh phí thì chúng ta có thể nhận thấy rằng người cao tuổi trong trung tâm không phải ai cũng hỏe mạnh minh mẫn, nhiều c sức khỏe yếu chính vì thế những hoạt động ngoài trung tâm cũng gây hó hăn hông nhỏ trong công tác chăm sóc của các nhân viên trong trung tâm.

Mỗi lần tổ chức cho các c đi chùa là các c phải chuẩn bị ĩ lắm, tại các c già rồi sức khỏe y u. Với lại mỗi lần đi là các c phải kiể tra ĩ càng để các c có sức khỏe đảm bảo mới đi được. Chứ đưa các c sức khỏe y u đi cùng vất vả lắm, lại không tốt và an toàn cho các c . Mỗi lần đi như th là

các cô vất vả và hó hăn hơn trong vi c chă sóc các c ” (nữ, 40 tuổi, nhân viên trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức)

Ch nh vì điều đó mà công việc của các nhân viên chăm sóc trong các trung tâm là không hề dễ dàng. Để chăm sóc được những người cao tuổi họ không chỉ phải khéo léo dịu dàng trong công việc mà còn phải xuất phát từ tấm lòng của mình để đảm bảo được điều kiện sinh hoạt, vệ sinh tốt nhất cho người cao tuổi sống tại trung tâm.

 Các liệu pháp tâm lý bao gồm các liệu pháp thư giãn tập luyện, liệu pháp tâm lý cá nhân, nhóm .các liệu pháp này được các y bác sĩ trong các trung tâm theo dõi chặt chẽ để có những liệu pháp phù hợp. Bên cạnh đó trong mỗi trung tâm người cao tuổi được các ý tá, điều dưỡng viên sẽ theo dõi sức khỏe và kiểm tra sức khỏe theo bệnh lý. Ngoài ra, các hoạt động thường thấy ở cả 2 trung tâm là tổ chức sinh nhật cho các c , được tham gia vào các hoạt động quần chúng và đảm bảo niềm vui cho người cao tuổi. Đảm bảo cho người cao tuổi về mặt tinh thần. Sống trong các trung tâm, ngoài việc quan trọng nhất là được chăm sóc và theo dõi sức khỏe, các c còn có cơ hội để bầu bạn với những người cùng lứa tuổi, được tham gia vào các hoạt động tập thể như câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ sống vui-khỏe-có ch, được chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. Các c vào sống ở trung tâm đều được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và được kiểm tra các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch, nhiệt độ hàng ngày. Mỗi buổi sáng các c đều được hướng dẫn tập thể d c dưỡng sinh, tập thở đúng cách để tăng cường thể lực. Các c còn được xoa bóp, bấm huyệt hàng ngày hoặc được các y tá hướng dẫn tập ph c hồi chức năng ph hợp với tình trạng bệnh lý của các c .

Tại trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Thiên Đức để nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi, vào những ngày lễ như 20/10, 8/3 hay 20/11, người cao tuổi ở đây được giao lưu với học sinh mầm non và các sinh viên đại học, trung cấp trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, trung tâm cũng tổ chức các hoạt động như: Mừng sinh nhật các c theo tháng, các câu lạc bộ

thơ, đánh cờ, hiêu vũ, câu lạc bộ sống vui - khỏe - có ích hay buổi đi dã ngoại, đi lễ ch a.... Đây ch nh là các liệu pháp tâm lý giúp các c hòa mình với cộng đồng và giảm thiểu chứng trầm cảm. Điều này đã xua tan đi những băn hoăn, lo lắng của các c và giúp các c hòa nhập với cuộc sống mới tại trung tâm. Ngoài ra trung tâm còn áp d ng các liệu pháp y học cổ truyền trong việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho các c như: cho các c ngâm chân bằng thuốc nam giúp tăng cường lưu thông h huyết và thư giãn trong m a lạnh. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng các c trung tâm còn quan tâm chăm sóc đến đời sống tinh thần và tâm linh cho các c nữa:

Tôi tốt nghi p trường Y học cổ truyền là về đây c ng tác. C ng vi c tuy cực nhưng gắn bó với các c mãi bây giờ tình cả như người nhà. Nhiều người hỏi, sao không tìm một công vi c khác có thu nhập cao hơn, nhưng họ không hiểu, tình cảm nhiều như th bỏ các c sao đành”(nữ, 38 tuổi, y sĩ Đông y, trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức)

Mỗi sáng các bác đều dậy sớm, tập thể d c xong rồi về tắm rửa, ăn sáng, đọc báo. Sau đó, ỗi bác lại có lịch trình riêng hoặc tất cả có thể cùng tham gia các hoạt động tập thể như chơi cờ, câu cá, vẽ tranh, đọc sách... Các bác ố đau thì được chă sóc y t ”. (Nam, 85 tuổi, Trung tâm Thiên Đức)

 Hoạt động vui chơi, giải trí, tái hòa nhập xã hội.

Trung tâm tổ chức các hoạt động như nghe đọc báo về đời sống xã hội, sức khỏe người cao tuổi, người cao tuổi được tham gia các hoạt động của trung tâm, giao lưu với các đoàn thể, được sinh hoạt trong các câu lạc bộ sống vui- sống- khỏe- sống có ích tại trung tâm. Các ngày lễ tết các c có thể về với gia đình, người thân và nhiều các hoạt động khác giải trí khác tại trung tâm.

Tuy nhiên do hoàn cảnh và điều kiện khác nhau nên mỗi trung tâm sẽ có những hình thức hoạt động riêng biệt.

Tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức một ngày bình thường của những người cao tuổi ở trung tâm thường bắt đầu từ 6h. Các c sẽ tập thể d c, ăn sáng và nghe đọc báo về các vấn đề cuộc sống và người cao tuổi. Sau

đó t y thuộc vào tình hình sức khỏe để có chế độ điều trị, tập luyện và vui chơi riêng. Các dịp lễ tết trung tâm đều sắp xếp đưa các c đi thăm quan, đi lễ đền ch a để thay đổi không khí, tùy theo yêu cầu của các c và gia đình. Tuy các hoạt động được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng nhưng cũng hông tránh khỏi sự khác nhau giữa các c trong những hoạt động chung.

“Mỗi sáng các c đều dậy sớm, tập thể d c xong rồi về tắm rửa, ăn sáng, đọc báo. Sau đó, mỗi c lại có lịch trình riêng hoặc tất cả có thể cùng tham gia các hoạt động tập thể như chơi cờ, câu cá, vẽ tranh, đọc sách...như Bà đang còn hỏe thì Bà tham gia hoạt động thể d c….nhiều khi không làm gì rồi buồn tay chân, hoạt động cũng cứ lặp lại như th (nữ, 84 tuổi, trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức)

Tại trung tâm bảo trợ xã hội III các c đều có hu ăn, nghỉ, vui chơi riêng, được tham gia các buổi sinh hoạt câu lạc bộ người cao tuổi; được đóng hội phí sinh hoạt, kết hợp với Hội Người cao tuổi phường tổ chức mừng thọ cho các c ..., qua đó tạo tâm lý thoải mái, an tâm khi các c sống, sinh hoạt tại Trung tâm. Tuy nhiên ở trong trung tâm các hoạt động diễn ra hông thường xuyên, các câu lạc bộ đang còn nhỏ lẻ và tự phát. Sân vui chơi giải trí giành cho các c lại không phù hợp nhiều với các c nên không có tính ứng dựng nhiều. Điều này làm hạn chế khả năng tham gia các hoạt động xã hội của người cao tuổi khiến người cao tuổi rơi vào trạng thái bị động tự ti.

“Trung tâ cũng có các câu lạc bộ đấy cháu ạ. Nhưng à hoạt động bập bõm lắm. Lâu lắm rồi chẳng thấy các câu lạc bộ ấy họp hành hay hoạt động gì cả, chẳng bi t có còn hoạt động nữa không ấy, với lại số lượng thành viên tham gia ít lắm” (nữ, 79 tuổi, người cao tuổi trung tâm bảo trợ xã hội III)

Các câu lạc bộ sống vui- sống khỏe-sống có ch được ứng d ng thường xuyên trong các mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi kể cả các mô hình trung tâm hay mô hình ngoài cộng đồng thông qua các hoạt động rất c thể và đạt được hiểu quả cao. Đây cũng là những liệu pháp chuẩn mực và được chấp nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay,

những hoạt động này khá phong phú và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên các hoạt động của các câu lạc bộ này chưa phát huy được hết ứng d ng của nó.

Qua kết quả nghiên cứu trong bài có thể nhận thấy rằng mô hình mang tính chất phòng ngừa đều có những ứng d ng liệu pháp cơ bản để chăm sóc người cao tuổi. Mỗi liệu pháp là những hoạt động riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau để đạt được kết quả tốt nhất. Chính vì thế các hoạt động mang tính chất phong phú và đa dạng, và ở một phương thức và một khía cạnh nhất định những hoạt động đó đã giúp cho người cao tuổi đáp ứng được những nhu cầu của chính mình.

Người cao tuổi khi tham gia vào mô hình chăm sóc sức khỏe tại các trung tâm chăm sóc tập trung (thông qua nghiên cứu tại 2 trung tâm chăm sóc người cao tuổi là trung tâm bảo trợ xã hội III và trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức) chúng ta có thể thấy họ đều có những nhu cầu khác nhau. Tuy hoàn cảnh của người cao tuổi khi vào trung tâm sống có những hoàn cảnh, lý do khác nhau không ai giống ai nhưng trong họ đều tồn tại những nhu cầu của riêng mình. Khi vào trung tâm sống nhu cầu của họ không chỉ là được đảm về những nhu cầu cơ bản về cuộc sống như ăn ở (đối với người cao tuổi ở trung tâm bảo trợ xã hội III) mà họ còn có nhu cầu về chăm sóc ph c hồi những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung trên địa bàn hà nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)