Cán bộ lãnh đạo và cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 26)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Tƣ duy lý luận đối với đội ngũcán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam

1.2.1. Cán bộ lãnh đạo và cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay

Khái niệm cán bộ lãnh đạo

Theo từ điển Tiếng Việt: “Cán bộ” là chỉ những ngƣời làm các công tác nghiệp vụ, chuyên môn trong các cơ quan Nhà nƣớc, những ngƣời có chức vụ trong một cơ quan, tổ chức để phân biệt với những ngƣời không có chức vụ.

Theo cách hiểu thông thƣờng: “Cán bộ” đƣợc hiểu là những ngƣời làm việc trong bộ máy chính quyền, Đảng, các đoàn thể và lực lƣợng vũ trang.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là những ngƣời đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của nhân dân báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” [15, tr.269].

Lãnh đạo đƣợc hiểu là hoạt động của ngƣời có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm, đồng thời biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hƣởng cho những ngƣời đi theo thực hiện tầm nhìn đó.

Nhƣ vậy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về cán bộ nhƣng về cơ bản thì cán bộ là khái niệm dùng để chỉ những ngƣời có chức vụ, vai trò, cƣơng vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động ảnh hƣởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành góp phần định hƣớng sự phát triển của tổ chức.

Cán bộ lãnh đạo là những người đứng đầu, phụ trách một tổ chức, đơn vị nào đó do bầu cử hoặc chỉ định. Cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm đề ra những phương hướng, chủ trương, quyết định liên quan tới những đơn vị, phong trào mà họ phụ trách. Cán bộ lãnh đạo còn là người dẫn dắt, tổ chức phong trào theo một hướng đi cụ thể. Họ là người điều hành, chỉ đạo thông qua các quết định, chính họ cũng là người điều chỉnh những quyết định sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Hệ thống chính trị ở nƣớc ta hiện nay ở nƣớc ta đƣợc tổ chức thành bốn cấp:

+ Cấp Trung ƣơng

+ Cấp Tỉnh (Thành phố và trực thuộc Trung ƣơng), + Cấp Huyện (Quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh) + Cấp Cơ sở (Xã, Phƣờng, Thị Trấn).

Cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay

Cấp cơ sở (xã, phƣờng, thị trấn): là cấp nhỏ nhất trong hệ thống 4 cấp nhƣng lại là cấp rộng rãi nhất, đông đảo nhất. Cơ sở là nơi chấp hành, là nơi giao tiếp trực tiếp của toàn bộ hệ thống chính trị với dân, là nơi mọi đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc đƣợc triển khai thực hiện và đây cũng là nơi trực tiếp nắm bắt đƣợc sự phản hồi những ý kiến, kiến nghị, tâm tƣ nguyện vọng và đề xuất của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc.

Cán bộ cấp cơ sở là cán bộ có chức năng và nhiệm vụ tổ chức, thực hiện các đường lối, chính sách, phương hướng, kế hoạch của cấp Trung ương và cấp quản lý trực tiếp cho phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương.

Theo Điều 118, Hiến Pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 và luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, cấp cơ sở bao gồm: Xã, Phƣờng, Thị Trấn. Đây là nơi nhân dân sinh sống, cƣ trú, gắn bó chặt chẽ với các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội, huyết thống, phong tục, tập

quán, ngành nghề và những sinh hoạt chung khác. Cấp cơ sở có vị trí rất quan trọng, là nơi trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với nhân dân; là nơi cụ thể hóa các nghị quyết, nghị định, hƣớng dẫn của cấp tỉnh và cấp huyện, đi sâu, đi sát với địa phƣơng và quản lý địa phƣơng về mọi mặt. Đồng thời, cấp cơ sở còn là nơi có nhiều tiềm năng lớn về kinh tế ở cả trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, góp phần to lớn thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc nói chung.

Theo khoản 3, Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008, cán bộ cấp cơ sở là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thƣ, Phó bí thƣ Đảng ủy, ngƣời đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã trong biên chế và đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách của nhà nƣớc. Cán bộ cấp cơ sở bao gồm các chức vụ: Bí thƣ, Phó bí thƣ Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch hội nông dân Việt Nam; Chủ tịch hội cựu chiến binh Việt Nam; Bí thƣ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Trong khuôn khổ của luận văn chỉ đề cập đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở: Bí thƣ, Phó bí thƣ Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Với những chức danh này, đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng và là lực lƣợng nòng cốt trong tổ chức thuộc hệ thống chính trị cấp cơ sở.

Nhƣ vậy, cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở là những ngƣời đứng đầu các tổ chức chính trị, xã hội, các phòng ban của cấp cơ sở; là những ngƣời lãnh đạo, quản lý, triển khai, tổ chức thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; đồng thời cũng là ngƣời phát hiện, khái quát những sáng tạo, những nhân tố mới từ cơ sở, góp phần hoàn thiện đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Vì vậy, cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở cần phải có trình độ và năng lực tƣ duy lý luận nhất định mới có thể hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Chức năng cơ bản của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

Hệ thống chính trị ở nƣớc ta đƣợc tổ chức phân thành bốn cấp: Trung ƣơng; tỉnh; thành phố; quận, huyện và cơ sở (xã, phƣờng, thị trấn). Trong đó, cấp cơ sở là cấp quản lý hành chính nhỏ nhất nhƣng lại là cầu nối sâu sát nhất các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đi vào đời sống và trở thành phong trào của nhân dân. Do vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn đề cao việc quan tâm, xây dựng bộ máy chính trị cấp cơ sở. Đồng thời, đƣa ra các Nghị quyết để củng cố, kiện toàn, phát triển toàn diện cấp cơ sở nhƣ ở Nghị quyết Trung ƣơng V khóa IX nhấn mạnh: “Đổi mới và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cấp cơ sở xã, phƣờng, thị trấn, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc” [3, tr.165].

Cán bộ cấp cơ sở cũng xác định đƣợc vai trò quan trọng của mình trong hệ thống chính trị nƣớc ta. Họ là những ngƣời đại diện cho nhân dân trong công tác lãnh đạo, quản lý Nhà nƣớc ở địa phƣơng, đồng thời là đội ngũ trực tiếp điều hành, tổ chức, cụ thể hóa các đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nƣớc hiện nay. Nhƣ vậy, cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị nƣớc ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là những ngƣời đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” [15, tr.269]. Qua lời khẳng định của chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy rõ hơn đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung, hay cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở nói riêng thực sự là chiếc cầu nối giữa Đảng và Nhà nƣớc với nhân dân. Cán bộ cấp cơ sở là những ngƣời trực tiếp đi sâu, đi sát với dân, cùng chung sống hàng ngày với ngƣời dân, hiểu rõ những phong tục tập quán của địa phƣơng để có thể giải quyết những vấn đề phức tạp của dân một cách có hiệu quả. Cán bộ cấp cơ sở trực tiếp thực hiện,

triển khai các quy định của Nhà nƣớc, trực tiếp giải quyết những yêu cầu, các ý kiến, kiến nghị của nhân dân. Từ đó, họ có thể tập hợp đầy đủ và phản ánh một cách trung thực những ý kiến, nguyện vọng của ngƣời dân lên các cơ quan cấp trên, đồng thời đề xuất những giải pháp trong việc giải quyết các vƣớng mắc và yêu cầu của nhân dân. Để làm đƣợc điều này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ này phải lấy dân làm gốc, thực sự vì dân, nhƣng vẫn phải dựa trên đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc đã đề ra.

Cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở không chỉ là cầu nối giữa các đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc với nhân dân mà còn trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nƣớc và giải quyết các yêu cầu của dân. Sau quá trình tích lũy, rèn luyện tại địa phƣơng họ chính là những dự nguồn quan trọng cung cấp cho cán bộ lãnh đạo cấp huyện. Cấp cơ sở là môi trƣờng thực nghiệm quan trọng tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trƣởng thành. Nhƣ vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở chính là lực lƣợng giữ vai trò nòng cốt trong việc điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức ở cấp cơ sở, vừa thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, vừa vừa đảm bảo quyền lực của chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân.

Thông qua những chức năng cơ bản của cán bộ cấp cơ sở đã cho thấy rõ hơn những đặc trƣng của bộ máy chính quyền cấp cơ sở và vai trò quan trọng của đội ngũ này trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nƣớc hiện nay. Chính vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở phải luôn tích cực, chủ động và sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động tại địa phƣơng.

1.2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay

* Quan niệm về phát triển

Phát triển là một thuật ngữ đƣợc sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống và trong nghiên cứu khoa học. Theo từ điển tiếng Việt, phát triển là: “Biến đổi

hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [73, tr.769]. Triết học lại khẳng định: “Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên của sự vật hiện tƣợng theo chiều hƣớng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật” [10, tr.187-188]. Xã hội học quan niệm phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lƣợc và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con ngƣời nhằm đạt đƣợc những thành quả bền vững và đƣợc phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của họ.

Nhìn chung, các quan điểm trên đều thống nhất ở chỗ phát triển bao giờ cũng gắn với con ngƣời và các hoạt động của con ngƣời; với các sự vật, hiện tƣợng theo chiều hƣớng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện; vận động theo khuynh hƣớng tiến lên, có sự kế thừa của cái cũ; kết quả của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ; trong đó phát triển mang ba tính chất cơ bản là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú. Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan vì nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, nó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của các sự vật, hiện tƣợng. Chính vì vậy mà sự vật luôn có sự phát triển và sự phát triển đó là một tiến trình khách quan. Phát triển mang tính phổ biến đƣợc hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực trong tự nhiên, xã hội, tƣ duy và các sự vật hiện tƣợng của thế giới khách quan. Trong các khái niệm, phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển, trên cơ sở của sự phát triển các hình thức của tƣ duy, các khái niệm, phạm trù mới phản ánh đúng hiện thực đang vận động và phát triển. Phát triển còn là một khuynh hƣớng chung của mọi sự vật, hiện tƣợng, nhƣng ở mỗi sự vật hiện tƣợng lại

diễn ra quá trình phát triển khác nhau. Trong quá trình phát triển các sự vật, hiện tƣợng còn chịu tác động của các yếu tố, các sự vật và hiện tƣợng khác, chính sự tác động này sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật. Quan điểm phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật phải đặt nó trong quá trình phát triển, tìm ra xu hƣớng vận động biến đổi chuyển hoá của nó, thấy đƣợc sự nảy sinh tất yếu của cái mới thay thế cái cũ. Với tƣ cách là một trong những nguyên tắc phƣơng pháp luận, quan điểm phát triển góp phần vào việc định hƣớng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn.

* Quan niệm về phát triển tư duy lý luận

Tƣ duy lý luận là hình thức tƣ duy ở cấp độ cao, dựa trên các công cụ khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận, hƣớng tới phân tích, tổng hợp, khái quát để tìm ra bản chất, quy luật của hiện thực khách quan; từ đó đƣa ra định hƣớng và hƣớng dẫn hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con ngƣời ngày càng mang lại những kết quả cao.

Phát triển tƣ duy lý luận ở đây đƣợc hiểu là quá trình biến đổi nhận thức theo khuynh hƣớng nhất định, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện, góp phần định hƣớng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của con ngƣời ngày càng có hiệu quả hơn. Trong đó phát triển tƣ duy lý luận có những đặc điểm cơ bản:

Thứ nhất, phát triển tƣ duy lý luận phụ thuộc vào chủ thể tƣ duy, đó là quá trình nâng cao những yếu tố về trí tuệ, tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn, khả năng sáng tạo và vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn.

Thứ hai, phát triển tƣ duy lý luận là sự phát triển tƣ duy khoa học, khả năng sử dụng các nội dung, phƣơng pháp, thao tác tƣ duy khoa học nhằm đáp ứng đƣợc những yêu cầu về nhận thức ở trình độ lý luận và sáng tạo ra tri trức mới.

Thứ ba, phát triển tƣ duy lý luận là phát triển khả năng, cách thức vận dụng những tri thức lý luận vào trong hoạt động thực tiễn nhằm mang lại hiểu quả cao hơn, đồng thời có khả năng đƣa ra các dự báo khoa học.

Nhƣ vậy, có thể hiểu phát triển tƣ duy lý luận là: quá trình nâng cao các yếu tố của chủ thể nhƣ về trí tuệ, tri thức, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo… cùng với khả năng sử dụng các phƣơng pháp tƣ duy khoa học nhằm đáp ứng đƣợc những yêu cầu của nhận thức ở trình độ lý luận, từ đó vận dụng các tri thức lý luận vào trong hoạt động thực tiễn của mình nhằm mang lại hiệu quả cao. Phát triển tƣ duy lý luận là sự phát triển cao của năng lực tƣ duy, có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức và cải tạo thực tiễn. Tùy thuộc vào các cấp độ, phạm vi, đối tƣợng khác nhau mà quá trình phát triển tƣ duy luận đƣợc biểu hiện cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung vào nghiên cứu việc phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 26)