Các nhân tố tác động đến phát triển tƣ duy lý luận của đội ngũcán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 45)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển tƣ duy lý luận của đội ngũcán bộ

bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay

Xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của thực tiễn đổi mới đất nƣớc, từ thực trạng về năng lực tƣ duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nƣớc ta hiện nay đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu đối với việc phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ này. Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển tƣ duy lý luận của cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam, trong đó có hai nhân tố tác động cơ bản là nhân tố khách quan và chủ quan. Từ đó đề ra những yêu cầu cho việc phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nƣớc ta hiện nay. Có những yêu cầu chung xuất phát từ sự phát triển của thực tiễn, lại có những yêu cầu riêng phù hợp với đặc điểm năng lực tƣ duy lý luận của từng đối tƣợng. Dƣới đây xin đề cập một số những nhân tố ảnh hƣởng, tác động và những yêu cầu cơ bản nhất đối với việc phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nƣớc ta hiện nay.

1.3.1. Nhân tố khách quan

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhƣ vũ bão, đã hình thành nên hệ thống công nghệ mới với các thành phần chủ yếu nhƣ: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lƣợng, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ gen,… Tất cả những thành tựu vĩ đại đó, đã nhanh chóng đƣợc áp dụng vào trong đời sống xã hội, mang lại những bƣớc phát triển kỳ diệu cho nhân loại, đồng thời đƣa loài ngƣời lên một trình độ văn minh trí tuệ. Những thành tựu to lớn của khoa học công nghệ hiện đại đã giúp cho khoa học công trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, một nguồn lực tăng trƣởng kinh tế quan trọng. Đồng thời,

đƣa nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội bƣớc vào quá trình hội nhập, quốc tế hóa trên mọi phƣơng diện. Điều này đã và đang tác động mạnh mẽ tới tốc độ của các nƣớc với mức độ khác nhau. Để có thể cùng phát triển, các nƣớc trên toàn thế giới không thể tồn tại biệt lập tách rời khỏi dòng chảy chung của thế giới. Nhƣ vậy, những thành tựu mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại, cùng với những hệ quả của nó đã mở ra thời cơ mới cho các nƣớc có thể rút ngắn quá trình phát triển, cũng đặt ra không ít những thách thức gay gắt đối với các nƣớc, nhất là những nƣớc nghèo và lạc hậu về kinh tế nhƣ nƣớc ta hiện nay.

Đối với nƣớc ta, những thành tựu mà khoa học công nghệ mang lại đã và đang tác động hết sức mạnh mẽ đến mọi mặt của quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, đặc biệt là trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, trong đó bao gồm cả ở cấp cơ sở. Những tác động của khoa học công nghệ đến tƣ duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nƣớc ta hiện nay đƣợc thể hiện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, văn hóa, chính trị, đạo đức. Nhƣ vậy, dƣới tác động của khoa học công nghệ và quá trình quốc tế hóa, các nƣớc trên thế giới không thể tồn tại một cách biệt lập mà đòi hỏi ngay từ mỗi vùng miền, địa phƣơng, mỗi cơ sở trong mỗi nƣớc đều phải thay đổi để hòa nhập vào dòng chảy chung của thế giới. Việt Nam là một nƣớc đang phát triển nên còn lạc hậu về khoa học công nghệ so với thế giới, nhƣng chúng ta đã biết sử dụng những thành quả của khoa học công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, tiêu dùng cũng nhƣ mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, những tác động của sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trƣờng đang từng bƣớc làm biến đổi cuộc sống của ngƣời dân ở cơ sở từ trong sản xuất, tiêu dùng đến những tƣ duy cũ. Tất cả những điểm này, đã tác động không nhỏ tới tƣ duy cán bộ lãnh cấp cơ sở trên mọi lĩnh vực công tác ở cơ sở. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ vừa mở ra thời cơ đồng thời vừa mang đến những thách thức không nhỏ đối với sự lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp cơ sở trong việc

xây dựng và phát triển cơ sở vững mạnh, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời phát huy đƣợc mọi tiềm lực ở cơ sở, vừa áp dụng đƣợc những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào đời sống.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển, trong đó đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đây vừa là tiền đề đồng thời là thách thức, đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác giáo dục tƣ tƣởng chính trị và phát triển tƣ duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác, những tác động của thành tựu khoa học công nghệ đến mọi mặt của đời sống, đặc biệt là trên lĩnh vực thông tin , đã giúp cho đội ngũ cán bộ nƣớc ta nói chung, cán bộ cấp cơ sở nói riêng và nhân dân có điều kiện thu nhận mọi sự kiện trong nƣớc, cũng nhƣ tình hình thế giới một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, những thông tin đến với cơ sở rất đa dạng, nhiều chiều, thƣờng chƣa đƣợc chọn lọc, gây ảnh hƣởng lớn đến nhận thức, tƣ duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp cơ sở. Đặc biệt là trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ làm cho chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, tƣơng quan lực lƣợng đang ở xu thế có lợi cho chủ nghĩa tƣ bản. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc với các chiến lƣợc “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, đã bằng mọi thủ đoạn nhƣ: đả kích, xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa, tuyên truyền các văn hóa phẩm phản động…, nhằm mục đích làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta từ bỏ con đƣờng xã hội chủ nghĩa. Đứng trƣớc những cám dỗ đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ và nhân dân phải giữ vững lập trƣờng kiên định, bản lĩnh chính trị vững vàng, đấu tranh kiên quyết mới có thể chống lại đƣợc âm mƣu của các thế lực thù địch trong cuộc đấu tranh này. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung và nhân dân ta từ trƣớc đến nay vẫn luôn kiên định tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu, lý tƣởng xã hội chủ nghĩa mà chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Tuy nhiên, đứng trƣớc những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới, trình độ dân trí ở cấp cơ sở của nƣớc

ta nhìn chung còn thấp, các nguồn thông tin chính thống thƣờng thiếu và chậm, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở cần phải đƣợc nâng cao bản lĩnh chính trị của mình, củng cố vững chắc lập trƣờng giai cấp, lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, đến việc tuyên truyền giáo dục cho nhân dân mục tiêu, lý tƣởng đó, chống lại các âm mƣu “diễn biến hòa bình” và giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở cấp cơ sở hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Hòa cùng dòng chảy chung của nhân loại, công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ sự khởi xƣớng của Đại hội Đảng VI đã chịu sự tác động chung của thế giới đối với các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Vấn đề đổi mới đặt ra còn đƣợc thúc đẩy bởi những đòi hỏi, sự chín muồi của tình hình trong nƣớc, nhất là sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc cho đến nay. Đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, có những bƣớc chuyển quan trọng, đây vừa là thời cơ cũng vừa là thách thức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc trong thời kỳ mới. Thời cơ là chúng ta có thể rút ngắn giai đoạn phát triển nhờ việc tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại của nhân loại. Đồng thời nƣớc ta cũng đứng trƣớc những tụt hậu về khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa xã hội và những âm mƣu của các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc. Đổi mới mang đến thời cơ, vận hội lớn để phát triển đất nƣớc, đó chính là sự nỗ lực tìm kiếm một con đƣờng và phƣơng pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội sao cho phù hợp với thực tế, cùng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới. Đặc biệt là trong điều kiện các nƣớc trong khu vực và trên thế giới đang có sự chuyển biến mau lẹ, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và xu hƣớng toàn cầu hóa, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài để có thể tự nhận thức, đánh giá về chính bản thân mình một cách phù hợp. Từ đây, nhận thức rõ mình cần phải làm gì, hành động nhƣ thế nào để có thể tồn tại và phát triển trong thế giới ngày ngay. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, đã đặt ra đòi hỏi phải thƣờng xuyên đổi mới, biết

phản ứng linh hoạt trƣớc những biến đổi của thời cuộc, điều chỉnh hợp lý những kế hoạch, chính sách và giải pháp phát triển nhờ có sự đánh giá đúng mình, đúng ngƣời, phát hiện kịp thời những tình huống và dự báo chính xác các khả năng. Nhƣ vậy, đổi mới đã mang lại thời cơ lớn cho sự phát triển của đất nƣớc, đây còn là thời cơ để tiến hành đổi mới do những tác động từ bên ngoài nhƣ: tình hình trong khu vực và thế giới, kinh tế xã hội trong nƣớc, những yêu cầu phát triển của xã hội. Đồng thời, đổi mới còn tạo ra thời cơ mới cho sự phát triển về nhận thức, tƣ duy và lối sống của con ngƣời, từ cá nhân cho tới cộng đồng; sự phát triển năng lực và bản lĩnh lãnh đạo của đội ngũ cán bộ các cấp; sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc vào trong đời sống chính trị của các cấp, tổ chức, đoàn thể nhân dân thông qua quá trình đổi mới và đƣợc rèn luyện trong hoạt động thực tiễn. Đảng và Nhà nƣớc cũng có sự quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp cơ sở trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nƣớc.

Trên lĩnh vực văn hóa xã hội cũng tồn tại nhiều vấn đề có ảnh hƣởng đến tƣ duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Đặc biệt là bƣớc vào thời kỳ đổi mới với xu thế toàn cầu hóa, tăng cƣờng mở rộng mối quan hệ ngoại giao và hợp tác đa phƣơng với nhiều nƣớc, tổ chức quốc tế trên thế giới. Với chủ trƣơng mở cửa để phát triển kinh tế, giao lƣu văn hóa với các nƣớc, tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa tranh thủ đƣợc thời cơ về vốn, khoa học công nghệ hiện đại, phƣơng pháp quản lý. Đồng hành với quá trình đó, chúng ta cũng không tránh khỏi những thông tin, luồng văn hóa không lành mạnh, đi trái với văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc tràn vào nƣớc ta bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Đứng trƣớc những thách thức đó đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc ta phải có chủ trƣơng, biện pháp kịp thời để ngăn chặn, đồng thời có phƣơng án bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ở cơ sở các loại văn hóa phẩm độc hại, phản động đƣợc lƣu truyền một cách lén lút trong nhân dân thông qua các loại hình nhƣ sách, báo,

tạp chí, băng video… Tác hại của nó đã và đang làm xói mòn nghiêm trọng những giá trị văn hóa truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt đáng báo động là trong giới thanh thiếu niên hiện nay. Điển hình là các tệ nạn xã hội nhƣ: cờ bạc, lô đề, ma túy, trộm cắp… đang trở thành những vấn đề gây nhức nhối ở cơ sở. Những vấn đề cấp thiết này, đòi hỏi các nhà lãnh đạo ở cấp cơ sở phải trực tiếp giải quyết, tất cả những điều này có ảnh hƣởng và tác động không nhỏ đến tƣ duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, trong việc đấu tranh chống lại sự xâm nhập và tác hại của chúng đối với sự phát triển chung của cơ sở và toàn xã hội.

Về kinh tế - xã hội, cũng có nhiều nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến tƣ duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Việt Nam bƣớc ra từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm đa số, phần lớn trình độ dân trí còn thấp, chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh… bƣớc vào thời kỳ đổi mới, nƣớc ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tƣ bản chủ nghĩa. Đứng trƣớc những hậu quả nặng nề của chiến tranh, thời kỳ phong kiến vẫn còn ảnh hƣởng sâu sắc trong đời sống của nhân dân, bên cạnh đó các thế lực thù địch, phản động không ngừng tìm mọi cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nƣớc ta. Tất cả những vấn đề trên, cùng với những đòi hỏi cấp bách quả quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trƣớc những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc đã và đang trở thành những vấn đề quan trọng, có ảnh hƣởng mật thiết, chi phối xu hƣớng, trình độ phát triển tƣ duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nƣớc ta hiện nay. Những nhân tố ảnh hƣởng đó đƣợc thể hiện ở những mặt cơ bản sau:

Tàn dư tư tưởng của nền sản xuất nhỏ

Xuất thân từ một nền sản xuất nhỏ, với chế độ công xã nông thôn tồn tại dai dẳng hàng ngàn năm ở nƣớc ta, là một trong những yếu tố quan trọng đã hình thành nên phong cách, truyền thống tƣ duy và trình độ năng lực tƣ duy của ngƣời Việt cho đến hiện nay. Chính những tính chất đặc trƣng của

nền sản xuất nhỏ nhƣ: khép kín, nhỏ lẻ, manh mún,… đã trở thành điều kiện thuận lợi cho tƣ duy kinh nghiệm hình thành và phát triển, gây hạn chế tới sự phát triển tƣ duy của ngƣời Việt, trong đó đặc biệt là tƣ duy lý luận. Xuất thân từ nền sản xuất nhỏ phƣơng Đông, với một trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công cụ lao động thô sơ, khoa học kỹ thuật chƣa phát triển, còn phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, lao động chủ yếu sử dụng sức ngƣời nên những kinh nghiệm tích lũy đƣợc trong đời sống giữ một vai trò hết sức quan trọng, dẫn đến tình trạng cƣờng điệu kinh nghiệm, coi nhẹ lý luận. Chính sự lặp đi lặp lại tình trạng trên, đã dần hình thành tƣ tƣởng sùng bái kinh nghiệm, tƣ duy thụ động, ngại thay đổi, hài lòng với thực tại, điều này đã trực tiếp kìm hãm sự phát triển của tƣ duy ngƣời Việt Nam. Do sự tồn tại lâu dài trong nền sản xuất nhỏ, lạc hậu lâu đời nên chƣa có sự đòi hỏi phát triển tƣ duy lý luận và áp dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ vào trong đời sống, đã làm cho tƣ duy lý luận của ông cha ta chƣa có điều kiện để phát triển: “Một xã hội mà cái quan tâm hàng đầu là giữ gìn sự ổn định, sự nhất trí để đề phòng giặc ngoại xâm, với một thể chế mà làng xã là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 45)