Yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển tƣ duy lý luận cho cán bộ lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 92)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Những yêu cầu và phƣơng hƣớng cơ bản nhằm phát triển tƣ duy lý luận

2.2.1. Yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển tƣ duy lý luận cho cán bộ lãnh

luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển tƣ duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, thực tiễn đổi mới đất nước hiện nay đang đặt ra nhiều vấn

đề mới, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở phải không ngừng học tập, phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là phát triển tư duy lý luận. Thực tiễn luôn vận động, phát triển không ngừng, nó giữ một vai trò quan trọng đối với việc phát triển tri thức và nhận thức lý luận của con ngƣời. Xuất phát từ thực tiễn sinh động, luôn vận động và phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tƣ duy lý luận, thực tiễn trở thành cơ sở và động lực cho sự phát triển tƣ duy lý luận, từ đó đảm bảo cho tƣ duy lý luận phù hợp với thực

tiễn. Nhƣ vậy, thực tiễn càng phát triển đồng thời sẽ đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi tƣ duy của con ngƣời cũng phải thay đổi và phát triển để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn. Những năm qua, đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thực tiễn đổi mới đã đặt ra những yêu cầu mới trên mọi phƣơng diện, nhất là đòi hỏi ngày càng cao đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung và ngay cả đội ngũ cán bộ cấp cơ sở - những ngƣời trực tiếp thực hiện công tác quản lý ở địa phƣơng. Thực tiễn đổi mới đất nƣớc, đó là thời kỳ chuyển đổi nền sản xuất ở trình độ thủ công sang trình độ cơ khí hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ; xây dựng xã hội theo mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”; xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đứng trƣớc thực tiễn này, đòi hỏi ngƣời cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở phải không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ, trong đó đặc biệt chú ý đến việc phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ này. Những yêu cầu của thực tiễn, đã đặt ra những đòi hỏi cao hơn ở đội ngũ cán bộ các cấp nói chung - những ngƣời trực tiếp giúp đỡ Đảng và Nhà nƣớc trong việc điều hành bộ máy hành chính các cấp. Chính vì vậy, trong bối cảnh mới hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc đã dành sự quan tâm hơn đến các hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trong đó đặc biệt quan tâm tới đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Cấp cơ sở là cấp nhỏ nhất trong bộ máy hành chính của nƣớc ta, nhƣng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là những ngƣời trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động ở địa phƣơng, trực tiếp tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng thời tiếp thu những ý kiến và kiến nghị của nhân dân. Do vậy, đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở phải là những ngƣời có trình độ về văn hóa, trình độ lý luận, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng với nhân dân, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân; nắm đƣợc thực chất đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc để vận dụng và cụ thể hóa vào thực tiễn, giúp cho công tác ở cơ sở đạt hiệu quả cao nhất. Để thực hiện đƣợc

những mục tiêu đó, đòi hỏi ngƣời cán bộ này phải có khả năng tổng hợp, phân tích, trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, quan điểm đồng bộ hệ thống; đảm bảo cho các hoạt động thực tiễn ở địa phƣơng đƣợc giải quyết có hiệu quả, nhất là những vấn đề trọng tâm, tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội ở cơ sở theo đúng mục tiêu định hƣớng. Đất nƣớc đang bƣớc vào thời kỳ đổi mới cả về chiều sâu và quy mô, do đó yêu cầu cần phải phát triển toàn diện, đồng bộ về kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ hiện đại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ. Để làm đƣợc điều này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở phải có trình độ tƣ duy lý luận, năng động, sáng tạo trong việc đánh giá, xử lý các vấn đề thực tiễn và trong các mối liên hệ của chúng, từ đó xây dựng các phƣơng án và kế hoạch hoạt động cụ thể ở cơ sở. Tuy nhiên, để hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thực tiễn đã và đang đặt ra hiện nay trên các phƣơng diện của đời sống xã hội, không chỉ cần phải phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo mà còn phải quan tâm tới các vấn đề đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa… nhƣ vậy, mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn luôn vận động, phát triển ở nƣớc ta hiện nay.

Thứ hai, cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở phải nắm được bản chất khoa học

của tư duy lý luận, thực chất lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và năng lực vận dụng lý luận vào xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn tại cơ sở.

Tăng cƣờng công tác đổi mới, giáo dục, bồi dƣỡng lý luận Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần tác động trực tiếp đến việc phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nƣớc ta nói riêng, cũng nhƣ của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung. Bởi lý luận Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là ngọn đèn không thể thiếu để đảm bảo cho sự phát triển tƣ duy lý luận biện chứng. Bản chất của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép biện chứng duy vật, đƣợc Mác – Ăngghen – Lênin xây

dựng học thuyết với một hệ thống lý luận chặt chẽ, hoàn chỉnh gồm ba bộ phận: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là một hệ thống lý luận mang tính khoa học, cách mạng, đã vạch ra những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tƣ duy con ngƣời, chỉ ra quy luật vận động của chủ nghĩa tƣ bản, trở thành cơ sở khoa học và phƣơng pháp luận cho giai cấp công nhân, các Đảng Cộng sản và các nƣớc xã hội chủ nghĩa trên thế giới xây dựng đƣờng lối cách mạng của nƣớc mình. Toàn bộ hệ thống lý luận Mác – Lênin, cũng nhƣ mỗi nguyên lý lý luận luôn có sự gắn bó chặt chẽ giữ nội dung và phƣơng pháp, chúng luôn nằm trong quá trình vận động và phát triển, trái ngƣợc với những giáo điều, xơ cứng. Lý luận Mác - Lênin là lý luận biện chứng về sự phát triển, giải phóng con ngƣời đầy đủ và hoàn chỉnh nhất từ trƣớc đến nay, nó sẽ luôn vận động và phát triển. Vì vậy, việc học tập nâng cao trình độ lý luận Mác – Lênin góp phần làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở nắm đƣợc những tri thức khoa học, phƣơng pháp biện chứng của lý luận Mác – Lênin, cơ sở khoa học nền tảng của việc phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ các cấp nói chung và cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở nói riêng.

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa tinh thần biện chứng của dân tộc và vận dụng một cách sáng tạo lý luận Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam, đã đóng góp to lớn trong việc phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong nhiều vấn đề quan trọng về Đảng, phƣơng pháp cách mạng, về chủ nghĩa nhân đạo, về văn hóa, đặc biệt là sự phát triển của lý luận Mác – Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội ở một nƣớc thuộc địa, nửa phong kiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dặn dò đội ngũ cán bộ lãnh đạo nƣớc ta rằng: “Học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin, học lập trƣờng, quan điểm và phƣơng pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng lập trƣờng, quan điểm và phƣơng pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tiễn trong công tác cách mạng của chúng ta… khi học tập là nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận… khi vận dụng

thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn cách mạng của ta” [12, tr.101-102]. Tƣ tƣởng Hồ chí Minh mang tính cách mạng, khoa học và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Vì vậy, cùng với việc nâng cao trình độ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, việc học tập và tiếp thu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một yêu cầu quan trọng giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp nói chung và đội ngũ cán bộ ở cơ sở nói riêng rèn luyện và phát triển tƣ duy lý luận.

Nhƣ vậy, yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở là phải nắm bắt và hiểu đƣợc nội dung, phƣơng pháp khoa học của lý luận Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn ở cơ sở. Thông qua nghiên cứu lý luận, ngƣời cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở có điều kiện để học tập, rèn luyện và phát triển tƣ duy lý luận. Đồng thời, việc nắm bắt bản chất của lý luận Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc chính là tiền đề khoa học giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo này nâng cao năng lực tƣ duy về kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng,… nhất là trong mối quan hệ ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Từ đó phát triển năng lực quản lý, lãnh đạo của cán bộ cấp cơ sở một cách toàn diện, biết khai thác các thế mạnh của cơ sở, phát triển các lĩnh vực ở cấp cơ sở một cách đúng đắn theo đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, đảm bảo cho hoạt động ở cơ sở đạt hiệu quả cao. Để làm đƣợc điều này, đòi hỏi ngƣời cán bộ phải nâng cao trình độ tƣ duy lý luận của mình, nắm vững các đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Do vậy, yêu cầu đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở phải thƣờng xuyên trau dồi, nâng cao trình độ tƣ duy lý luận, cũng nhƣ năng lực lãnh đạo, quản lý một cách toàn diện trên các lĩnh vực ở cơ sở.

Thứ ba, phải nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp

một cách nhanh nhậy, chính xác, nhất là các thông tin thời sự, kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội…

Cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở là những ngƣời trực tiếp tổ chức, quản lý các hoạt động ở địa phƣơng; đƣa các đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc đi vào đời sống của nhân dân, đồng thời trực tiếp lắng nghe và tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của nhân dân. Vì vậy, đòi hỏi ngƣời cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở phải là những ngƣời có trình độ về mọi mặt, làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân. Để có thể đảm đƣơng một cách tốt nhất những vai trò đó, ngƣời cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở phải có trình độ, năng lực về mọi mặt của đời sống xã hội nhƣ: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tôn giáo… Đứng trƣớc những yêu cầu đổi mới của nƣớc ta hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung, phải ngày càng đƣợc đào tạo hệ thống, chính quy hơn; phải có trình độ cao cấp về lý luận, có sự chuẩn hóa trình độ đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, nếu không sẽ rất khó để khắc phục đƣợc những yếu kém trong quá trình lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Bởi vì, về cơ bản công tác quản lý, tổ chức trong thực tiễn chịu sự chi phối của năng lực trí tuệ, trình độ văn hóa. Điều này có ảnh hƣởng và liên quan trực tiếp tới công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ, đặc biệt trong những năm gần đây phƣơng châm trẻ hóa đội ngũ cán bộ để đảm bảo thực chất về trình độ học vấn đạt đƣợc của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Khi đội ngũ cán bộ này có trình độ học vấn cao mới có một nền tảng tri thức, khả năng trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp các vấn đề, khả năng học tập nắm bắt bản chất của các lý luận một cách hệ thống. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nƣớc ta hiện nay.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nƣớc ta hiện nay về cơ bản vẫn còn thấp. Vì vậy, cần phải tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một yêu cầu cấp bách đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Bởi trình độ chuyên môn nghiệp vụ không những

có tác động trực tiếp đến hoạt động lãnh đạo, quản lý mà còn có ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ này. Trong quá trình bồi dƣỡng, trau dồi kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu vận dụng các kiến thức chuyên môn, những tri thức khoa học đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở rèn luyện, phát triển tƣ duy và phong cách quản lý, lãnh đạo một cách khoa học.

Bên cạnh đó, để phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, họ cần phải đẩy mạnh công tác tự học và rèn luyện; khả năng nắm bắt, xử lý thông tin nhạy bén, đầy đủ và chính xác. Trong công tác tự học và rèn luyện, thực trạng coi nhẹ học tập lý luận ở đội ngũ cán bộ này còn khá phổ biến, bệnh ngại học nhất là việc học và bồi dƣỡng về văn hóa còn chƣa tự giác, gây ảnh hƣởng xấu đến việc nâng cao trình độ tƣ duy cho ngƣời cán bộ. Đồng thời gây ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác lãnh đạo, quản lý ở địa phƣơng, tình trạng học lấy vì và học để chống chế còn phổ biến, dẫn tới kết quả học chƣa cao và chƣa vận dụng vào thực tiễn công tác ở cấp cơ sở một cách hiệu quả. Do vậy, đòi hỏi ngƣời cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở cần phải nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện về trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng khác liên quan đến công tác lãnh đạo, quản lý. Về khả năng nắm bắt và xử lý thông tin, trong xã hội hiện nay thông tin về mọi lĩnh vực rất đa dạng và phong phú nhƣ: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, lý luận, khoa học công nghệ, thông tin ở các cấp từ thấp đến cao, thông tin trong nƣớc và quốc tế, thông tin chính xác đã đƣợc định hƣớng đến những thông tin sai lệch, xuyên tạc đi chệch đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp nói chung và đặc biệt là cán bộ ở cấp cơ sở rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 92)