Những phƣơng hƣớng cơ bản nhằm phát triển tƣ duy lý luận cho độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 92 - 121)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Những yêu cầu và phƣơng hƣớng cơ bản nhằm phát triển tƣ duy lý luận

2.2.2. Những phƣơng hƣớng cơ bản nhằm phát triển tƣ duy lý luận cho độ

2.2.2.1. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận, khả năng nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời cho đội ngũ này.

Thứ nhất, việc tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở cần phải tiến hành chuẩn hóa chƣơng trình đào tạo, chƣơng trình bồi dƣỡng chức danh, xóa bỏ các quy định trùng lặp về tiêu chuẩn đào tạo. Đáng lƣu ý là đội ngũ cán bộ lãnh đạo này đƣợc hình thành qua bầu cử, thƣờng xuyên có sự luân chuyển vị trí, chức danh công tác giữa công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể. Vì vậy, việc xây dựng các chƣơng trình đào tạo cơ bản chung cho tất cả các chức danh cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở và các chƣơng trình bồi dƣỡng riêng cho mỗi chức danh nhƣ: chủ tịch, phó chủ tịch, bí thƣ, phó bí thƣ, trƣởng các ban ngành,… là hết sức cần thiết, làm đƣợc nhƣ vậy mới tránh đƣợc sự trùng lặp, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ ở cơ sở.

Thứ hai, về nội dung chƣơng trình đào tạo, cần phải cụ thể hóa nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở xã phần lớn đều xuất thân từ nông dân, sinh sống ở nông thôn, đa dạng về trình độ học vấn, thâm niên công tác. Trong khi đó nội dung chƣơng trình còn dàn trải, nặng về lý thuyết, kiến thức nghiệp vụ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa gắn với thực tiễn lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ này. Vậy để nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng thì đòi hỏi chƣơng trình đào tạo cần phải đƣợc đổi mới, đổi mới nội dung chƣơng trình phải xuất phát từ tình hình chung của đất nƣớc, từ những nhiệm vụ của cơ sở trong giai đoạn hiện nay và trong tƣơng lai. Từ thực tiễn công tác, cũng nhƣ căn cứ vào những quy định của Đảng, Nhà nƣớc về đào tạo cán bộ làm căn cứ cho việc nghiên cứu, sửa chữa, bổ sung và đổi mới chƣơng trình. Đồng thời, kế thừa những ƣu điểm của các chƣơng trình đang sử dụng vào chƣơng trình kiến thức mới, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo và khắc phục những hạn chế trong nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng. Đòi hỏi chƣơng trình này phải có tính toàn diện, cơ bản, hệ thống; nội dung chƣơng trình phải trang bị cho ngƣời học những kiến thức toàn diện, cơ bản, tƣơng đối có hệ thống về lý luận chủ nghĩa

Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, kiến thức lý luận về xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, các quan điểm cơ bản về đƣờng lối, chính sách, chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Góp phần nâng cao trình độ, năng lực quản lý, lãnh đạo và đáp ứng đƣợc những yêu cầu trong công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp cơ sở. Đồng thời, phải gắn lý luận với thực tiễn, vận dụng lý luận vào việc giải quyết các tình huống; hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học, nâng cao nghiệp vụ, phục vụ thực tiễn công tác ở cấp cơ sở hiện nay.

Thứ ba, bồi dƣỡng, củng cố kiến thức khoa học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về cán bộ lãnh đạo. Song phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục lý luận với công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Việc học tập, bồi dƣỡng lý luận, đặc biệt là lý luận Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh chỉ thực sự có hiệu quả khi ngƣời học có động cơ học tập đúng đắn, mục đích rõ ràng là học để làm việc, làm ngƣời, để phục sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thông qua công tác lý luận nhằm bảo vệ và phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong điều kiện cụ thể của nƣớc ta hiện nay, đồng thời làm sâu sắc và cụ thể hơn nữa lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó, củng cố sự nhất trí về chính trị tƣ tƣởng trong Đảng, xây dựng đạo đức cách mạng và kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái đi ngƣợc với đƣờng lối của Đảng. Mặt khác, cần coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng, ngăn chặn, khắc phục tình trạng thái hóa biến chất trong đội ngũ cán bộ nói chung, ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở nói riêng. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lƣợng cán bộ. Nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ, cấp ủy, thực hiện nghiêm túc chế độ phê bình và tự phê bình để tổ chức đảng thực sự trở thành nơi quản lý, giáo dục, rèn luyện của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Thứ tư, trong thời gian tới cần bổ sung và bồi dƣỡng thêm kiến thức về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn và các lĩnh vực

khoa học khác có liên quan đến hoạt động thực tiễn của cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Đặc biệt là về trình độ học vấn cần đƣợc chuẩn hóa ở trình độ trung học phổ thông, từng bƣớc trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đảm bảo mặt bằng chung là có trình độ học vấn trung học phổ thông. Nhƣ vậy, mới tạo tiền đề về trình độ cơ bản cho đội ngũ cán bộ tiếp thu lý luận, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao trình độ không chỉ dừng lại ở việc học trong trƣờng lớp mà còn thông qua các kênh giáo dục đào tạo khác, các phƣơng tiện thông tin đại chúng, giúp cho họ có thể tiếp thu những tri thức một cách nhanh và chuẩn xác. Trên cơ sở những tri thức cơ bản đó, giúp việc phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng họat động thực tiễn ở cơ sở.

Thứ năm, đồng thời với việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ này cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong đó, với đội ngũ cán bộ nằm trong quy hoạch các chức danh chủ chốt phải có trình độ là đại học hệ chính quy, tiếp tục nâng cao trình độ lý luận và các nghiệp vụ cần thiết phục vụ cho công tác của đội ngũ cán bộ này. Thực tiễn cụ thể ở mỗi cơ sở lại đặt ra những yêu cầu riêng, nên cần phải quan tâm tới việc cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo đi đào tạo trình độ sau đại học ở những chuyên ngành mà cơ sở đang thiếu và cần thiết. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã lớn tuổi, họ có nhiều kinh nghiệm công tác và cống hiến nhƣng thiếu bằng cấp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hay về lý luận, cần phải cho họ cơ hội đi bồi dƣỡng, nâng cao trình độ để có thể đáp ứng kịp thời với những nhiệm vụ và yêu cầu trong công tác. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để khuyến khích đào tạo, nâng cao chất lƣợng cán bộ, đồng thời tạo nguồn bổ sung thay thế cán bộ và thực hiện các chiến lƣợc về cán bộ của Đảng. Trong quá trình học tập, trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không những giúp cho đội ngũ cán bộ này nâng cao đƣợc trình độ, nắm đƣợc các tri thức khoa học cần thiết mà còn tạo nền tảng thuận lợi để họ phát triển

tƣ duy lý luận, hình thành phong cách lãnh đạo khoa học. Mặt khác, cần tiếp tục đề ra các chính sách đãi ngộ, đầu tƣ cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, để họ trở thành những cán bộ vừa giỏi về chuyên môn, vừa có trình độ lý luận, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay.

Thứ sáu, về khả năng nắm bắt và xử lý thông tin cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nƣớc ta hiện nay. Trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc đang lợi dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng để chống phá, bôi nhọ nhằm hạ bệ uy tín của nƣớc ta… đứng trƣớc những thách thức đó, đòi hỏi cấp thiết ở đội ngũ cán bộ này phải thƣờng xuyên trau dồi, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận để có thể nhận thức đƣợc các loại thông tin, từ đó biết cách tiếp nhận và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Thông qua việc tiếp cận, xử lý và sử dụng thông tin chính xác đã tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ lãnh đạo nâng cao tri thức, trình độ về mọi mặt, tích lũy kinh nghiệm và sử dụng có hiệu quả các thông tin phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt, xử lý và sử dụng thông tin mà họ còn phải biết định hƣớng, chọn lọc các thông tin chính xác, phù hợp, các thông tin mang tính chất định hƣớng, phục vụ cho công tác của mình, từ đó góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh quốc phòng ở cơ sở nói riêng và của cả nƣớc nói chung.

2.2.2.2. Đổi mới hình thức tổ chức và quản lý trong hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp cơ sở, gắn lý luận với thực tiễn, vận dụng lý luận một cách sáng tạo; phát triển lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Một là, những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc đã và đang đặt ra những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn cần đƣợc giải quyết. Để thực hiện đƣợc các yêu cầu đó, trƣớc tiên phải đổi mới hình thức tổ chức và lãnh đạo trong môi trƣờng quản lý mới, dần hình thành và phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Trong đó, cần phải đổi mới nội dung, hình

thức sơ kết, tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo này. Thực tiễn luôn vận động và phát triển không ngừng, đòi hỏi lý luận cũng cần phải có sự biến đổi và phát triển để đáp ứng những yêu cầu mà thực tiễn đặt ra. Nhƣ vậy, đổi mới hình thức tổ chức và quản lý trong hoạt động thực tiễn mà cụ thể là năng lực sơ kết, tổng kết, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đồng thời phải gắn lý luận với thực tiễn, vận dụng sáng tạo, phát triển lý luận, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc là một trong những đòi hỏi quan trong đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung. Còn đối với đội ngũ lãnh đạo cấp cơ sở, để thực hiện đƣợc những nhiệm vụ trên đòi hỏi họ phải có năng lực tổng kết thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn, biết vận dụng lý luận một cách sáng tạo vào trong công tác quản lý, lãnh đạo, đồng thời đƣa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn tại cơ sở.

Hai là, quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thực tiễn có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhận thức và lý luận. Thực tiễn chính là cơ sở để hình thành nên nhận thức và lý luận, chúng đƣợc rút ra từ những kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Sau đó nhận thức hay lý luận đƣợc con ngƣời rút ra từ thực tiễn, lại quay trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn của họ. Đòi hỏi đội ngũ cán bộ các cấp nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng phải thƣờng xuyên tổng kết thực tiễn, đây chính là quá trình thu nhận và khái quát những kinh nghiệm về các hoạt động xã hội một cách sáng tạo. Gắn với thực tiễn của Việt Nam, sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc đã thu đƣợc những thành tựu to lớn. Cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã đƣa nƣớc ta vƣợt qua những khó khăn, thử thách và cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng để bƣớc sang một giai đoạn phát triển mới. Trong quá trình phát triển đất nƣớc, ở mỗi giai đoạn cụ thể Đảng và Nhà nƣớc ta luôn chủ động trong công tác tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm và kế thừa một cách chọn lọc những thành tựu khoa học của thế giới, từ đó đƣa ra cách giải quyết kịp thời và có hiệu quả các vấn đề. Đảng và Nhà nƣớc luôn coi công tác nâng cao trình độ lý luận chính trị

gắn với việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm là những việc làm hết sức quan trọng. Có làm đƣợc nhƣ vậy, mới đảm bảo cho sự thành công của đất nƣớc trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới hiện nay. Tại Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX đã khẳng định: “Coi trọng việc tổng kết thực tiễn trong nghiên cứu lý luận và trong hoạt động của cấp ủy Đảng; coi tổng kết thực tiễn là nhiệm vụ thƣờng xuyên của các cấp, các ngành,…”[3, tr.134]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta đã chỉ rõ: “Tăng cƣờng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, không ngừng phát triển lý luận, đề ra đƣờng lối và chủ trƣơng đáp ứng yêu cầu phát triển cúa đất nƣớc”[5, tr.255-256]. Do vậy, để phát triển tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung cần phải thƣờng xuyên tổng kết thực tiễn, để khắc phục và đẩy lùi bệnh giáo điều, xa rời thực tiễn. Sau mỗi giai đoạn hoạt động cần phải tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, bổ sung và phát triển lý luận.

Thực tế công tác tổng kết thực tiễn ở cơ sở là tổng kết quá trình thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc ở cơ sở; tổng kết quá trình thực hiện các kế hoạch, mục tiêu, các biện pháp lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp để công tác ở cơ sở đạt hiệu quả cao. Thông qua những ƣu điểm và nhƣợc điểm rút ra trong quá trình tổng kết thực tiễn, ngƣời cán bộ có thể rút kinh nghiệm, tổng kết những vấn đề có tính quy luật của sự phát triển để đƣa ra các quyết sách phù hợp với xu thế vận động và phát triển của xã hội. Nhƣ vậy, công tác tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp cho đội ngũ này nâng cao nhận thức về lý luận, khả năng vận dụng sáng tạo lý luận và những bài học kinh nghiệm vào trong công tác ở cơ sở.

Thứ ba, vậy làm thế nào để đổi mới và tiến hành công tác tổng kết thực tiễn có hiệu quả? Để làm tốt công tác này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở phải chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ nhất định về lý luận chính trị, có phƣơng pháp luận khoa học, biết vận dụng sáng tạo lý luận gắn với thực tiễn ở cơ sở. Để những kết luận rút ra trong quá trình tổng kết thực tiễn đảm bảo tính chính xác, khoa học và có sức thuyết phục, yêu cầu trong quá trình tổng kết thực tiễn phải quán triệt các nguyên tắc, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin đó là: toàn diện, khách quan, lịch sử cụ thể và phát triển; đồng thời nghiêm túc thực hiện theo phƣơng châm của Đảng đề ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 92 - 121)