Triển vọng thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 95 - 98)

2015

Từ những mục tiêu về đối ngoại đề ra trong Văn kiện đại hội đảng XI, chiến lược NGVH thủ tướng phê duyệt đến năm 2020, chiến lược xây dựng một cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN từ nay đến năm 2015 Việt Nam đề xuất trên cương vị chủ tịch ASEAN năm 2010 và thực tế hoạt động TTĐN trong NGVH hiện nay, trong 10 năm tới TTĐN trong NGVH tiếp tục có những bước phát triển song ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố: mục tiêu kinh tế xã hội quốc gia đạt được, môi trường quốc tế hòa bình, hữu nghị hợp tác. Có thể hình dung triển vọng hoạt động qua các kịch bản như sau:

Thứ nhất: Những mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đảng và nhà nước đề ra thắng lợi tạo điều kiện vật chất cho hoạt động TTĐN trong NGVH phát triển mạnh mẽ, bắt kịp với dòng chảy văn hóa, thông tin thế giới và sản phẩm, dịch vụ văn hóa Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế. TTĐN trong NGVH được đầu tư phát triển trên mọi phương diện và triển khai rộng khắp đưa đến thế giới hình ảnh Việt Nam phát triển năng động, đời sống văn hóa nhân dân được nâng cao, văn hóa Việt Nam có ảnh hưởng nhất định trong khu vực và có vị thế trên trường thế giới, Việt Nam có thể trở thành mô hình, con đường phát triển thành công tiêu biểu cho các nước nhỏ.

Thứ hai: Nhìn vào thực trạng TTĐN trong NGVH hiện nay nếu như các mục tiêu kinh tế xã hội không đạt được như đã đề ra, các hoạt động văn hóa, thông tin không được cải thiện và đi vào thực chất sẽ dẫn đến tình trạng thiếu và yếu cả về kinh phí và nội dung, TTĐN trong NGVH Việt Nam khó có thể thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Tình trạng văn hóa nước ngoài chiếm lĩnh không gian nghe-nhìn Việt Nam với các sản phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc và văn hóa Mỹ.... lâu dài sẽ dẫn đến mất định hướng văn hóa trong thanh niên, chúng ta sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu đối nội và đối ngoại trên lĩnh vực văn hóa thông tin.

Thứ ba: Giả định với bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm như hiện nay, những thành tựu kinh tế xã hội chúng ta đạt được ở mức tương đối so với mục tiêu đề ra song nhờ biết vận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, thông tin, yếu tố văn hóa dân tộc kết hợp với văn minh nhân loại trong định hướng văn hóa tư tưởng, xây dựng và thực hiện chiến lược TTĐN trong NGVH của quốc gia. Thực hiện đồng bộ các biện

pháp: Nâng cao nhận thức văn hóa trong nhân dân, khuyến khích sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có sức cạnh tranh và tính hội nhập cao; Tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm giáo dục, đào tạo, tổ chức quản lý xã hội, đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc; Thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa nhằm tạo môi trường hòa bình, hợp tác phát triển trong nước, láng giềng và khu vực mở rộng lộ trình hội nhập ngày càng sâu sắc tạo ra động lực thúc đẩy tính sáng tạo, sự tìm tòi người nghệ sĩ nhằm đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu thưởng thưởng thức văn hóa của công chúng trong nước và quốc tế....Chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng trong 10 năm tới TTĐN trong NGVH Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu là một trong ba trụ cột vững chắc của ngoại giao Việt Nam, từng bước xác định vị trí vững chắc của văn hóa Việt trong nền văn hóa, văn minh nhân loại.

Phương án này có tính khả thi nhất vì hiện nay, Việt Nam có nhiều lợi thế thực hiện TTĐN trong NGVH bởi chính sách đối ngoa ̣i hô ̣i nhâ ̣p toàn diê ̣n và các giá tri ̣ chiều sâu văn hóa dân tô ̣c . Theo nhận xét của giáo sư Julio Armberri, trường đại học Prexel Hoa Kỳ sau nhiều lần đến Việt Nam: “Tôi đến Việt Nam 6 lần, đi từ Nam chí Bắc, cũng đã đặt chân đến 8 quốc gia Đông Nam Á khác. Có đi mới thấy tiếc cho Việt Nam, có quá nhiều thứ để bán cho thế giới mà chưa biết cách bán cho ai”. Nhận định này cho thấy Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng chưa biết cách khai thác. Với lịch sử hơn 4000 năm dựng và giữ nước mang đậm chất sử thi, huyền thoại, 54 dân tộc với những giá trị văn hóa đặc sắc rất riêng, phong phú và lâu đời, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, con người hiền hòa, nhân hậu. Thế giới từng biết đến Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhiều học giả nước ngoài đặt câu hỏi “sức mạnh bí ẩn nào để Việt Nam, một nước nhỏ, nghèo ở phương đông lại có thể đánh thắng hai cường quốc hùng mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?”. “Từ chiến tranh Việt Nam, các nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, đấu tranh giành độc lập có thể học tập được điều gì?” Để trả lời cho những câu hỏi này Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều học giả, nhà báo và những người quan tâm đến vấn đề này tìm hiểu lịch sử văn hóa Việt Nam khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập.

Tiểu kết

Kế thừa, phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc với sức mạnh thời đại trong đối ngoại, cùng với những thành tựu kinh tế xã hội từ công cuộc đổi mới, trong hơn 10 năm qua công tác TTĐN trong NGVH có bước phát triển mạnh mẽ về chủ thể, phương thức, nội dung và địa bàn hoạt động. TTĐN trong NGVH Việt Nam dần chủ động tích cực hơn trong giới thiệu, quảng bá văn hóa dân tộc, góp phần khẳng định giá trị văn hóa dân tô ̣c trên thế giới. Nhiều hoạt động TTĐN trong NGVH thành công

tiêu biểu như: Duyên dáng Việt Nam, ngày văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, Festival Huế... Bên cạnh những thành tựu đạt được TTĐN trong NGVH cũng bộc lộ nhiều yếu kém: Chất lượng chưa cao, phối hợp hoạt động và chỉ đạo chưa đồng bộ, nhất quán. Nhiều hoạt động quảng bá văn hóa song lại thiếu sự đầu tư phát triển văn hóa trong nhân dân - cơ sở quan trọng để TTĐN trong NGVH phát triển. Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khác quan đưa lại. Tuy nhiên chúng ta có thể hy vọng với những thành tựu kinh tế, xã hội đạt được trong vòng 10-15 năm tới TTĐN trong NGVH Việt Nam có những bước phát triển đồng bộ, vững chắc và thu được hiệu quả cao hơn.

Chương 3 - Một số giải pháp mang tính đi ̣nh hướng thúc đẩy và nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoa ̣i trong ngoại giao văn hóa

Trước sự phát triển, xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa, thông tin nước ngoài và lợi ích kinh tế thông qua các dịch vụ và sản phẩm văn hóa, truyền thông ở các nước phát triển, từ thực trạng TTĐN trong NGVH Việt Nam hiện nay qua kết quả nghiên cứu ở chương 2 cho thấy việc cần thiết có sự nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp mang tính đi ̣nh hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong thực tiễn, khắc phục những hạn chế, phát huy lợi thế văn hóa dân tộc góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đối ngoại đồng thời đặt vị trí xúng đáng cho văn hóa Việt Nam trong nền văn hóa, văn minh nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 95 - 98)