Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 100 - 103)

Có thể nói trong lịch sử chưa khi nào những yêu cầu, về nghiệp vụ đối với người làm công tác đối ngoại nói chung và TTĐN trong NGVH nói riêng lại đòi hỏi cao như hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả TTĐN trong NGVH trước hết cần có những biện pháp rà soát và quy chuẩn các hoạt động văn hóa quốc gia. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng các chương trình văn hóa, văn nghệ, các dịch vụ du lịch, các chương trình sản phẩm văn hóa đối ngoại... nhằm tăng sức cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước. Với những di sản văn hóa - hiện thân của nền tảng văn hóa dân tộc, nhà nước cần tổ chức quy hoạch, khảo sát đánh giá thực trạng tổng thể hệ thống các di sản văn hóa quốc gia. Chiến lược TTĐN trong NGVH quốc gia phải đảm bảo được sự nhất quán, nhiệm vụ ở mỗi giai đoạn cụ thể, rõ ràng, có cơ chế kiểm tra đánh giá và thu nhận phản hồi, khảo sát thực tế để không ngừng nâng cao chất lượng công tác. Cần có những biện pháp nhằm kiểm tra, giám sát và thẩm định về cả nội dung, kinh phí cho các hoạt động văn hóa.

Thứ hai: Cần trang bị và nâng cao nhận thức văn hóa trong nhân dân, quy hoạch đầu tư phát triển văn hóa các vùng miền, các dân tộc Việt Nam với những ưu thế nổi bật, đặc sắc riêng. Xây dựng mô hình nhân cách, phẩm chất người Việt Nam cần có ở thời kỳ hội nhập. Củng cố, xây dựng các giá trị văn hóa gia đình, văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại, văn hóa trong sự chọn lọc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nâng cao nhận thức văn hóa, trình độ dân trí trong nhân dân. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thờ i phát triển và quảng bá văn hóa dân tộc. Vốn liếng văn hóa dân tộc, ý thức về cội nguồn sẽ giúp cho mỗi cá nhân có được tinh thần vươn lên và do đó sẽ hoàn thành công việc tốt hơn, sáng tạo hơn. Nhiều thế hệ Việt Nam trên nền tảng văn hóa dân tộc, trong quá trình học tập, nghiên cứu, lao động tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài đã đạt được những thành công được thế giới ghi nhận: Nhạc sỹ Đặng Thái Sơn, Đỗ Phượng Như, Bùi Công Duy... Thế hệ học sinh- sinh viên Việt Nam học ở nước ngoài đạt được thành tích cao, mang lại vinh quang cho Việt Nam, thu hút sự quan tâm của công luận nước ngoài: Ở Đức tháng 4/2011, ông Philipp Roesler 38 tuổi, người Đức gốc Việt, trở thành chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (FDP) – Vị chủ tịch trẻ nhất của đảng này đồng thời là Phó thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Đức. Ngô Bảo Châu được tặng Huy chương Fields, giải thưởng được coi là “Giải Nobel dành cho Toán học”….Điều này khẳng định dân tộc Việt Nam có đầy đủ điều kiện và tố chất để vươn tới những đỉnh cao tri thức, văn hóa văn minh nhân loại nếu được tiếp thu những thành tựu văn hóa giáo dục tốt.

Thứ ba: Coi trọng đầu tư những sản phẩm văn hóa có sức lan tỏa và tính quốc tế cao thuộc các lĩnh vực văn hóa như điện ảnh, âm nhạc, hội họa, văn học, lễ hội dân gian...nhằm tạo ra bước đột phá trong quảng bá văn hóa. Củng cố hệ thống các đơn vị tham gia thực hiện TTĐN trong NGVH. Đa dạng hóa các kênh quảng bá và ngôn ngữ quảng bá văn hóa, nâng cao chất lượng các ấn phẩm bằng tiếng Anh, tăng cường các ấn phẩm tiếng Hoa, Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha... và đặc biệt phải ra được những ấn phẩm văn hóa viết riêng để phuc vụ đối ngoại thay vì dịch lại từ các tin, bài văn hóa trên các báo trong nước. Việc lựa chọn những nét đẹp văn hóa cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi giới thiệu, quảng bá với thế giới. Chất lượng và hệ thống các hoạt động TTĐN trong NGVH của quốc gia cần phải được tổ chức chuyên nghiệp, chuẩn bị chu đáo và lựa chọn cẩn trọng. Nội dung văn hóa văn nghệ đưa ra cần phải phù hợp, đặc sắc và là của dân tộc Việt. Ở các đại sứ quán, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cần được chuẩn hóa cách bài trí nhằm tạo ra một không gian mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Với các tặng phẩm, thực đơn, tiếp đãi ngoại giao cần lựa chọn những sản phẩm tiêu biểu cho văn hóa dân tộc.

Thứ tư: Mở rộng khuyến khích nghiên cứu sâu về văn hóa, lịch sử các nước trên thế giới, tìm hiểu, nghiên cứu về công nghệ thông tin, các hình thức TTĐN trong NGVH các nước nguyên nhân thành công và thất bại, tìm hiểu các luật chơi ở “chợ văn hóa” toàn cầu, bản chất các "luật chơi” quốc tế. Tìm hiểu cách khai thác, làm tin và bán thông tin của các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới. TTĐN trong NGVH chỉ có thể thành công, đạt hiệu quả cao khi khả năng ngôn ngữ, sự hiểu biết về văn hóa, môi trường chính trị, lịch sử, truyền thống về đối tượng thông tin. Điều này đòi hỏi người làm công tác TTĐN trong NGVH phải đọc báo, nghe đài thường xuyên. Phải tiếp xúc và gặp gỡ, trao đổi nhiều với những “người giữ cửa” và những người có ảnh hưởng lớn đối với công chúng, và những người có tiềm năng trở thành “người giữ cửa” để tìm hiểu thái độ, quan điểm, những thành kiến và nhận thức của họ về những vấn đề chúng ta đưa ra, kịp thời điều chính những nhận thức sai lệch của họ.

Thứ năm: Coi trọng công tác khảo sát, đánh giá chất lượng TTĐN trong NGVH trên nhiều địa bàn, qua nhiều sự kiện để kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế. Tăng cường đội ngũ phóng viên thường trú. Nâng cao chất lượng các trang website du lịch, quảng bá về Việt Nam. Định hướng chiến lược sản xuất sản phẩm văn hóa đối ngoại về cả số lượng và chất lượng. Đa đạng hóa kênh truyền tải thông điệp, đặc biệt là khai thác tiện ích của mạng iternet – kênh quảng bá đơn giản, rẻ, phong phú, đến được với nhiều người. Chuyên môn hóa và thống nhất trong lựa

chọn thông điệp, biểu tượng quốc gia cần được thống nhất, ở mỗi thời kỳ có chiến lược quảng bá khác nhau song cần phải đảm bảo tính nhất quán.

Thứ sáu: Tăng cường khâu chọn lọc khi nhập siêu các sản phẩm văn hóa. Củng cố và đào tạo đội ngũ cán bộ dịch thuật chuyên nghiệp, bởi lẽ dịch không chỉ là chuyển nghĩa mà còn là sự chuyển tải các “mã văn hóa” giữa các dân tộc. Tích cực tìm ra các phương cách truyền tải thông điệp phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Sử dụng tốt yếu tố văn hóa nhân loại trong thông tin sẽ mang lại hiệu quả thông tin. Văn học thế giới là lịch sử tâm hồn của các dân tộc, là kho tàng điển tích, điển cố, nơi lưu giữ các mã văn hóa đặc thù của mỗi dân tộc khác nhau trên thế giới. Trong quá trình chuyển tải, sáng tạo các sản phẩm TTĐN trong NGVH đòi hỏi các nhà báo, nhà truyền thông, dịch thuật, văn nghệ sỹ phải biết sử dụng linh hoạt các "mã văn hóa” nhằm tạo tiếng nói thống nhất, mang tính đại chúng không chỉ cho dân tộc mình mà cho cả các dân tộc khác trên thế giới. Bản thân những điển tích, điển cố, những hình tượng nhân vật trong văn học thế giới xuất hiện trên báo chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng như một thứ ngôn ngữ đã được mã hóa giúp tất cả mọi người đều có khả năng hiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin đối ngoại trong ngoại giao văn hóa việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)