Thực trạng sử dụng, bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 68 - 71)

STT Sử dụng, bồi dưỡng

và đào tạo giáo viên

CBQL Giáo viên Chung

SL TB SL TB SL TB 1

Bố trí, sắp xếp và phân công công việc phù hợp chuyên ngành đào tạo của GV và theo yêu cầu vị trí việc làm được tuyển dụng

30 4,03 200 4,20 230 4,17

2

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho GV

30 4,10 200 4,13 230 4,12 3

Xây dựng và thực hiện hệ thống giám sát mức độ hoàn thành công việc, tiến độ

hoàn thành công việc chuyên môn của

30 4,07 200 4,11 230 4,10 4 Có chính sách động viên, khích lệ GV

kịp thời 30 4,07 200 4,07 230 4,07 5 Cử giáo viên đi bồi dưỡng để nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ 30 4,10 200 4,15 230 4,14 6

Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn cấp trường/ bộ môn để nâng cao năng lực chuyên môn cho GV

30 4,13 200 4,08 230 4,15 7 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo

hướng nghiên cứu bài học 30 4,13 200 4,11 230 4,08 8 Tổ chức các cuộc thi năng lực dạy học

cho giáo viên 30 4,07 200 4,10 230 4,08 9 Cử giáo viên đi đào tạo học tập, nâng

cao trình độ 30 4,03 200 4,03 230 4,09 10

Xây dựng môi trường và điều kiên làm việc khuyến khích sự học tập và nghiên cứu, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên THPT

STT Sử dụng, bồi dưỡng và đào tạo giáo viên

CBQL Giáo viên Chung

SL TB SL TB SL TB 11

Tổ chức các hoạt động chuyên đề nhằm nâng cao năng lực dạy học, giáo dục cho giáo viên

30 4,20 200 4,09 230 4,10 12 Xây dựng bầu không khí tâm lý tích

cực trong nhà trường 30 4,03 200 4,10 230 4,09 13 Tổ chức các hoạt động đoàn thể gắn kết

giáo viên 30 4,07 200 4,08 230 4,08 14

Xây dựng môi trường hỗ trợ, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn

30 4,07 200 4,07 230 4,07 3.15 Có chính sách đại ngộ về vật chất, tinh

thần cho giáo viên kịp thời 30 4,03 200 4,02 230 4,02 3.16

Đãi ngộ về điều kiện làm việc: phòng làm việc, trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục

30 4,03 200 4,00 230 4,00

TB 4,08

Nhận xét: Qua bảng 2.9 chúng tôi nhận thấy vấn đề sử dụng bồi dưỡng và đào tạo giáo viên về việc bố trí, sắp xếp và phân công công việc phù hợp chuyên ngành đào tạo của GV và theo yêu cầu vị trí việc làm được tuyển dụng thể hiện cao nhất ở giá trị trung bình X = 4,17. Việc “Đãi ngộ về điều kiện làm việc phòng làm việc, trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục” về trình độ thấp nhất thể hiện ở giá trị trung bình là

những nội dung sử dụng đội ngũ được đánh giá hiệu quả.

X = 4.00 cho thấy

Theo bảng 2.9 kết quả đánh giá chung về thực trạng sử dụng, bồi dưỡng và đào tạo giáo viên các trường THPT thủ đô Viêng Chăn đạt điểm trung bình trung là 4,08 điểm. Công tác bồi dưỡng có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại thủ đô Viêng Chăn về năng lực sư phạm giáo viên. Chúng tôi thấy việc bồi dưỡng năng lực cho giáo viên phải bắt đầu từ việc xác định mục đích, nội dung và thời gian thực hiện. Trong kế hoạch hàng năm của nhà trường nói chung và của Bộ GD&TT Lào nói riêng, Bộ GD&TT

Lào cần chỉ đạo cho các trường xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho giáo viên các trường THPT tại thủ đô Viêng Chăn. Do theo ý kiến trao đổi với một CBQL của trường THPT thủ đô Viêng Chăn cho biết: “Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV THPT có những thành tựu là: Việc tổ chức bồi dưỡng GV có kế hoạch, có nề nếp và đạt hiệu quả cao. Đội ngũ GV xác định rõ ý thức về tự học, tự bồi dưỡng, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ. Nội dung bồi dưỡng thiết thực, đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức với thực hành sư phạm. Tài liệu bồi dưỡng, các phương tiện đồ dùng dạy học như máy chiếu, phương tiện nghe, nhìn được chuẩn bị tốt, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả sau bồi dưỡng được tiến hành thường xuyên, coi trọng thực chất. Các kết quả trên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, trang bị bổ sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ thí điểm và thay SGK mới. Thông qua công tác bồi dưỡng giúp cho GV được tiếp thu một cách có hệ thống các quan điểm của Bộ GD&TT về chủ trương thay sách, về hệ thống nội dung - chương trình - SGK mới theo từng bộ môn, được tham gia dạy thí điểm và tham gia góp ý về SGK thí điểm, được bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới, sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học mới.

Những năm qua còn có một số tồn tại về bồi dưỡng của GV: Hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, việc tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế (tự học của cá nhân, tự bồi dưỡng của tổ chuyên môn tại các trường). Phương pháp bồi dưỡng của một số giảng viên cốt cán còn hạn chế nặng về lý thuyết, chưa gắn với thực tế. Việc tổ chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của Ban giám hiệu các nhà trường, của một số Ban Giám độc Sở GD chưa được chú trọng, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, điều kiện cơ sở vật chất và tài liệu. Nội dung bồi dưỡng chưa được cụ thể hoá cho phù hợp với tình hình chất lượng đội ngũ của mỗi trường trong thủ đô Viêng Chăn. Một bộ phận GV chưa xác định đầy đủ động cơ học tập, bồi dưỡng, đi học để cốt chờ hưởng chế độ lương, chưa dành nhiều thời gian công sức cho việc học tập, còn

đối phó. Tuy nhiên, đội ngũ này cũng chỉ được chọn lọc trong số giáo viên giỏi của tỉnh mà chưa được bồi dưỡng đào tạo một cách bài bản, chưa thực sự thể hiện là vai trò cốt cán về mọi mặt đối với giáo viên nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Triển khai các nội dung bồi dưỡng chưa thật hấp dẫn, chưa có sức thuyết phục cao với tất cả giáo viên. Công tác quản lý cần có kế hoạch để bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu phát triển GD”.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w