Tình hình và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2005 (Trang 28 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Tình hình và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

1.3.1. Tình hình Hoa Kỳ

Như đã biết, Hoa Kỳ là nước rộng thứ tư trên thế giới với diện tích hơn 9,3 triệu km2 (sau Nga, Canada và Trung Quốc), rộng gấp khoảng 28 lần diện tích của Việt Nam, trong đó có tới 59% đất đai có thể canh tác. Mức tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ năm 1996 là 2,8%, năm 1997 là 3,7%. Tổng sản phẩm quốc dân Hoa Kỳ năm 1997 là 8.000 tỷ USD và bình quân GDP trên đầu người là 28.515 USD/người/năm. Xuất khẩu của Hoa Kỳ năm 1997 đạt 650 tỷ USD. Trong số 1.000 công ty lớn nhất thế giới thì có tới 400 cơng ty là của Hoa Kỳ (chiếm 40%). Đồng đô la tiếp tục là phương tiện thanh toán chủ yếu của thế giới và Hoa Kỳ đứng đầu về tỷ lệ đóng góp và có ảnh hưởng lớn nhất trong các tổ chức tài chính và kinh tế thế giới (18,4% ở Quỹ tiền tệ quốc tế, 14,5% ở Ngân hàng thế giới…). Điểm mạnh nữa của kinh tế

Hoa Kỳ là những năm gần đây, Hoa Kỳ đã đi trước các nước tư bản tiên tiến khác

trong cải cách cơ cấu kinh tế, hướng vào công nghiệp kỹ thuật cao, chuyển cơng nghệ và kỹ thuật cũ ra nước ngồi, nhờ đó tạo lợi thế cho Hoa Kỳ trong phân cơng lao động quốc tế, khơi phục được vị trí hàng đầu về sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Ưu thế của Hoa Kỳ là về khoa học và công nghệ. Vào năm 1996, Hoa Kỳ có đội ngũ các nhà khoa học đơng đảo nhất thế giới (trong đó có rất nhiều chuyên gia

1/3 sản lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới. Hàng năm, Hoa Kỳ

đầu tư cho khoa học và công nghệ lên tới hơn 150 tỷ USD; đầu tư cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 6,8% GDP của Hoa Kỳ. Khơng những thế, Hoa Kỳ cịn là

nước đi đầu, giữ nhiều vị trí then chốt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như tin học, vũ trụ, ô tô, chế tạo máy, dầu lửa, dược phẩm, nơng nghiệp, hóa học v.v…

Về qn sự, năm 1996, tổng số quân Mỹ cả tại ngũ và dự bị là hơn 3 triệu người, trong đó, lực lượng thường trực là 1,6 triệu gồm 18 sư đồn thường trực, 536 tàu chiến các loại (trong đó có 31 tàu sân bay hiện đại), 34 liên đội máy bay chiến

đấu chiến thuật, 228 máy bay ném bom và 3 sư đồn lính thủy đánh bộ với 9 Bộ Tư

lệnh và hơn 2.000 căn cứ quân sự rải khắp mọi nơi trên thế giới. Với tư cách là một cường quốc quân sự thế giới, Hoa Kỳ ln ln duy trì sự có mặt của lực lượng quân sự của mình trên tuyến trước, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ có thể nhanh chóng triển khai ở những khu vực cần thiết trên thế giới. Ở châu Âu, Hoa Kỳ duy trì

khoảng 100.000 quân và 700 đầu đạn hạt nhân. Ở châu Á, tính đến 1993 Hoa Kỳ chỉ cắt giảm 15.000 trong số hơn 100.000 quân có mặt tại Nhật Bản, Hàn Quốc (và trước đó là Philippines).

Với thực lực hùng hậu về kinh tế, quân sự và khoa học - kỹ thuật như trên, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược tồn cầu của mình với tham vọng lãnh

đạo, chi phối toàn thế giới với tư cách là một cực, một siêu cường duy nhất sau khi

Liên Xô sụp đổ và Trật tự thế giới hai cực Yalta tan rã.

1.3.2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình (1993 - 1997), Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã vạch ra một chiến lược mới mang tên “Chiến lược an ninh quốc gia. Sự cam kết mở rộng 1995 -1996”. Chiến lược an ninh quốc gia “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống B. Clinton là một chiến lược toàn cầu mới của Hoa Kỳ, khá toàn diện và đầy tham vọng nhằm bảo đảm không chỉ cho sự phát triển mạnh mẽ

của bản thân Hoa Kỳ (đối nội) mà còn cho vai trò lãnh đạo, chi phối thế giới của Hoa Kỳ (đối ngoại) với tư cách là siêu cường duy nhất của thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong nữa cuối thập niên 90, sau khi hai nước

chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (11-7-1995), cũng không nằm ngồi khn khổ của chiến lược “Cam kết và mở rộng”.

Sau khi Liên Xô tan rã, theo quan điểm của Hoa Kỳ thì ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương dần dần xuất hiện những nguy cơ thách thức vai trị của Hoa Kỳ

đối với khu vực. Vì vậy, một trong những mối quan tâm lớn của Hoa Kỳ là phải đảm bảo vai trò của họ ở khu vực này. Hoa Kỳ cho rằng quan hệ tốt với Việt Nam

sẽ giúp họ thực hiện được chiến lược cân bằng lực lượng và bảo vệ được những

quyền lợi của Hoa Kỳ ở biển Đông. Bên cạnh đó, tạo được chỗ đứng ở Việt Nam sẽ giúp Hoa Kỳ không những phần nào kềm chế được ý đồ bành trướng của các nước lớn trong khu vực mà còn giúp Hoa Kỳ mở rộng ảnh hưởng ra tồn Đơng Dương,

tăng cường vị trí của Hoa Kỳ ở một địa bàn mà họ đã bị buộc phải rút lui sau năm

1975. Ngoài ra, việc nhiều nước lớn mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam càng thúc đẩy Hoa Kỳ không thể chậm chân trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam. Trên cơ sở đó, chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau khi hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao là tiếp tục đi đến bình thường hố quan hệ

một cách đầy đủ với Việt Nam, nhằm xoá bỏ những bất đồng trong nội bộ nước Mỹ xung quanh “vấn đề Việt Nam”; tạo điều kiện cho giới tư bản mới thâm nhập, kinh doanh ở thị trường Việt Nam và cạnh tranh có hiệu quả với các đối thủ khác của Mỹ trên thị trường này. Đồng thời, thơng qua vai trị và vị trí của Việt Nam, Mỹ muốn kiềm chế các đối thủ khác của mình, trước hết là những nước lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật, Nga v.v…, đặc biệt là Trung Quốc. Riêng Hoa Kỳ muốn lợi dụng Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc, đồng thời cũng không để Việt Nam liên kết với Trung Quốc với tư cách là hai nước xã hội chủ nghĩa.

Tuy bình thường hố quan hệ với Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, nhưng Hoa Kỳ vẫn khơng ngừng theo đuổi mục đích đưa Việt

Nam vào trong quỹ đạo của Hoa Kỳ thông qua các biện pháp “Diễn biến hồ bình”. Mục tiêu này Tổng thống B. Clinton cơng khai tun bố trong Tun bố bình thường hố quan hệ với Việt Nam 11-7-1995: “Bằng việc giúp đưa Việt Nam hoà

nhập cộng đồng các dân tộc, việc bình thường hố cịn phục vụ lợi ích của chúng ta trong việc phấn đấu cho một nước Việt Nam tự do và hồ bình ở châu Á ổn định và hồ bình” [76, tr.39]. Có thể nói, những lời tuyên bố trên đây về chủ trương “Diễn

biến hồ bình” của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã quá rõ ràng, thậm chí cơng khai. Với tinh thần đó, Hoa Kỳ đã nêu lên ba phương cách đẩy mạnh “Diễn biến hồ

bình” ở Việt Nam là: 1- Chi phối đầu tư; 2- Ngoại giao thân thiện; 3- Khoét sâu mâu thuẫn nội bộ [51, tr.105].

Như vậy, có thể thấy rõ ý đồ mang tính chiến lược của Hoa Kỳ là thông qua việc phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ từng bước hướng Việt Nam đi theo con

đường thị trường tự do, từ đó tạo sự chuyển biến về chính trị ở việt Nam. Thực tế

cho thấy, Hoa Kỳ luôn ln địi hỏi Việt Nam cải cách nhanh hơn nữa bằng cách

đẩy mạnh q trình tư nhân hố về kinh tế và cải cách chính trị theo hướng dân chủ

hoá theo kiểu phương Tây.

Sau sự kiện ngày 11-9-2001, để thích ứng với tình hình quốc tế và mơi trường an ninh đã đổi thay, chính quyền G. W. Bush đã công bố về Chiến lược an

ninh quốc gia mới của mình vào ngày 20-9-2002. Chiến lược mới có những đặc điểm nổi bật là: Duy trì bá quyền dựa trên ưu thế về sức mạnh quân sự; thực hiện

chủ nghĩa đơn phương nhằm đảm bảo quyền tự do được hành động; chống khủng bố trở thành ưu tiên chiến lược đánh đòn phủ đầu; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn

cầu, thực thi thương mại tự do và dân chủ trên thế giới [10, tr..23]. Trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày càng có vị trí quan trọng trong chiến lược của Hoa Kỳ, trong đó Việt Nam là một quốc gia được Hoa Kỳ rất quan tâm.

Nhìn chung, trong giai đoạn mới này, các mục tiêu chính sách lậu dài của Hoa Kỳ đối với Việt Nam là đảm bảo một nước Việt Nam ổn định, an toàn, thịnh vượng và mở cửa. Mục tiêu của Hoa Kỳ là đưa Việt Nam hoà nhập toàn cầu với các quan hệ kinh tế, thương mại có lợi cho Hoa Kỳ, từ đó tạo ra nền tảng chung để mở rộng

ra các lĩnh vực khác. Trên cơ sở quan hệ tốt với Việt Nam, Hoa Kỳ thông qua vị trí và vai trị của Việt Nam, Hoa Kỳ kềm chế các đối tác và đối thủ khác, đặc biệt là Trung Quốc. Hoa Kỳ tính tốn để có thể triệt để lợi dụng Việt Nam trong quan hệ

Hoa Kỳ - Trung Quốc, không để Việt Nam và Trung Quốc liên kết với nhau với vai trò hai nước xã hội chủ nghĩa [30, tr.220].

Bên cạnh đó, việc phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ đem lại cho Hoa Kỳ các lợi ích chính trị, chiến lược, kinh tế đáng kể. Để đảm bảo các lợi ích của mình ở

Việt Nam, lãnh đạo Hoa Kỳ cho rằng phải can dự và dính líu với Việt Nam bằng cách đưa Việt Nam vào quỹ đạo phát triển chung [68, tr.7]. Trên cơ sở lợi ích, Hoa

Kỳ thực sự có lợi ích kinh tế ở Việt Nam vì Việt Nam là một thị trường có tiềm

năng rất lớn. Theo đánh giá của Hoa Kỳ, Việt Nam được coi là một trong 10 thị trường lớn đang nổi. Điều này buộc Hoa Kỳ phải chú trọng đối dự phát triển quan hệ với Việt Nam.

Từ đó, Hoa Kỳ quan tâm và có lợi ích với một Việt Nam mạnh hơn. Điều này

được thể hiện rõ qua lời phát biểu của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Micheal Marine

là: “Rõ ràng, một Việt Nam phồn vinh và năng động, có vai trị lãnh đạo đóng góp

vào ổn định khu vực là hết sức phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân Hoa

Kỳ” [12]. Qua đó, có thể thấy, Việt Nam trở thành một quốc gia trọng điểm của Hoa

Kỳ trong việc phát triển quan hệ tốt với các nước phi đồng minh ở khu vực Đông

Nam Á [27, tr.31-32].

Trên thực tế, do Hoa Kỳ và Việt Nam có sự khác biệt về lợi ích cơ bản nên chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam ln mang tính hai mặt [69, tr.536]. Một mặt vừa muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam để phục vụ chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và dành lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Mặt khác, Hoa Kỳ vẫn âm mưu tiếp tục thực hiện “diễn biến hồ bình”, thơng qua “can dự” với khẩu hiệu “dân chủ và nhân quyền” để áp đặt giá trị Mỹ,

thúc đẩy cải cách kinh tế, chính trị ở Việt Nam, nhằm đưa Việt Nam vào quỹ đạo

của Hoa Kỳ, triệt tiêu mục tiêu và bản chất xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2005 (Trang 28 - 32)