6. Kết cấu của luận văn
1.4. Vài nét về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trước năm 1995
1.4.1. Giai đoạn trước năm 1975
Cột mốc đầu tiên được mở đầu cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ diễn ra vào năm 1787 tại Paris, thủ đơ nước Pháp. Đó là cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa Hoàng tử
Cảnh đang theo giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) sang cầu viện vua Pháp và Thomas Jefferson, là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Pháp. Cuộc gặp gỡ này xuất phát từ mong muốn của Thomas Jefferson có được giống lúa cạn nổi tiếng đang gieo trồng trên quê hương Hoàng tử Cảnh để góp phần cải tạo mơi trường sinh thái, mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân vùng ngập nước quê ông. Đáng tiếc là, mãi tới năm 1791 Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng Tử Cảnh mới về tới Nam Kỳ. Những lời ước hẹn giữa Hoàng Tử Cảnh và Jefferson bị bỏ qua. Cơ hội đầu tiên bị bỏ lỡ đó dự báo sự trắc trở, gập ghềnh trên con đường hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ hiểu biết lẫn nhau và làm bạn với nhau.
Cột mốc thứ hai đánh dấu bởi sự xuất hiện lần đầu tiên một tàu buôn treo cờ Hoa Kỳ của Công ty Crowinshield of Salem, Massachusetts, một trong những công ty tàu biển lớn của bang New England do thuyền trưởng J. Briggs chỉ huy buôn neo tại cảng Đà Nẵng ngày 21-5-1803. Theo lời khuyên của những thuyền trưởng người Pháp đang phục vụ cho vua Gia Long ở cảng Đà Nẵng, ngày 23-5-1803, J. Briggs
thuê một chiếc thuyền năm tay chèo do một người Bồ Đào Nha dẫn đường đi Huế.
Tại đây cũng thông qua một vị thuyền trưởng người Pháp, Vua Gia Long đã cấp cho thuyền trưởng J. Briggs giấy phép buôn bán tại tất cả các hải cảng nước ta. Có giấy phép trong tay, J. Briggs cho tàu chạy dọc bờ biển tìm chỗ bng neo bn bán, nhưng vì gió mùa thổi mạnh, tàu không vào được các cảng biển. Ngày 10-6-1803, tàu Fame rời bờ biển Việt Nam đi Manila (Philipinnes) kết thúc sự xuất hiện và sự biến đi đột ngột của chiếc tàu mang cờ Mỹ đầu tiên trên hải cảng nước ta. Từ đó
khơng thấy tái xuất hiện chiếc tàu Fame với thuyền trưởng J. Briggs. Một cơ hội buôn bán giữa hai nước được nhen nhóm, được khởi động bị bỏ qua. Xin nhớ là
giấy phép buôn bán trên tất cả các hải cảng Việt Nam mà thuyền trưởng J. Briggs nhận được từ vua Gia Long được cấp vào cuối tháng 5- 1803, tức là chỉ sáu tháng
sau khi Gia Long lên ngơi. Thời điểm đó là hết sức thuận lợi bởi Gia Long có thái độ hết sức mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt đối với các nước phương Tây.
Tháng 12-1832, chiếc tàu Peacook chở Đặc phái viên Edmund Robert mang theo Quốc thư của Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Jackson và bản Dự thảo Hiệp ước
thương mại với Việt Nam, vì gió mùa thổi mạnh, khơng vào được trong cảng, nên
bng neo ngồi khơi Đà Nẵng, rồi trôi dạt về phía nam và cuối cùng ghé vào cảng Vũng Lấm, Phú Yên là cột mốc thứ ba. Từ ngày 17- 1 đến ngày 8-2-1833, hai bên
đã làm việc với nhau trên tàu, nhưng do không hiểu được nhau nên quan hệ hai
nước không thể phát triển.
Vào tháng 2-1835 với cương vị như trước, E. Robert cùng với hai con thuyền Peacook và Enterprise hướng tới bờ biển Việt Nam và cuối cùng đã buông neo ở vịnh Đà Nẵng ngày 14-5-1835. Tuy nhiên, do E. Robert bị bệnh nặng nên phải về Macao chữa trị, nhưng ông đã mất trên đường. Hai chuyến đi tới Việt Nam của Đặc phái viên E. Robert dưới thời Tổng thống A. Jackson nhằm ký kết Hiệp định thương mại và thiết lập mối quan hệ buôn bán lâu dài với nước ta đã không thành công. Cơ hội tốt đẹp đó đã trơi qua bởi chính sách đóng cửa của nhà Nguyễn lúc bấy giờ.
Năm 1785, trong bối cảnh thực dân Pháp đang mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, vua Tự Đức phái sứ thần Bùi Viện mang Quốc thư tới trình Tổng
thống Hoa Kỳ lúc đó là Ulysses Grant để thiết lập quan hệ và yêu cầu sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, tuy nhiên nhiệm vụ này không thành. Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến các thành phố New York, Boston thuộc miền Đông của Hoa Kỳ. Người trân trọng tinh
thần đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước của nhân dân Hoa Kỳ trong
các thế kỷ trước đó.
Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phong trào do Người sáng lập và lãnh đạo đã đứng về phía Đồng minh và tích cực hợp tác với một nhóm sĩ quan thuộc tổ chức OSS được Hoa Kỳ phái đến Việt Nam để chống phát xít Nhật. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong phần mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2- 9-1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tun ngơn Độc lập của nước Mỹ nói về quyền được sống, được tự do bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc cho tất cả mọi người, và coi đó cũng là quyền của một
Năm 1945, cột mốc thứ tư. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, với cương vị là Chủ tịch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã quan hệ trực tiếp với Chính phủ Hoa Kỳ bằng những cơng hàm, thư, điện gửi Tổng thống H. Truman và Ngoại
trưởng G. Byrnes. Trong tất cả các văn kiện chính thức đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của Hoa Kỳ trong việc ủng hộ nền độc lập của Việt Nam vừa
mới giành được từ tay Nhật, trong việc dàn xếp xung đột ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt trong việc ngăn chặn thực dân Pháp quay lại thiết lập nền
thống trị của chúng trên đất Việt Nam, trong việc giúp vốn, công nghệ và chuyên gia cho Việt Nam phát triển đất nước.
Đó là nỗ lực rất lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam trong
16 tháng, khởi đầu bằng bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống H.
Truman ngày 29-9-1945, khép lại buổi tiếp Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ A. L. Moffat ngày 7-12-1946 tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội. Những nỗ lực đó là đơn phương, khơng được hồi đáp. Thời đó, Chính phủ Hoa Kỳ, xuất
phát từ lợi ích nước mình, từ những định kiến sai lầm và thiển cận về Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã im lặng trước những địi hỏi chính đáng của Việt
Nam. Một cơ hội thiết lập quan hệ giữa hai nước đã bị bỏ qua từ phía Chính phủ
Hoa Kỳ. Động thái đó dưới thời Tổng thống H. Truman đã đẩy hai nước từ chưa
hiểu nhau tới đối đầu hàng chục năm với biết bao xương máu của nhân dân hai nước
đổ xuống.
Năm 1968, cột mốc thứ năm. Do sức ép của dư luận tiến bộ, của phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ, cộng với sự thất bại trên chiến trường, đặc biệt sau
thất bại trong Tết Mậu Thân (1968), chính quyền Hoa Kỳ của Tổng thống Johnson buộc phải tuyên bố ngừng đánh bom vô điều kiện ở miền Bắc Việt Nam (31-3-
1968), ngồi vào bàn đàm phán với các điều kiện do Việt Nam đưa ra. Một cục diện mới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ xuất hiện – vừa đánh vừa đàm. Ngày 10-5-1968 đã
diễn ra cuộc tiếp xúc chính thức giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tại Paris. Đây là sự kiện
và trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung. Cuộc đàm phán
tại Paris giữa Việt Nam và Hoa Kỳ kéo dài từ tháng 5-1968 đến tháng 1-1973, với hàng trăm phiên họp cơng khai và bí mật, những phiên họp toàn thể và những cuộc tiếp xúc cá nhân, khi họp hai bên, lúc họp bốn bên với những cuộc đấu trí hết sức
căng thẳng .
Hiệp định Paris năm 1973 là cột mốc trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris được ký kết tại trung tâm Kléber là kết quả
cuối cùng của nhiều cuộc đàm phán, thương lượng diễn ra từ ngày 8-10-1972 đến 27 -1-1973, bốn bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gịn) đã chính thức ký kết Hiệp định Paris, Hoa Kỳ phải rút hết quân về nước. Nhưng giới chính khách Hoa Kỳ vẫn chưa chịu rút lui khỏi Việt Nam, thực tế cho đến trước ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dính líu và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Sau Hiệp định Paris 1973, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn dậm chân tại chỗ, do việc Hoa Kỳ đã trợ giúp Việt Nam Cộng hòa liên tiếp vi phạm và phá hoại hệ thống hiệp định này.
Quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ trước năm 1975 còn thể hiện ở cặp
quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ. Sau hiệp định Genève (7-1954), chính quyền Ngơ Đình Diệm được Hoa Kỳ giúp sức đã ngang nhiên phá hoại có hệ thống Hiệp định hịa bình, cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Tại miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngơ Đình Diệm đơn phương tổ chức bầu cử
Quốc hội, dựng lên một chính thể gọi là “Việt Nam Cộng hịa” ở phía nam vĩ tuyến 17, lấy Sài Gịn làm thủ đơ. Trên thực tế, chính quyền Sài Gịn được chính phủ Hoa Kỳ che trở và nuôi dưỡng, tạo mọi điều kiện hoạt động trên diễn đàn quốc tế. Vì
vậy, sau khi chính thể Việt Nam cộng hòa được tuyên bố thành lập ngày 26-10- 1956, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã sớm công nhận và thiết lập quan hệ ngoại
giao với chính phủ Việt Nam Cộng hịa. Tuy nhiên, chính quyền Ngơ Đình Diệm bị xem là chính phủ độc tài, gia đình trị. Sự cai trị của chế độ Ngơ Đình Diệm đã gây
lên một làn sóng đấu tranh dữ dội của nhân dân miền Nam, mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gịn ngày càng tăng, khiến quan hệ giữa Ngơ Đình Diệm và Hoa
Kỳ ngày càng xấu đi. Ngày 1-11-1963, chế độ Ngơ Đình Diệm bị lật đổ bởi một
nhóm quân nhân, và chính Hoa Kỳ đã hậu thuẫn cho nhóm lật đổ này.
Kể từ đây, Việt Nam Cộng hòa phụ thuộc vào sự viện trợ của Hoa Kỳ. Đỉnh cao của quan hệ mang tính lệ thuộc này là việc Hoa Kỳ đưa quân đội vào tham chiến trực tiếp tại miền Nam Việt Nam (3-1965), sự lệ thuộc của chính quyền Sài Gịn đối với Hoa Kỳ nặng tới mức chính thể này khơng cịn là một quốc gia, một nhà nước, cũng khơng cịn là một nền kinh tế. Chính sự trợ giúp của Hoa Kỳ đã thay thế hầu như mọi lĩnh vực của quốc gia từ quân đội đến ngân sách, sản xuất tiêu dùng và cả trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao. Trên thực tế, sự tồn tại của chính thể Việt Nam Cộng hịa chỉ cịn mang tính hình thức. Cũng vì tính chất lệ thuộc vào Hoa Kỳ và sự yếu ớt của bản thân, nên vị trí quốc tế của Việt Nam Cộng hịa cũng mang nặng tính giả tạo, hoàn toàn do Hoa Kỳ chi phối. Sự thể nghiệm rõ nhất vị trí quốc tế của chính quyền Sài Gịn là qua các hội nghị Paris.
Do đó, sau khi Hoa Kỳ rút quân về nước (1973), những trợ giúp của Hoa Kỳ không thể lấp nổi những chỗ trống về mọi mặt cho chính quyền Sài Gòn và chiến thắng ngày 30-4-1975 của quân dân ta đã kết thúc sự tồn tại của chính thể Việt Nam Cộng hòa do Hoa Kỳ dựng lên ở miền Nam Việt Nam.