Sự tác động của yếu tố lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2005 (Trang 95 - 96)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Những đặc điểm trong quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ

3.2.1. Sự tác động của yếu tố lịch sử

Nhìn lại lịch sử phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, chúng ta có thể thấy mối quan hệ này không khởi đầu từ một cuộc chiến tranh, mà được bắt nguồn trước hết từ những quan tâm về kinh tế và thương mại. Quá trình quan hệ lâu dài đã khiến lịch sử có sức nặng tương đối trong hiện tại. Trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ 1995 đến 2005, cả bề dày hữu nghị lẫn những tranh chấp lịch sử đều có tác động tới tiến trình quan hệ này. Nếu bề dày quan hệ hữu nghị quy định xu hướng chung tiến tới hợp tác thì những tranh chấp lịch sử, đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam là

những xúc tác quan trọng làm tăng xung đột giữa Việt Nam – Hoa Kỳ. Mâu thuẫn hai nước trong “vấn đề Campuchia”, mối quan hệ Việt Nam – Campuchia như thế nào đều có tác động ít nhiều đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Mặc dù mang nặng

tính chủ quan, lịch sử vẫn là yếu tố phải tính đến. Ấn tượng lịch sử dễ tạo nên sự

nghi ngờ. Ngày nay, sự tranh chấp ảnh hưởng sẽ khơng đậm màu như trước nhưng vẫn có thể tái hiện với sắc thái mới như kinh tế, văn hố…

Do mơi trường ổn định đã trở thành lợi ích quốc gia chung, nên khả năng

tranh chấp này đã được hạn chế, để ngăn chặn nguy cơ tái hiện tranh chấp lịch sử, sự liên kết vẫn được đánh giá cao hơn quan hệ đối tác thông thường. Củng cố hợp

tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, phát triển quan hệ với Campuchia, tăng cường hợp tác đa phương với các nước trong khu vực là cách thức phù hợp để phát huy

những yếu tố lịch sử tích cực, ngăn chặn các khả năng tiêu cực của quá khứ cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2005 (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)