6. Kết cấu của luận văn
2.4. Một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ
2.4.2. Vấn đề về dân chủ và nhân quyền
Vấn đề dân chủ và nhân quyền là một vấn đề nhạy cảm và khó khăn trong
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Khoảng cách về tiếp cận vấn đề này của cả hai bên còn khá lớn, mặc dù đã có những bước tiến nhất định. Cũng có những ý kiến cho
rằng, sau gần 10 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, vấn đề này mới ở
“giai đoạn phá băng”, làm quen, điều chỉnh, có đặc điểm là thiện chí và ngờ vực. Từ đầu những năm 1990, Hoa Kỳ đã bắt đầu đưa vấn đề nhân quyền vào
trong chính sách đối ngoại với Việt Nam. Năm 1994, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết lấy ngày 11-5 hàng năm là “ngày nhân quyền Việt Nam” [25, tr.45]. Hoa vừa thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, vừa lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để gây sức ép và lôi kéo Việt Nam phát triển theo định hướng của Hoa Kỳ,
thúc đẩy kinh tế thị trường, dân chủ đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam.
Hiện nay, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn cịn có quan niệm khác nhau về khái niệm “nhân quyền”. Có thể nói, đây là vấn đề có nội dung lớn, tính chất phức tạp. Đối với Hoa Kỳ vấn đề nhân quyền đã được đề cập từ rất sớm trong Tuyên ngôn
độc lập của Mỹ và được ghi nhận như một nhu cầu tự nhiên, rằng “tất cả mọi người
đều sinh ra bình đẳng…” mà trước hết là bình đẳng về nhân phẩm. Theo đó, khái
niệm “nhân quyền” bao gồm: “pháp quyền, giới hạn đối với quyền lực tuyệt đối của nhà nước, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, cơng lý, tơn trọng phụ nữ, hồ đồng tôn giáo và chủng tộc, và tôn trọng quyền tư hữu…” [86, tr.3]. Trên cơ sở đó, Hoa
tắc dân tộc bình đẳng, dân tộc tự quyết, và dùng tất cả các biện pháp thích hợp khác
để củng cố hồ bình”. Thực tế, khái niệm “nhân quyền” luôn được Hoa Kỳ ứng
dụng một cách linh hoạt trong chính sách đối ngoại của mình với các nước khác, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển. Tất cả không nằm
ngồi mục đích “can thiệp vào cơng việc nội bộ của các nước này, tự phong cho
mình quyền phán xét chính sách, đường lối, chủ trương của các nước trong việc giải quyết công việc nội bộ của mình, qua đó xâm phạm độc lập, chủ quyền của các dân tộc” [60, tr. 3].
Ở Việt Nam, “quyền con người” đã được các nhà nước trong lịch sử chú
trọng và bảo đảm. Bộ Hình thư đời Lý (1042) đã nghiêm cấm việc mua bán hoàng nam làm nô lệ, chú ý đến nỗi khổ của dân, khơng có án phạt tử hình…Bộ luật Hồng
Đức thời Hậu Lê đã ngăn cấm và trừng trị việc cưỡng ép kết hôn, thừa nhận quyền
của phụ nữ được thừa kế tài sản, được ly hôn, được chia tài sản chung…; buộc các quan lại địa phương phải thu ni những người bất hạnh như những người gố vợ, gố chồng, những người tàn tật, mồ cơi, những người nghèo khổ không nơi nương tựa…; trừng trị nghiêm khắc hành vi buôn bán phụ nữ, trẻ em, hành hạ, đánh đập trẻ em, dân sự cho người già, phụ nữ và trẻ em phạm tội…
Dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quyền con người, quyền công dân đã được mở rộng ngay từ khi sự nghiệp giải phóng dân tộc giành được
thắng lợi, bảo đảm cho các tầng lớp nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội. Quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam được phát triển liên tục qua các Hiến pháp. Hiến pháp năm 1946 đã dành sự quan tâm lớn lao và đặc biệt đến các
quyền tự do của công dân: Mọi người khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp và tơn giáo, đều bình đẳng về tư cách trước pháp luật, trước tồ án, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn
hố…
Đặc biệt, Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp gần đây nhất của Nhà nước
Việt Nam, đã bổ sung những quyền mới vào tập hợp các quyền công dân như các quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu với các tư liệu sản xuất, vốn và các tài sản
khác; quyền khiếu nại tố cáo; quyền làm việc; quyền nghỉ ngơi; quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác… và
đặc biệt, đã đưa phạm trù “quyền con người” thành một thiết chế hiến định (điều
50). Có thể nói, tính chất dân chủ, nhân quyền rộng rãi đã xuyên suốt các Hiến pháp Việt Nam, trước hết được thể chế hoá và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật.
Trước khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hố quan hệ ngoại giao (7- 1995), một số người Mỹ cho rằng Việt Nam là một nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, do đó khơng thể huỷ bỏ cấm vận và bình thường hố quan hệ với Việt Nam, thậm chí dùng nhân quyền làm cơng cụ để ép Việt Nam phải thay đổi chính sách theo ý muốn của Hoa Kỳ. Sau khi bãi bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam (3- 2-1994), Hoa Kỳ “vẫn quan tâm đến việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam”, nước
kiểm soát chặt chẽ “những người bất đồng chính kiến”, và thực thi những quy định ngặt nghèo khống chế những hành động phản đối công khai, ngôn luận và xuất bản” [4, tr.13]. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người Mỹ nhìn vấn đề nhân quyền ở Việt
Nam dưới một góc độ khác. Thượng nghị sĩ Kerry tuyên bố: “Chúng ta [Hoa Kỳ] có những mối quan hệ ngoại giao và kinh tế rộng rãi với nhiều nước khác ít có tự do và vi phạm nhân quyền tồi tệ hơn Việt Nam” [20, tr.178]. Thực tế, quan hệ hai nước đã có những tiến triển tốt đẹp với việc Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận (2-1994) và tiến tới
bình thường hố quan hệ với Việt Nam (7-1995).
Sau khi bình thường hố quan hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có các cuộc tiếp xúc, trao đổi và trải qua 3 vòng đàm phán về vấn đề nhân quyền, qua đó góp phần
đạt sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa hai bên. Vào ngày 29-7-1999, Bộ Ngoại giao Việt
Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã có cuộc trao đổi đầu tiên về chính sách
chính trị và ngoại giao tại Hà Nội. Qua các cuộc tiếp xúc này, hai nước đã tăng
cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, đặc biệt là trong vấn đề nhân quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục gây sức ép với Việt nam trên vấn đề nhân quyền, tôn giáo và người thiểu số, thực chất là “diễn biến hồ bình”. Điển hình là sự kiện ngày 3-5-2000, Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết 295
đó can thiệp vào cơng việc nội bộ của Việt Nam, coi thường luật pháp quốc tế và
quyền tự do lựa chọn của nhân dân Việt Nam. Tiếp theo đó, ngày 5-9-2000 đúng một ngày trước khi diễn ra Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ Liên Hợp Quốc tại New York, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra một bản báo cáo về tự do tín ngưỡng trên thế giới đã đánh giá nhiều nước, trong đó có Việt Nam là những nước vi phạm tự do tín ngưỡng của người dân nhiều nhất. Qua bản báo cáo này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam và một số nước vi phạm tự do tơn giáo, tín ngưỡng là vi phạm Tuyên ngơn tồn thế giới về nhân quyền.
Từ năm 2001, Hoa Kỳ đã thể chế hóa việc tố cáo Việt Nam về dân chủ, nhân quyền và tôn giáo. Bằng hình thức báo cáo hàng năm; dự luật, nghị quyết của Quốc hội Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền, tôn giáo của Việt Nam nhằm gây áp lực tối đa với ta. “Dự luật nhân quyền Việt Nam” liên tục được giới thiệu tại Hạ viện dưới
nhiều phiên bản khác nhau từ năm 2001 và đã ba lần được thông qua tại Hạ viện
Hoa Kỳ (2001, 2004 và 2007); Dự luật về quyền tự do không bị đàn áp tôn giáo
H.R.1685 (do Hạ nghị sĩ Wofl bảo trợ này 20-5-1997); Dự luật tự do thông tin Việt Nam (do Hạ nghị sĩ Lofgren và Royce giới thiệu ngày 10-3-2003). Các dự luật này thường đi kèm các chế tài trừng phạt kinh tế. Ngồi ra, Quốc hội Hoa Kỳ cịn đưa ra hàng loạt Nghị quyết liên quan đến cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, tình hình Tây Nguyên, người dân tộc thiểu số (người Thượng), các nhân vật tôn giáo, hoạt động của Đài châu Á tự do (RFA)…, tổ chức các cuộc điều trần về
tình hình tơn giáo, nhân quyền Việt nam.
Vấn đề tơn giáo là vấn đề ln được phía Hoa Kỳ quan tâm, đặc biệt dưới
thời Tổng thống G. W. Bush, người thường được các quan chức Hoa Kỳ giới thiệu là “sùng đạo”. Khi ta soạn thảo Pháp lệnh về tín ngưỡng, tơn giáo, trong đó có điều 22, Hoa Kỳ đã nhiều lần đề nghị Việt Nam đưa nội dung “cấm cưỡng ép bỏ đạo”
vào văn bản. Trên thực tế, Hoa Kỳ tăng cường khuyến khích các hoạt động địi tự do tơn giáo của số đối tượng cực đoan trong tôn giáo, đặc biệt là Tin Lành ở Tây
Nguyên và Tây Bắc. Đáng chú ý, trong báo cáo tháng 9-2004, Bộ Ngoại giao Hoa
giáo theo Đạo luật tự do tôn giáo quốc tế năm 1998. Tuy nhiên, trước những tiến triển về tình hình tơn giáo ở Việt Nam và sự đấu tranh của Việt Nam, tháng 11-
2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước “cần đặc biệt quan tâm” [43, tr.84-85].
Bên cạnh đó, các lực lượng phản động vẫn thường xuyên kích động vấn đề
dân tộc, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số, gây mất ổn định về chính trị - xã hội ở vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ.
Mặc dù tuyên bố ủng hộ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, song trên thực tế Hoa Kỳ làm ngơ cho các đối tượng chống phá Việt Nam hoạt động trên đất Mỹ như tổ chức Quỹ người Thượng của Ksor Kok [44, tr.58]. Trên cơ sở đó, Hoa Kỳ gia tăng việc gắn vấn đề nhân quyền, tôn giáo và quyền các dân tộc thiểu số để gây sức ép trong quan hệ với Việt Nam. Quyền tự do báo chí, quyền tự do hội họp cũng là một mảng được chính quyền, Quốc hội Hoa Kỳ quan tâm, đặc biệt là quyền tự do Internet. Chính phủ Hoa Kỳ cũng thường xuyên chỉ trích Việt Nam hạn chế quyền tự do ngơn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do báo chí… trong các báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang phát triển trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, nhưng vẫn cịn những bóng đen
lởn vởn với việc một số thế lực ở Hoa Kỳ muốn tìm cách thúc đẩy “dân chủ” ở Việt Nam. Điều đó buộc Việt Nam phải đề cao cảnh giác, kiên quyết làm thấ bại mọi âm mưu và thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc. Về phía Hoa Kỳ hãy tôn trọng và để cho người Việt Nam
được làm theo cách mà họ thấy thích hợp, phù hợp với mối quan hệ Việt Nam – Hoa
Kỳ, hợp với thế giới hiện nay- một thế giới phụ thuộc lẫn nhau và hợp tác vì phát triển. Chính Giáo sư Frederick Z. Brown đề nghị: “Nếu chúng ta [Hoa Kỳ] có lịng
tin vào sự vĩnh cửu của giá trị cốt lõi của chúng ta, thì chúng ta nên để người Việt Nam tự vận hành quá trình phát triển chính trị của họ, và chúng ta nên tránh kiểu “dương dương tự đắc” là cái đã dẫn tới thất bại trước đây khi chúng ta muốn chi
Có thể nói, dân chủ, nhân quyền, tơn giáo là những vấn đề xuyên suốt và là
một bộ phận của chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam qua các thời kỳ. Tuy
nhiên, mức độ sử dụng sức ép trên vấn đề này đến đâu tùy thuộc vào tính tốn lợi
ích tổng thể của Hoa Kỳ trong quan hệ đối với Việt Nam. Mục tiêu lâu dài của Hoa Kỳ là dùng vấn đề này để thay đổi và chuyển hóa Việt Nam. Thực tế, việc áp đặt mơ hình dân chủ theo cách làm của Hoa Kỳ với Việt Nam, rõ ràng là không phù hợp.
Điều đó chỉ tạo thêm phức tạp, làm tăng mâu thuẫn, khuyến khích bất đồng, hiềm
khích và xung đột xã hội. Cái tối cần thiết cho xã hội Việt Nam hiện nay là ổn định
để phát triển. Mọi hoạt động làm mất ổn định đều đi ngược lại lợi ích chân chính
của dân tộc Việt Nam và bị cả nhân dân Việt Nam lên án, chống lại.
2.4.3. Sự cản trở mang tính thể chế
Nền chính trị Hoa Kỳ gắn với sự cạnh tranh của Đảng Cộng hoà và Đảng
Dân chủ. Hai đảng này thường tranh cãi hầu hết các vấn đề về chính sách cơng,
trong đó có chính sách đối với Việt Nam. Điều đó khơng nhất thiết phản ánh sự
khác biệt trong quan điểm thực tế, mà vì lợi ích của từng đảng. Trong quan hệ với
Việt Nam, q trình bình thường hố được khởi đầu từ thời Tổng thống G.H. Bush nhận được sự ủng hộ trong đảng Cộng hồ, khi đó đảng Dân chủ tìm cách ngăn cản. Khi Tổng thống của đảng dân chủ Bill Clinton tiếp tục các nỗ lực của cựu Tổng
thống G. H. Bush, thì sự chống đối lại nảy sinh từ phe Cộng hoà. Trong một số
trường hợp, không phải họ chống Việt Nam mà là chống chính sách của Tổng thống
đương nhiệm, mà vấn đề Việt Nam bị mắc kẹt trong cuộc chiến của hai đảng phái
này.
Một lực cản mang tính thể chế là mâu thuẫn cố hữu giữa ngành hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ. Ngay cả khi hai nhánh chính quyền đều do một đảng kiểm sốt, thì một số nghị sĩ tìm cách phê phán chính sách của Tổng thống để ghi điểm với cử tri trong khu vực bầu cử của mình. Vì vậy, trong nhiều trường hợp Tổng thống và Bộ Ngoại giao nói một đằng nhưng Hạ viện hay Thượng viện hoặc cả Quốc hội nói chung lại nói một nẻo. Trong trường hợp đảng đối lập nắm quyền kiểm soát Quốc
pháp cịn gay gắt hơn, khi đó có thể chính sách đối với Việt Nam bị ngăn cản. Chỉ cần vài thủ thuật đơn giản của một nhóm nghị sĩ cũng có thể gây trở ngại cho việc thơng qua các đạo luật nhằm mở rộng quan hệ với Việt Nam.
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ được thay đổi theo quan điểm của các đời Tổng thống cũng là một trở ngại trong quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vận hành theo chu kỳ bầu cử (Tổng thống, Quốc hội) và mỗi khi có một đảng
mới lên cầm quyền thì chính sách lại thay đổi. Những thay đổi này làm cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ có sự điều chỉnh, thậm chí là đảo ngược lại chính sách
của chính quyền trước. Điều này khiến đối tác của Hoa Kỳ hết sức khó chịu.
Quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ cho đến nay có may mắn là chưa bị
ảnh hưởng nhiều bởi đặc điểm này vì quan điểm chung của hai đảng đối với Việt
Nam là tương đối thống nhất. Tuy nhiên, đây vẫn là một nguy cơ tiềm ẩn đòi hỏi
nước ta phải lường trước mọi tình huống để chủ động đưa ra các giải pháp xử lý có kết quả.
Sự tự chủ tương đối của các bộ, ngành cũng như sự độc lập của tịa án cũng có thể gây cản trở đối với quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao hay