CHƯƠNG 7 : CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA
8.2. Khối lượng công tác và phương pháp tiến hành
Công tác chỉnh lý tài liệu bao gồm: Công tác chỉnh lý ngoài thực địa và công tác chỉnh lý tài liệu trong phòng.
8.2.1. Công tác chỉnh lý ngoài thực địa
Trong thời gian tiến hành công tác ngoài thực địa cần chỉnh lý kiểm tra các bước đã tiến hành, cần phát hiện ra những thiếu sót để điều chỉnh phương án cho sát với thực tế và đạt hiệu quả cao. Lập cột địa tầng lỗ khoan ngoài thực địa. Trong công tác bơm thí nghiệm phải tiến hành đo cốt cao mực nước tĩnh, mực nước động, mực nước theo thời gian trong các lỗ khoan, tính lưu lượng khi bơm thí nghiệm, chỉnh lý sơ bộ tài liệu trong quá trình quan trắc sau một ngày.
8.2.2. Công tác chỉnh lý tài liệu trong phòng
Sau khi kết thúc các dạng công tác ngoài thực địa cần phải chỉnh lý các tài liệu như:
- Tài liệu địa vật lý; - Sổ theo dõi khoan;
- Sổ bơm nước thí nghiệm; - Tài liệu phân tích mẫu; - Tài liệu trắc địa;
- Công tác khảo sát ngoài thực địa; - Tài liệu quan trắc;
- Lập biểu đồ tổng hợp khoan - bơm nước thí nghiệm, tính toán quan hệ Q=f(S) và trữ lượng khai thác nước dưới đất.
tài liệu thu thập được trước và trong quá trình thi công đề án. Báo cáo đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất phục vụ lập hồ sơ xin cấp phép khai thác nước dưới đất tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nội dung báo cáo gồm:
Mở đầu:
Cơ sở pháp lý cho việc thăm dò nước dưới đất, lượng nước yêu cầu, mục đích sử dụng, hiện trạng cấp nước khu vực, vị trí cần cấp nước, khu vực thăm dò, đối tượng thăm dò nước dưới đất, chủ đầu tư, cơ quan tiến hành thăm dò khai thác nước dưới đất.
Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu; Chương 2: Khối lượng công tác đã thi công;
Chương 3: Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu
Chương 4: Đặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực nghiên cứu; Chương 5: Đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất.
Chương 6:Đánh giá hiệu quả của đề án và khối lượng công tác thực hiện được; Kết luận và kiến nghị: Hiệu quả kinh tế của công tác thăm dò kết hợp khai thác, những kiến nghị cần thiết.
Đi kèm phần thuyết minh của báo cáo cần phải có các phụ lục và bản đồ, bản vẽ sau:
Các phụ lục
- Phụ lục 1: Cột địa tầng và cấu trúc lỗ khoan; - Phụ lục 2: Kết quả chỉnh lý tài liệu hút nước;
- Phụ lục 3: Kết quả phân tích thành phần hóa học mẫu nước; - Phụ lục 4: Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất; - Phụ lục 5: Kết quả đo tọa độ, độ cao các công trình; - Phụ lục 6: Kết quả địa vật lý.
Các bản vẽ kèm theo báo cáo:
1. Bản đồ địa chất vùng Con Cuông Nghệ An tỷ lệ 1:25.000;
2. Bản đồ địa chất thuỷ văn vùng Con Cuông tỉnh Nghệ An 1:25.000; 3. Sơ đồ bố trí công trình tại huyenj Con Cuông tỉnh Nghệ An 1:25.000;