Đưa các vị trí công trình lên bản vẽ

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Con Cuông tỉnh Nghệ An. Lập phương án điều tra chi tiết nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ cấp nước cho xã Yên Khê và Bồng Khê với lưu lượng 1000 m3ngày; Thời gian thi công phương án 12 tháng (Trang 91)

CHƯƠNG 7 : CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA

7.2.3. Đưa các vị trí công trình lên bản vẽ

Cách tiến hành

Trên cơ sở 2 mốc cố định A và B, đưa tọa độ điểm C lên bản vẽ. Dùng máy kinh vĩ.

Đặt máy tại A định hướng về B, ngắm về điểm C, xác định được góc α và khoảng cách S. Từ kết quả đo được là góc α và khoảng cách S ta tiến hành chuyển

điểm C lên bản vẽ: dùng thước đo góc định hướng AB, mở góc α trên hướng AC đặt khoảng cách s (s = S x tỷ lệ bản đồ), xác định đưuọc vị trí của điểm C trên bản vẽ.

Hình 7.4: Sơ đồ xác định tọa độ điểm trên bản đồ cao điểm

7.3. Chỉnh lý tài liệu

Trong quá trình đo các số liệu được ghi vào sổ nhật kí. Sau mỗi ngày thi công cần phải tiến hành chỉnh lý và kiểm tra lại kết quả đo ngày thi công đó. Kết thúc quá trình đo tiến hành kiểm tra lại một lần nữa độ chính xác của phép đo phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành.

CHƯƠNG 8

CÔNG TÁC CHỈNH LÝ TÀI LIỆU VÀ VIẾT BÁO CÁO 8.1. Mục đích - nhiệm vụ

- Chỉnh lý tài liệu, viết báo cáo tổng kết nhằm mục đích tổng kết toàn bộ các

dạng công tác đã tiến hành.

- Hệ thống hoá các tài liệu về địa chất, địa chất thuỷ văn, khí tượng thuỷ văn… dưới dạng các biểu đồ và đồ thị.

- Tính toán các thông số địa chất thuỷ văn. - Đánh giá trữ lượng khai thác.

- Hệ thống hoá các tài liệu về chất lượng nước.

8.2. Khối lượng công tác và phương pháp tiến hành

Công tác chỉnh lý tài liệu bao gồm: Công tác chỉnh lý ngoài thực địa và công tác chỉnh lý tài liệu trong phòng.

8.2.1. Công tác chỉnh lý ngoài thực địa

Trong thời gian tiến hành công tác ngoài thực địa cần chỉnh lý kiểm tra các bước đã tiến hành, cần phát hiện ra những thiếu sót để điều chỉnh phương án cho sát với thực tế và đạt hiệu quả cao. Lập cột địa tầng lỗ khoan ngoài thực địa. Trong công tác bơm thí nghiệm phải tiến hành đo cốt cao mực nước tĩnh, mực nước động, mực nước theo thời gian trong các lỗ khoan, tính lưu lượng khi bơm thí nghiệm, chỉnh lý sơ bộ tài liệu trong quá trình quan trắc sau một ngày.

8.2.2. Công tác chỉnh lý tài liệu trong phòng

Sau khi kết thúc các dạng công tác ngoài thực địa cần phải chỉnh lý các tài liệu như:

- Tài liệu địa vật lý; - Sổ theo dõi khoan;

- Sổ bơm nước thí nghiệm; - Tài liệu phân tích mẫu; - Tài liệu trắc địa;

- Công tác khảo sát ngoài thực địa; - Tài liệu quan trắc;

- Lập biểu đồ tổng hợp khoan - bơm nước thí nghiệm, tính toán quan hệ Q=f(S) và trữ lượng khai thác nước dưới đất.

tài liệu thu thập được trước và trong quá trình thi công đề án. Báo cáo đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất phục vụ lập hồ sơ xin cấp phép khai thác nước dưới đất tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nội dung báo cáo gồm:

Mở đầu:

Cơ sở pháp lý cho việc thăm dò nước dưới đất, lượng nước yêu cầu, mục đích sử dụng, hiện trạng cấp nước khu vực, vị trí cần cấp nước, khu vực thăm dò, đối tượng thăm dò nước dưới đất, chủ đầu tư, cơ quan tiến hành thăm dò khai thác nước dưới đất.

Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu; Chương 2: Khối lượng công tác đã thi công;

Chương 3: Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu

Chương 4: Đặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực nghiên cứu; Chương 5: Đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất.

Chương 6:Đánh giá hiệu quả của đề án và khối lượng công tác thực hiện được; Kết luận và kiến nghị: Hiệu quả kinh tế của công tác thăm dò kết hợp khai thác, những kiến nghị cần thiết.

Đi kèm phần thuyết minh của báo cáo cần phải có các phụ lục và bản đồ, bản vẽ sau:

Các phụ lục

- Phụ lục 1: Cột địa tầng và cấu trúc lỗ khoan; - Phụ lục 2: Kết quả chỉnh lý tài liệu hút nước;

- Phụ lục 3: Kết quả phân tích thành phần hóa học mẫu nước; - Phụ lục 4: Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất; - Phụ lục 5: Kết quả đo tọa độ, độ cao các công trình; - Phụ lục 6: Kết quả địa vật lý.

Các bản vẽ kèm theo báo cáo:

1. Bản đồ địa chất vùng Con Cuông Nghệ An tỷ lệ 1:25.000;

2. Bản đồ địa chất thuỷ văn vùng Con Cuông tỉnh Nghệ An 1:25.000; 3. Sơ đồ bố trí công trình tại huyenj Con Cuông tỉnh Nghệ An 1:25.000;

CHƯƠNG 9

TÍNH TOÁN NHÂN LỰC VẬT TƯ VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ 9.1. Dự trù nhân lực và thời gian

9.1.1. Công tác thu thập tài liệu

Dựa vào khối lượng công tác thu thập tài liệu, tôi dự kiến thời gian thi công công tác là 1/2 tháng. Nhân lực bố trí trong công tác thu thập tài liệu được trình bày trong bảng 9.1:

Bảng 9.1 : Bảng dự trù nhân lực cho công tác thu thập tài liệu

STT Chức vụ, nghề nghiệp Biên chế trong 1 tổ Số tổ Tổng số

1 Tổ trưởng - Kỹ sư ĐCTV 1

1 2 người

2 Tổ phó - Kỹ sư ĐC 1

9.2.2. Công tác đo vẽ địa chất - địa chất thuỷ văn tổng hợp

Để đảm bảo hoàn thành 90% nhiệm vụ được giao trong giai đoạn thăm dò này, tôi dự trù cho công tác này là 1 tháng. Nhân lực bố trí trong công tác đo vẽ địa chất – đại chất thủy văn tổng hợp được trình bày trong bảng 9.2.

Bảng 9.2: Bảng dự trù nhân lực cho công tác đo vẽ ĐC - ĐCTV

STT Thành phần tổ Biên chế trong 1 tổ Số tổ Tổng số 1 Tổ trưởng - Kỹ sư ĐCTV 1 1 4 người 2 Tổ phó - Kỹ sư ĐC 1 3 Kỹ sư ĐCTV 1 4 Kỹ sư ĐC 1 9.1.3. Công tác trắc địa

Công tác trắc địa dự kiến thi công được tiến hành thành 2 bước:

- Bước 1: Được tiến hành ngay sau khi kết thúc công tác đo vẽ địa chất – địa chất thủy văn tổng hợp, thời gian thi công trong bước một là 1 tháng.

- Bước 2: Sau khi kết thúc công tác đo địa vật lý và công tác khoan sẽ tiến hành công tác trắc địa để đưa vị trí các tuyến và điểm từ thực địa vào bản đồ. Dự kiến thời gian cho bước hai là 1 tháng.

Bảng 9.3 : Bảng dự trù nhân lực công tác trắc địa

Chức vụ, nghề nghiệp Biên chế trong một

tổ Số tổ Tổng số

KS trắc địa - tổ trưởng 1

1 3 người

Công nhân 2

9.1.4. Công tác địa vật lý

Căn cứ vào khối lượng công tác địa vật lý mà trong phương án này sẽ dự kiến thời gian thi công của công tác này gồm cả đo sâu điện 4 cực đối xứng và Karota là 1 tháng với sự bố trí nhân lực được trình bày trong bảng 9.4:

Bảng 9.4 : Bảng dự trù nhân lực công tác đo địa vật lý

Chức vụ, nghề nghiệp Biên chế trong một tổ Số tổ Tổng số

Tổ trưởng phân tích - KS địa

vật lý 1

1 4 người

Tổ phó kỹ thuật đo máy - Cao

đẳng địa vật lý 1

Công nhân địa vật lý 2

9.1.5. Công tác khoan

Tổng khối lượng công tác khoan là 255 m khoan thăm dò lấy mẫu (ở 2 lỗ khoan thăm - dò khai thác LK1, LK2 và 1 lỗ khoan thăm dò TD01)

Căn cứ vào tổng khối lượng công tác khoan và mức độ phức tạp của điều kiện địa chất thuỷ văn của vùng nghiên cứu mà trong phương án này dự kiến công tác khoan được tiến hành trong thời gian là 1 tháng 15 ngày (tính cả thời gian cho dự trù vận chuyển máy móc, thiết bị và sửa chữa sự cố xảy ra).

Với khối lượng và thời gian như trên để đảm bảo công tác khoan diễn ra theo đúng tiến độ dự kiến mà không ảnh hưởng đến tiến độ thi công toàn phương án. Chúng tôi dự kiến sẽ sử dụng 1 máy khoan XY – 1A làm việc liên tục trong thời gian đã định. Như vậy, có 1 tổ khoan với nhân lực dự kiến cho công tác khoan được trình bày trong bảng 9.5:

Bảng 9.5 : Bảng dự trù nhân lực cho công tác khoan

Chức vụ, nghề nghiệp Biên chế trong một tổ Số tổ Tổng số

Tổ trưởng - Kỹ sư khoan 1

1 7 người

Kíp trưởng – Trung cấp khoan 2

Kỹ sư ĐCTV 1

Kỹ sư Địa chất 1

Công nhân khoan 2

9.1.6. Công tác hút nước

Tổng thời gian tiến hành công tác hút nước là 124 ca máy trong đó có 6 ca máy hút thổi rửa lỗ khoan, 54 ca máy hút thí nghiệm đơn, 18 ca máy đo hồi phục, 45 ca hút nước khai thác thử và 1 ca hút khai trương. Với khối lượng như trên công tác hút nước như trên dự kiến sẽ tiến hành trong thời gian là 1,5 tháng. Khi đó sẽ sử dụng 2 máy nén khí Khai Sơn W và 3 máy bơm chìm để tiến hành công tác hút nước ở các lỗ khoan. Như vậy sẽ có 2 tổ bơm hút nước với nhân lực dự kiến trong công tác hút nước được trình bày trong bảng 9.6:

Bảng 9.6 : Bảng dự trù nhân lực cho công tác hút nước

Chức vụ, nghề nghiệp Biên chế trong

một tổ Số tổ Tổng số Tổ trưởng bơm 1 2 12 người Kíp trưởng bơm (KS. ĐCTV) 1 Công nhân 3 Quan trắc viên 1 9.1.7. Công tác quan trắc

Công tác quan trắc tại các lỗ khoan LK1, LK2 và tại 1 trạm QT01. Tại trạm QT01 được triển khai ngay từ khi thu thập tài liệu với thời gian quan trắc dự kiến là 12 tháng. Còn tại các lỗ khoan LK1, LK2 sẽ tiến hành sau khi khoan, thổi rửa, hút thí nghiệm nên thời gian quan trắc dự kiến là 9 tháng. Nhân lực dự kiến trong công tác

quan trắc được trình bày trong bảng 9.7.

Bảng 9.7: Bảng dự trù cho công tác quan trắc

Chức vụ, nghề nghiệp Biên chế trong một tổ Số tổ Tổng số Kỹ sư ĐCTV 1 1 2 người Quan trắc viên 1

9.1.8. Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo

Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ của giai đoạn điều tra cũng như khối lượng các tài liệu thu thập được trong quá trình thi công các dạng công tác, để hoàn thành được công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo tổng kết các giai đoạn thi công phương án dự kiến thời gian chỉnh lý và viết báo cáo là 2 tháng. Nhân lực dự trù công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo được trình bày trong bảng 9.8.

Bảng 9.8: Bảng dự trù công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo

Chức vụ, nghề nghiệp Biên chế trong một

tổ Số tổ Tổng số

Kỹ sư ĐCTV 2

1 6 người Kỹ sư ĐC (phụ trách phần địa chất) 1

Kỹ sư địa vật lý (phụ trách phần địa vật lý) 1

Kỹ sư ĐC – ĐCTV 1

Tiến độ thi công (lịch thi công) các dạng công tác trong phương án này được trình bày trong bảng 9.9.

Bảng 9.9: Tiến độ thi công dự kiến

Tháng thứ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Dạng công tác

Thu thập tài liệu Đo vẽ ĐC – ĐCTV Địa vật lý Khoan Bơm hút thí nghiệm Trắc địa Lấy mẫu Quan trắc Chỉnh lý, viết báo cáo

9.2. Dự trù thiết bị và vật tư

Các thiết bị vật liệu sử dụng cho công tác đo vẽ địa chất – đại chất thủy văn tổng hợp được trình bày trong bảng 9.10.

Bảng 9.10 : Dự trù vật tư

STT Lo i v t tạ ậ ư Đ n v tínhơ D trùự

1 Nh t kýậ cu nố 12

2 Búa đ a ch tị ấ cái 2

3 Chai l , túi đ ng m uọ ự ẫ cái 200

4 Đ a bànị cái 2

5 Bút chì đen cái 20

9.2.2. Dự trù thiết bị cho công tác khoan

Bảng 9.11 : Bảng dự trù thiết bị, vật liệu cho công tác khoan

STT Thiết bị, nguyên liệu Đơn vị tính Số lượng

1 Máy khoan XY – 1A cái 1

2 Choòng khoan M5 (Φ110) cái 3

3

Choòng khoan T cái

Φ168 cái 3 Φ132 cái 3 4 Ống mẫu cái - Φ110 cái 3 5 Cần khoan mét 85 6 Ống chống thép mét - Φ127 mét 80 7 Ống lọc Φ110 (ống thép) mét 70 8 Ống lắng Φ110 (ống thép) mét 20 9 Hộp đựng mẫu (hộp gỗ) chiếc 51 10 Sét chèn m3 1 Cuội sỏi chèn m3 1 Xi măng tấn 0,5 11 Xăng Lít 400 12 Dầu Diezen Lít 4000

13 Dầu bôi trơn Lít 350

9.2.3. Dự trù thiết bị cho công tác hút nước

Các thiết bị, vật liệu sử dụng cho công tác hút nước được trình bày trong bảng 9.12.

Bảng 9.12: Dự trù thiết bị, vật liệu cho công tác hút nước

STT Thiết bị Đơn vị tính Số lượng

1 Máy nén khí Khai Sơn W cái 1

2 Máy bơm chìm cái 2

3 Dụng cụ đo áp lực cái 2

4 Dụng cụ đo lưu lượng cái 2

5 Dụng cụ đo mực nước cái 2

6 Đồng hồ bấm giây cái 2

Ngoài các thiết bị trên cần chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu để cho máy bơm có thể hoạt động được liên tục trong thời gian dự kiến, đồng thời chuẩn bị các vật liệu khác như sổ sách, bút chì, chai lấy mẫu…

9.3.4. Dự trù thiết bị cho công tác quan trắc

Công tác quan trắc động thái nước dưới đất được tiến hành trong thời gian dài. Vì vậy, trong suốt quá trình quan cần phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị vật tư cần thiết cho công tác quan trắc.

Các thiết bị dự trù cho công tác quan trắc động thái nước dưới đất được trình bày trong bảng 9.13.

Bảng 9.13 : Bảng dự trù thiết bị cho công tác quan trắc

STT Thiết bị Đơn vị tính Số lượng

1 Dụng cụ đo mực nước cái 2

2 Nhiệt kế cái 2

3 Dây đo cuộn 2

4 Lưu tốc kế cái 2

5 Dụng cụ đo lưu lượng cái 2

6 Đồng hồ bấm dây cái 3

7 Đèn pin cái 4

8 Sổ ghi chép quyển 20

9 Bút chì cái 20

9.3.5. Dự trù thiết bị cho công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo

Các thiết bị, vật liệu sử dụng cho công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo được trình bày trong bảng 9.14.

Bảng 9.14: Bảng dự trù thiết bị cho công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo

STT Thiết bị Đơn vị tính Số lượng

1 Bàn làm việc cái 6 2 Ghế tựa cái 6 3 Sổ bìa cứng quyển 30 4 Máy vi tính cái 6 5 Bút chì hộp 5 6 Bút cái 20 7 Thước kẻ cái 12 8 Giấy viết xếp 10 9 Các thiết bị hỗ trợ khác

9.3. Dự toán kinh phí

9.3.1. Cở sở lập luận phương án

Cơ sở lập dự toán chủ yếu của phương án là bộ đơn giá các công trình địa chất năm 2010 do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành ngày 10/11/2010 (quyết định số 2176/QĐ – BTNMT);

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2009 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu chung;

Căn cứ Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung;

Căn cứ Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức; Căn cứ Thông tư liên tịch số 40/2009/TTLT-BTC-BTNMT ngày 05 tháng 03 năm 2009 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập dự

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Con Cuông tỉnh Nghệ An. Lập phương án điều tra chi tiết nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ cấp nước cho xã Yên Khê và Bồng Khê với lưu lượng 1000 m3ngày; Thời gian thi công phương án 12 tháng (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w