Tầng chứa nướckhe nứt trong đá trầm tích lục nguyên – biến chất, hệ tầng

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Con Cuông tỉnh Nghệ An. Lập phương án điều tra chi tiết nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ cấp nước cho xã Yên Khê và Bồng Khê với lưu lượng 1000 m3ngày; Thời gian thi công phương án 12 tháng (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN

3.2.5.Tầng chứa nướckhe nứt trong đá trầm tích lục nguyên – biến chất, hệ tầng

3.2. Các tầng chứa nướckhe nứt, khe nứt-karst

3.2.5.Tầng chứa nướckhe nứt trong đá trầm tích lục nguyên – biến chất, hệ tầng

Sông Cả (-)

Tầng chứa nước khe nứt o3-s1 phân bố ở phía Bắc - Đông Bắcvà phía Tây của vùng với diện tích khoảng 23km2.

Thành phần thạch học: đá phiến, phiến thạch anh xericit, cát kết, bột kết, sạn kết màu xám nâu đến xám xanh. Chiều dày tầng chứa nước khoảng 76,0m.

Theo tài liệu thu thập đươc thì trong khu vực nghiên cứu có 3 điểm lộ có lưu lượng từ 0,05 ÷ 0,32l/s.

Bảng 3.10. thống kê điểm lộ ĐCTV tầng o3-s1

Q≥1 1>Q≥0,5 0,5>Q≥0,1 Q<0,1 (l/s)

3 0,32 0,05 0 0 1 2

Quá trình thu thập tài liệu cho thấy chiều sâu từ 3,0 ÷ 12,0m, mực nước tĩnh từ 1,50 ÷ 10,00m, các giếng thườngít nước, hạy bị cạn về mùa khô.

Tài liệu đo Địa vật lý xác định đượcđiện trở suất trong tầng o3-s1: 20 ÷ 90m. Kết quả bơm thí nghiệm 2 giếngđào như sau:

Bảng 3.11. Kết quả bơm các giếng đào trong tầng o3-s1

TT Số hiệu Tầng chứa nước Chiều sâu (m) Mực nước tĩnh Ht (m) Lưu lượng Q TS hạ thấp S (m) Tỷ lưu lượng q (l/s.m) Hệ số thấm K (m/ng) Ghi chú (l/s) (m3/ng) 1 G.277 o3-s1 6,5 4,24 0,04 3,5 1,43 0,028 0,87 2 G.412 o3-s1 9,2 7,50 0,02 1,3 1,30 0,012 0,39

Lỗ khoan C7 thi công của đề án sâu 85,0m với kết quả hút nước thí nghiệm: Ht

= 6,00m; Q = 0,02l/s; S = 37,48m; q = 0,001l/s.m (xem như không có nước).

Dựa vào kết quả khảo sát và đặc điểm đất đá của tầng có thể xếp đây là tầng nghèo nước. Nước trong tầngít biếnđổi theo mùa, không áp hoặc có áp cục bộ. Nguồn cung cấp cho các tầng chủ yếu là nước mưa rơi trên bề mặt và các dòng mặt thấm xuống. Miền thoát là các sông suối trong vùng và tầng nằm dưới.Tài liệu quan trắc tại 2 điểm lộ cho kết quả:

Bảng 3.12. Biến đổi lưu lượng ở các điểm lộ quan trắc

TT Số hiệu điểm lộ Lưu lượng nhỏ nhất Lưu lượng Lớn nhất Biên độ dao động (l/s) l/s Ngày l/s Ngày 1 295 0,31 15/6/2006 1,40 6/10/2006 1,09 2 296 0,45 15/6/2006 1,63 6/10/2006 1,18

Chất lượng nước: kết quả phân tích 15 mẫu lấy trong quá trình khảo sát, điểm quan trắc: độ pH 6,4 ÷ 8,5: nước trungđến kiềm yếu; tổng độ khoáng hoá (M) 0,06 ÷ 0,32g/l: siêu nhạt đến rất nhạt. Loại hình nước kháđa dạng.

Công thức Kurlov mẫu lấy tại điểm lộ 296:

Chất lượng nước theo các chỉ tiêu phân tích hoá học khácđều đảm bảo.

Kết luận: Khu vực nghiên cứu gồm có 7 tầng chứa nước, trong đó có 3 tầng chứa

nước lỗ hổng và 4 tầng chứa nước khe nứt, khe nứt-karst. Trong 7 tầng chứa nước thì theo tài liệu thu thập được ta có thể xác định tầng chứa nước khe nứt – karst trong

trầm tích lục nguyên carbonat, hệ tầng Bắc Sơn (c - p) là tầng chứa nước có mức độ chứa nước tốt diện phân bố rộng, vì vậy chúng tôi lựa chọn tầng chứa nước này để khai thác.

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU

Như đã trình bày trong chương Đặc điểm địa chất thủy văn, khu vực thăm dò tồn tại 7 tầng chứa nước, tuy nhiên chỉ có tầng chứ nước khe nứt Karst trong các trầm tích carbonat, hệ tầng Bắc Sơn ( C-P bs ) có diện phân bố rộng khắp vùng nghiên cứu. Vì vậy, tầng chứa nước có khả năng khai thác, đáp ứng được yêu cầu của phương án thăm dò. Để đáng giá khả năng cung cấp nước của tầng chứa nước Bắc Sơn, chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất cho tầng chứa nước triển vọng này.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Con Cuông tỉnh Nghệ An. Lập phương án điều tra chi tiết nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ cấp nước cho xã Yên Khê và Bồng Khê với lưu lượng 1000 m3ngày; Thời gian thi công phương án 12 tháng (Trang 32 - 35)