CHƯƠNG 7 : CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA
7.2.1. Xác định toạ độ công trình
Dựa vào mục đích yêu cầu cũng như địa hình thực tế của khu vực nghiên cứu. Tôi chọn phương pháp toạ độ cực, phương pháp này có ưu điểm là độ chính xác cao.
Để xác định được tọa độ, sử dụng các mốc trắc địa của các lỗ khoan hay những mốc nhà nước đã xác định từ trước.
Xác định tọa độ điểm nghiên cứu bằng máy kinh vĩ, đo theo phương pháp tọa độ trên cơ sở các mốc trắc địa đã biết trước hoặc các mốc Quốc gia.
Cách tiến hành:
Giả sử biết tọa độ điểm A( XA,YA), tìm tọa độ điểm B(XB,YB). Dùng máy kinh vĩ
Đặt máy tại A ngắm về phía B ta được góc ỏAB
Tọa độ điểm C được xác định:
XB = XA + XAB = XA + SAB Cosα 1
Hình 7.1: Sơ đồ xác định tọa độ điểm
Ngoài ra, để xác định tọa độ các đối tượng của công tác này, tôi sử dụng mấy GPS cầm tay Garmin Etrex Legend HCx. Các thông số kỹ thuật của máy thể hiện ở bảng 7.1.
Bảng 7.1: Bảng thông số máy GPS Garmin Etrex Legend HCx
Chỉ tiêu Thông số kỹ thuật
Độ chính xác: Vị trí điểm: - <15m (với tín hiệu GPS) 3-5m (với tín hiệu WAAS) - Tốc độ: 0.05m/s ở tình trạng ổn định Bộ nhớ trong 500 điểm tọa độ với tên và biểu tượng
Hệ tọa độ hơn 100 hệ, có thể thiết lập hệ tọa độ VN2000
Các chỉ tiêu vật lý
Nguồn điện: 2 pin AA sử dụng liên tục trong 22h Màn hình LCD 5,4 x 2,7cm, độ tương phản cao
Kích thước: 11.2 x 5.1 x 3.0cm Trọng lượng: 150g (cả pin) Nhiệt độ hoạt động -15oC – 70oC - Chống thấm theo tiêu chuẩn: IPX7