Một số vấn đề đặt ra trong việc đổi mới phương pháp giáo dục đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm hồ chí minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 66 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng đổi mới phƣơng pháp giáo dục đại học ở Việt Nam

2.2.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc đổi mới phương pháp giáo dục đạ

đại học ở Việt Nam hiện nay

Qua nghiên cứu quá trình đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam, tác giả thấy một số vấn đề đặt ra như sau:

- Phương pháp giảng dạy đại học

Phương pháp giảng dạy của giảng viên là một yếu tố cốt lõi trong phương pháp giáo dục đại học. Trước đây, phương pháp giảng dạy của giảng viên là lối truyền thụ một chiều, chỉ đơn thuần là truyền thụ tri thức lý thuyết, gần như không có sự phản biện, tương tác giữa người dạy và người học. Hiện nay, phương pháp giảng dạy đã có những thay đổi theo hướng tích cực. Song, trên thực tế vẫn còn một số bất cập như sau:

+ Hạn chế lớn nhất trong giảng dạy đại học hiện nay là chú trọng truyền thụ cho sinh viên kiến thức cụ thể mà chưa truyền đạt phương pháp tiếp nhận tri thức đã có và sáng tạo tri thức mới.

+ Phương pháp giảng dạy ở một số trường đại học, cao đẳng, ở một số bộ môn còn kém hiệu quả, còn phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực; kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học. Một số giảng viên quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu, chỉ nắm được những tri thức bề nổi.

+ Một số giảng viên chưa biết lựa chọn nội dung, vấn đề trọng tâm trong từng lĩnh vực, từng môn học, các vấn đề để sinh viên có thể nắm được nội dung cốt lõi của chương trình môn học. Nhiều giảng viên chưa biết cách khêu gợi sự tò mò, hứng thú của sinh viên đối với môn học bằng cách tạo ra sự hấp dẫn của tri thức và bằng tấm gương học tập của mình, do đó, chưa khơi dậy được niềm say mê học tập cho sinh viên.

+ Giảng dạy đại học phổ biến nhất vẫn là sử dụng bảng viết phấn, hoặc nếu sử dụng máy tính sẽ là các slide đầy chữ trình chiếu để sinh viên ghi chép lại. Một số giảng viên còn có sự nhầm lẫn giữa phương pháp giảng dạy và phương tiện hỗ trợ giảng dạy. Họ coi các loại máy vi tính, máy chiếu là công cụ thay thế hoạt động truyền thụ trong quá trình giáo dục, cho nên nhiều giảng

viên dùng máy chiếu để trình diễn nội dung bài học mà không có sự đào sâu phân tích, giảng giải để sinh viên hiểu sâu, nhớ lâu.

Những bất cập trong phương pháp giảng dạy còn tồn tại là do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân chủ quan là một số giảng viên đại học chưa tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Về mặt khách quan: Nhiều trường đại học chưa quan tâm đúng mức đến việc nâng cao trình độ cho giảng viên, cũng như chưa có chính sách khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ cả về chuyên môn và nghiệp vụ. Ở nhiều trường đại học, vẫn còn hiện tượng “cơm chấm cơm” (đại học dạy đại học), nhiều giảng viên có học vị Tiến sĩ, học hàm Phó giáo sư, Giáo sư nhưng ít cải tiến về phương pháp giảng dạy, do đó, khả năng truyền thụ tri thức tới sinh viên kém hiệu quả. Ở nước ta, chưa xây dựng được các đơn vị chuyên trách về phương pháp giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đại học không có cơ quan chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, giám sát và kiểm định.

- Phương pháp học tập của sinh viên

Phương pháp học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay còn một số vấn đề tồn tại như:

+ Phần lớn sinh viên chưa có tính chủ động trong học tập, chưa chủ động trong việc tìm tòi phương pháp để tiếp nhận tri thức. Nhiều sinh viên lên coi việc đến lớp như một trách nhiệm phải làm, một nghĩa vụ phải thực hiện. Đa số sinh viên tiếp thu một chiều: nghe diễn thuyết, ghi chép, nhớ lại những thông tin đã học thuộc lòng khi làm bài thi. Nhiều sinh viên biến mình thành những “thợ chép”. Lối học thụ động sẽ sản sinh ra những nhà “trí thức” thụ động, chỉ đâu đánh đấy cũng chưa xong chứ nói gì đến nghiên cứu, sáng tạo. + Các kỹ năng cơ bản như đọc hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh... của sinh viên chưa được sử dụng một cách thuần thục. Các kỹ năng cơ bản này là công cụ suốt đời, bởi nó không chỉ phát huy tác dụng trong quá trình học tập của

sinh viên trong nhà trường mà còn là công cụ thiết yếu trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn của con người.

+ Các phương pháp học tập tích cực ở sinh viên còn hạn chế như: Phương pháp làm việc nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp giao tiếp, các kỹ năng mềm... Do vậy, năng lực làm việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường lao động, đặc biệt là các lĩnh vực, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Những hạn chế trên của sinh viên Việt Nam hiện nay cần sớm được khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần đưa giáo dục đại học nước ta tiệm cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng dạy - học

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, vận dụng của người học, hiệu quả của công tác giảng dạy. Công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy - học đại học ở nước ta còn một số tồn tại như:

+ Nội dung kiểm tra chủ yếu vẫn nhằm vào tái hiện, học thuộc những kiến thức có trong sách vở; tham về trình bày kiến thức mà ít chú ý đến năng lực, phương pháp tiếp nhận tri thức của sinh viên.

+ Hình thức kiểm tra, đánh giá đơn điệu dẫn đến tình trạng sinh viên học theo bài mẫu, không phát huy được sự sáng tạo của sinh viên.

+ Khi đánh giá bài thi, vẫn còn nhiều tình trạng giáo viên ít tôn trọng cá tính sáng tạo của sinh viên, hoặc chỉ quan tâm lấy kiến thức của thầy, cô dạy làm chuẩn. Nhiều giáo viên đánh giá sinh viên theo cảm tính. Do đó, kết quả học tập của sinh viên chưa được phản ánh một cách trung thực, khách quan.

+ Công tác kiểm định chất lượng của giáo viên, của lớp học, trường học chưa sâu sát. Do đó, hạn chế những nỗ lực học tập của sinh viên, đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng như của các nhà trường trong cả quá trình dạy - học.

+ Trình độ của cán bộ làm về kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay còn rất yếu và thiếu. Nguyên nhân do các cán bộ này phần lớn là chuyển từ các công việc khác sang nên không có chuyên môn. Ở nhiều trường, nguồn kinh phí cũng như những ưu đãi cho công tác kiểm định giáo dục còn hạn chế.

- Phương pháp quản lý giáo dục đại học

Công tác quản lý giáo dục đại học bao gồm quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý cấp cơ sở của các trường đại học. Công tác quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số vấn đề như:

+ Công tác quản lý vĩ mô còn chậm được đổi mới. Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo còn nặng tính quan liêu bao cấp, vẫn còn tình trạng ôm đồm, hạn chế quyền chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của các đơn vị cơ sở. Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh. Việc tách rời quản lý nhà nước về chuyên môn với quản lý nhân sự, tài chính đã làm giảm tính thống nhất trong chỉ đạo, điều hành đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và làm cho bộ máy quản lý giáo dục trở nên cồng kềnh.

+ Các trường đại học còn bị động trong điều hành, quản lý đào tạo. Trách nhiệm xã hội của nhà trường đối với hoạt động đào tạo chưa cao. Ít trường đại học có năng lực thực hiện được các nguyên tắc quản trị riêng do còn thiếu các nhà quản lý có năng lực phân tích chuyên môn các vấn đề quản lý giáo dục đại học và quản trị trường đại học.

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học, chúng ta cần có sự nhìn nhận khách quan những vấn đề đang đặt ra đối với giáo dục đại học, đặc biệt là trong phương pháp giáo dục. Những tồn tại trong phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, phương pháp quản lý trường học cần được khắc phục bằng những giải pháp mang tính thực tế, đồng bộ và có hiệu quả.

CHƢƠNG 3: ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm hồ chí minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 66 - 71)