Nhóm giải pháp đổi mới phương pháp quản lý giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm hồ chí minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 92 - 110)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể

3.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới phương pháp quản lý giáo dục đại học

Phương pháp quản lý giáo dục đại học ở nước ta hiện nay cũng cần có sự điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Theo tác giả, công tác quản lý giáo dục đại học cần có sự điều chỉnh theo các hướng sau:

* Đối với cấp quản lý vĩ mô:

Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về giáo dục đại học

Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, chúng ta cần không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Các chính sách, pháp luật này quy định phạm vi, quyền hạn, chức năng của các trường đại học trong bối cảnh mới nhằm đảm bảo cho các trường này hoạt động trong khuôn khổ nhất định.

Để đảm bảo công tác quản lý giáo dục đại học, Nhà nước cần: Rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục đại học; đẩy nhanh tiến trình xây dựng xây dựng Luật Giáo dục đại học để thống nhất và luật hóa các vấn đề về quản lý hệ thống giáo dục đại học. Đồng thời, đề nghị Quốc hội cho chủ trương để sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản trong các luật khác có liên quan đến giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng (Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Ngân sách Nhà nước, Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư...) nhằm tạo điều kiện cho giáo dục đại học phát triển nhanh và bền vững, đưa công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đạt những thành tựu lớn hơn. Việc ban hành Luật giáo dục đại học có ý nghĩa rất quan trọng và hết sức cần thiết, nhằm tạo một bước phát triển mới của nền giáo dục đào tạo nước ta, nhất là ở bậc đại học. Bên cạnh hệ thống các quy phạm pháp luật,

Luật giáo dục đại học được ban hành còn phải đảm bảo tính khả thi trong tổ chức, thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác giáo dục đại học.

Thứ hai: Xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo đại học theo hướng gắn đào tạo với nhu cầu xã hội

Giáo dục đại học là bậc đào tạo lao động có trình độ phục vụ các lĩnh vực đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Do đó, mục tiêu, chương trình giáo dục đại học phải phù hợp với những thay đổi về tính chất và nội dung của hoạt động lao động, đáp ứng nguyện vọng và điều kiện của người học và yêu cầu của xã hội. Trong điều kiện mới, mục tiêu, chương trình giáo dục đại học phải đảm bảo đào tạo đội ngũ lao động theo hướng: Tăng dần hàm lượng “chất xám” của lao động được đào tạo; tăng cường chất lượng lao động về mặt phẩm chất, đạo đức, tác phong; tăng cường chất lượng người lao động về mặt ý thức chính trị, xây dựng lý tưởng, hoài bão vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; tăng cường khả năng linh hoạt, sáng tạo, thích ứng; nâng cao trình độ hiểu biết ngoại ngữ, tin học, hiểu biết xã hội, phát triển kỹ năng hành nghề…

Nhà nước cần tập trung đầu tư xây dựng một số trung tâm phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực nhằm cung cấp số liệu và cơ sở khoa học cho việc hướng nghiệp, xây dựng chương trình, lập kế hoạch đào tạo nghề nghiệp, nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở rộng các hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học trong các doanh nghiệp lớn; tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với nhu cầu xã hội thông qua việc hình thành các liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp...

Thứ ba: Trao quyền tự chủ cho các trường đại học

Quyền tự chủ của các trường đại học được đề ra trong Nghị quyết TW4, khoá VII, 1993: “Đề cao trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, đồng thời tăng quyền tự chủ của cơ sở, nhất là các trường đại học, mở rộng dân chủ trong nhà trường” [20, tr. 17]. Từ năm học 2011-2012, trường đại học được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội theo quy định của pháp luật và điều lệ trường đại học mới ban hành theo Quyết định 58/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các trường đại học sẽ được tự chủ từ việc xây dựng chương trình, giáo trình; xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục; hợp tác, liên kết ở trong nước vào nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký kiểm định; tham gia tuyển chọn và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; tổ chức bộ máy của nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ công chức, viên chức của nhà trường; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức, viên chức và định kỳ thực hiện đánh giá công chức, viên chức.

Các trường đại học phải có trách nhiệm báo cáo các hoạt động của trường với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định; thực hiện công khai về chiến lược phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường; cam kết chất lượng đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; các kết quả đào tạo, khoa học công nghệ; chỉ tiêu, điều kiện, kế hoạch và phương thức tuyển sinh hàng năm, tổ chức đào tạo, đánh giá quy trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, văn bằng, chứng chỉ và các quy định riêng của nhà trường liên quan đến học tập, quyền và nghĩa vụ của người học; số liệu thống kê hàng năm về số người tốt nghiệp, thông tin về cấp phát văn bằng chứng chỉ, những thông tin về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp... Việc trao quyền tự chủ mở ra cơ hội mới cho các trường đại học đào tạo theo nhu cầu xã hội, góp phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ tư: Tăng cường đầu tư cho giáo dục đại học

Với nhận thức giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đầu tư cho sự nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo. Phương hướng đầu tư cho phát triển giáo dục đại học ở nước ta trong thời gian tới được xác định: Tập trung đầu tư cho một số trường đại học trọng điểm và các trường đóng tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng cao, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục đại học; tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở dùng chung như: Trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thư viện điện tử, phòng thí nghiệm trọng điểm, ký túc xá và các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao. Các địa phương điều chỉnh quy hoạch, dành quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục đại học hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Tập trung đầu tư nhà nước và sử dụng vốn vay ODA để xây dựng một số trường đại học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế để đến năm 2020 có ít nhất 5 trường đại học Việt Nam được xếp hạng trong số 50 đại học hàng đầu của khu vực ASEAN và 2 trường đại học Việt Nam được xếp hạng trong số 200 đại học hàng đầu thế giới. Năm 2015 sẽ hoàn thành cơ bản việc xây dựng 4 trường đại học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế [12, tr. 23].

Hiện nay, đầu tư cho giáo dục của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn khiêm tốn. Trong những năm tới, Đảng và Nhà nước cần tăng cường đầu tư một cách thỏa đáng cho công tác giáo dục bằng cách:

+ Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học đi đôi với đổi mới phương thức cấp phát ngân sách.

Phát triển giáo dục - đào tạo, trong đó, có giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong ba đột phá quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư cho một số trường đại học mũi nhọn thay vì đầu tư dàn trải như hiện nay; có biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối

với các nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu tư và chất lượng đào tạo. Thay đổi phương thức cấp kinh phí cho các trường đại học công lập theo tiêu chí đánh giá đầu ra.

+ Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển giáo dục Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục và giữa các chủ thể tham gia giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục. Do vậy, trong thời gian tới, để khuyến khích cá nhân đầu tư cho giáo dục đại học thông qua việc: Xác định rõ ràng, cụ thể các tiêu chí thành lập cơ sở giáo dục, bảo đảm chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia vào công tác thành lập trường theo quy hoạch phát triển của Nhà nước; đơn giản hóa các thủ tục hành chính về việc thành lập các trường đại học dân lập và tư thục theo hướng chất lượng và hiệu quả; miễn giảm thuế đối với cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp đầu tư, góp vốn vào các trường đại học. Xây dựng cơ chế khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập về đất đai, thuế và tín dụng đầu tư.

+ Khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp từ thiện cho phát triển giáo dục đại học

Ở Việt Nam hiện nay, việc khuyến khích đóng góp từ thiện từ các cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm cho các trường đại học chưa được chú trọng. Thông thường, các hoạt động đóng góp, ủng hộ cho sự phát triển của trường chỉ thực sự rầm rộ khi các trường tổ chức các sự kiện lớn, do vậy, chưa thu hút được nhiều và thường xuyên. Để thu hút được nhiều nguồn tài trợ, đóng góp từ thiện, các trường cần thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của ban liên lạc cựu sinh viên, có hình thức vinh danh đối với những đóng góp của cựu sinh viên và các nhà tài trợ, đồng thời, tuyên truyền sâu, rộng đến cộng đồng để huy động được ngày càng nhiều các nguồn đóng góp….

Thứ năm: Tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học đúng thực chất

Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường và đảm bảo hoạt động đánh giá, kiểm định chất lượng thường xuyên đối với các trường đại học trên cả nước nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả của các trường đại học, kịp thời phát hiện và chỉnh đốn đối với các trường đại học chưa đảm bảo chất lượng đào tạo. Giải pháp này cần được thực hiện thông qua việc: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, tạo đầy đủ cơ sở pháp lý để thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; từng bước triển khai đánh giá ngoài, công nhận cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường; xây dựng một số đơn vị kiểm định chất lượng giáo dục; triển khai đánh giá theo chuẩn đầu ra; thu thập thông tin phản hồi về chất lượng dạy và học, tình hình việc làm của sinh viên; tăng cường vai trò quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản đối với các trường trong việc triển khai công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, nhất là đối với tiến độ tự đánh giá, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục dựa trên kết quả đánh giá…

Thứ sáu: Mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục đại học

Trong bối cảnh hội nhập, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế về giáo dục đại học là xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho công cuộc hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực. Chiến lược phát triển giáo dục đại học Việt Nam 2009 – 2020 đề ra mục tiêu: Áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các đại học có uy tín trên thế giới. Từ 2011, chuẩn bị để hội nhập hệ thống chuẩn đào tạo nghề của

Cộng đồng châu Âu. Đến năm 2020, có các chương trình tiên tiến quốc tế được sử dụng tại ít nhất 30% số trường đại học Việt Nam [12, tr. 19].

Để thực hiện mục tiêu trên, chúng ta cần: Đẩy mạnh việc ký kết các điều ước và thỏa thuận quốc tế về giáo dục đại học; nâng cao hiệu quả của công tác hợp tác và đào tạo quốc tế thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi chuyên gia, triển khai dự án với nước ngoài ở các cơ sở giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; rà soát, kiểm tra, thanh tra các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài, các cơ sở có liên kết đào tạo với nước ngoài; xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam; triển khai việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài, trước mắt là bằng tiếng Anh; nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu có khả năng thu hút người nước ngoài; tiếp thu có chọn lọc các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới; đạt được thỏa thuận về tương đương văn bằng, chương trình đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới; khuyến khích các hình thức liên kết đào tạo chất lượng cao, trao đổi giảng viên, chuyên gia với nước ngoài; khuyến khích giảng viên là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt Nam; tăng số lượng lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích du học tại chỗ; có cơ chế tư vấn và quản lý thích hợp để giúp sinh viên Việt Nam du học định hướng ngành nghề, lựa chọn trường và học tập có chất lượng, đạt hiệu quả cao; tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới mở cơ sở giáo dục đại học quốc tế tại Việt Nam hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam [57, tr. 18].

* Công tác quản lý của các trường đại học

Vai trò quản lý các trường đại học của Nhà nước trực tiếp là của Bộ Giáo dục và Đào tạo rất lớn và quan trọng. Tuy nhiên, Bộ không làm thay chức năng điều hành cụ thể của các trường đại học mà bản thân các trường đại học phải phát huy vai trò tự quản lý hoạt động đào tạo của mình theo hướng:

Thứ nhất: Nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà trường và chủ động trong quản lý đào tạo

Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 (11/2005) chủ trương: “Chuyển các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm hồ chí minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 92 - 110)