Ảnh hưởng của Shari'ah trong pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) shariah trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân ả rập khu vực trung đông (Trang 43 - 51)

7. Bố cục luận văn

2.1. Shari'ah trong đời sống chính trị

2.1.2. Ảnh hưởng của Shari'ah trong pháp luật

Có thể nói rằng Islam giáo có ảnh hưởng rất to lớn đến mọi mặt đời sống tại các quốc gia trong khu vực Trung Đông. Hiếm có nơi nào trên thế giới mà mọi biến động chính trị, văn hóa, xã hội, từ việc hình thành các tộc người đến các quốc gia, từ lối sống cá nhân, cộng đồng đến đời sống văn hóa tinh thần, tất cả đều in dấu ấn sâu đậm của tôn giáo, đặc biệt là Islam giáo như tại khu vực này [9, tr. 54]. Tại các quốc gia này, khó có thể phân biệt luật Shari'ah và luật pháp quốc gia. Trên nguyên tắc, luật Shari'ah bao trùm mọi khía cạnh trong đời sống của các Muslim, cho cả cộng đồng và cá nhân. Một số điều khoản của luật Shari'ah, đặc biệt khi liên quan đến các vấn đề cưới xin, ly hôn, tài sản, thừa kế, có tính chất của một bộ luật chuẩn hóa mà các tín đồ phải tuân thủ và nhà nước có những biện pháp để bắt người dân tôn trọng [16, tr. 255]. Hệ thống luật học của Islam giáo được hình thành trong suốt giai đoạn đầu của thời kỳ Abbasid và sau nhiều giai đoạn phát triển, được xem như “bộ luật bất diệt của Chúa, và cai trị tất cả khía cạnh trong cuộc sống một người Hồi giáo sùng đạo” [17, tr.84].

Trong khi luật Shari'ah không công nhận quyền lập pháp của con người, thì trong thực tế, các vua chua và các nhà luật gia đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề không có câu trả lời dứt khoát trong những thần khải. Điều này buộc họ phải tự tìm ra cách giải quyết cho những vấn đề đó. Và mặc dù vấp phải những hạn chế được áp đặt bởi kinh Qur'an và các sách Hadith đã được công nhận, trải qua nhiều thời kỳ, các Muslim đã có thế sửa đổi và phát triển các luật lệ của họ theo đúng nguyên tắc mà các nhà làm luật đề ra, đó là "luật lệ phải thay đổi theo thời gian" [16, tr. 256].

Nhà nước Islam giáo, theo định nghĩa của các luật gia Sunni, là một chính thể thần quyền với Thượng đế là thống lĩnh duy nhất của chủ quyền, chính thống và pháp luật, còn nhà vua chỉ là công cụ và người đại diện của Thượng đế. Ngay từ ban đầu, các Muslim đã nhận thấy rằng muốn công việc của quốc gia tiến triển thì người lãnh đạo phải thực thi quyền lực, xây dựng luật lệ cai trị và trừng phạt những kẻ phạm tội. Tất nhiên những hành động đó phải không được đối kháng với luật Shari'ah. Dưới thời Ottoman, các hoàng đế ban bố những bộ luật gọi là kanun để quản lý công việc của chính quyền địa phương hoặc cả của chính quyền trung ương. Một bộ luật kanun không thể thay thế hay hủy bỏ luật Shari'ah mà mở rộng, cập nhật các điều khoản của Shari'ah bằng cách thêm những phong tục địa phương hay những sắc lệnh, chỉ dụ của hoàng đế đương quyền và những hoàng đế tiền nhiệm.

Nhìn bề ngoài, hệ thống chính trị của các nước Trung Đông giống với các nước phương Tây vì đều là hệ thống đa đảng, một viện hoặc lưỡng viện. Tuy nhiên, nền dân chủ của các quốc gia này thường khá yếu kém, bị bóp nghẹt bởi các thể chế chính trị hà khắc và cứng nhắc. Và có một điểm cần phải nhấn mạnh là hiện nay Islam giáo vẫn đang chi phối mạnh mẽ quá trình phát triển tư tưởng, chính trị, văn hóa của các quốc gia trong khu vực. Các luật gia chia luật Shari'ah thành hai bộ phận. Một bộ phận liên quan đến nội tâm của tín đồ; còn bộ phận kia liên quan đến những hành động được thể hiện

ra bên ngoài trước Thượng Đế cũng như trước con người. Mục đích của luật Shari'ah là xác định một hệ thống luật lệ mà tín đồ phải tuân thủ để có được cuộc sống ngay thẳng trong thế giới này và chuẩn bị cho hạnh phúc vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Theo đó, chức năng chính của nhà nước và xã hội Islam giáo là duy trì và thực thi các luật lệ ấy. Hệ thống pháp luật của các quốc gia Islam giáo chủ yếu dựa vào kinh Qur'an để quản lý đất nước. Khi những yêu sách của các Muslim tại một quốc gia nào đó không được đáp ứng, phong trào Islam giáo ly khai lập tức nổi lên, thực hiện các hành động khủng bố, gây mất ổn định chính trị, thậm chí lật đổ chính quyền hợp pháp. Phong trào phục hưng Islam giáo bắt đầu hình thành từ đầu thập kỷ 1960, sau đó phát triển mạnh mẽ và dâng cao tại hầu khắp các quốc gia trong khu vực vào giữa thập kỷ 1970. Mục đích của các phong trào này là thu nhận thêm nhiều tín đồ, tuyên truyền về tính ưu việt của Islam giáo trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, xây dựng quốc gia, dân tộc của Islam giáo.

Cho đến nay, nhiều quốc gia ở Trung Đông vẫn áp dụng luật Shari'ah một cách độc lập hoặc song song với hệ thống luật quốc gia. Không một bộ máy lãnh đạo nhà nước nào trong khu vực có thể xa rời sự lệ thuộc của người dân vào các học thuyết, giáo lý Islam giáo, luật Shari'ah nếu muốn giữ vững thể chế chính trị của mình. Có thể nói rằng đời sống xã hội của cư dân Ả rập theo Islam giáo tại khu vực Trung Đông từ thời kỳ đầu của Islam giáo cho tới hiện nay đều chịu sự chi phối toàn diện của kinh Qur'an và luật Shari'ah với những mức độ khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia cụ thể. Những luật lệ đó còn bao gồm các sắc lệnh, đạo luật của nhà nước, những quy chuẩn về đạo đức cộng đồng chịu ảnh hưởng từ truyền thống Islam giáo lâu đời. Nói theo cách khác, luật lệ tại các nước trong khu vực thường được quy chiếu về nội dung và phương pháp theo luật Shari'ah và không được trái ngược với

Trong một cuộc thăm dò ý kiến do Trung tâm nghiên cứu Aljazeera14

tiến hành vào năm 2013, phần lớn những người được hỏi đều cho rằng luật Shari'ah nên trở thành một trong những nguồn cơ bản khi chính phủ xây dựng luật pháp. Và thực tế là hệ thống luật pháp tại các nước trong khu vực đều không đối nghịch với luật Sharia.

Không có quy tắc duy nhất nào về việc áp dụng luật Shari'ah trong hệ thống pháp luật của các quốc gia Trung Đông mà thay đổi từ quốc gia này sang quốc gia khác và phụ thuộc vào cấu trúc tôn giáo và xã hội của xã hội, hệ thống pháp luật và các quy định của hiến pháp của mỗi quốc gia Ả rập. Shari'ah có thể áp dụng trực tiếp như một bộ luật chung của quốc gia nếu hệ thống luật không được phát triển đầy đủ, hoặc gián tiếp thông qua việc áp dụng luật lệ dựa trên toàn bộ hoặc một phần của Shari'ah, hoặc như một nguồn luật để lấp đầy những khoảng trống lập pháp khi một quy chế cụ thể thiếu các điều khoản cần thiết.

Tại Ả rập Xê-út, không có Bộ luật dân sự và luật Shari'ah được áp dụng trực tiếp như một bộ luật chung của quốc gia, cả trong các tòa án thương mại cũng như trong các tòa án về các vấn đề cá nhân. Bất kỳ bộ luật nào áp dụng tại quốc gia này đều không được trái với các quy định trong Shari'ah. Nếu một doanh nhân ký kết hợp đồng với một công ty Ả rập Xê-út bao gồm các quy định về lãi suất, hoặc cho một nhóm ngân hàng cung cấp các khoản vay hợp vốn cho một khách hàng Ả-rập Xê-út, thì cần phải xem xét liệu các điều khoản của hợp đồng có hợp lệ theo luật Shari'ah hay không. Các bên nên xem

14-Trung tâm nghiên cứu Al Jazeera là một tổ chức cố vấn phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2006 như là bộ phận nghiên cứu của Mạng truyền thông Al Jazeera. Ban đầu, trung tâm được thành lập để hỗ trợ nghiên cứu cho các nhóm biên tập, phóng viên và các phòng ban của kênh tin tức Al- Jazeera và hiện nay ngày càng mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình. Trung tâm cũng cung cấp những nghiên cứu bổ sung đối với lĩnh vực nghiên cứu địa lý chiến lược, và các cuộc tranh luận xung quanh lĩnh vực quan tâm. Để tiếp tục chương trình này , trung tâm nghiên cứu Al Jazeera theo dõi và phân tích những diễn biến chính trị và biến đổi chiến lược trong thế giới Hồi giáo Ả Rập ở cả hai cấp độ khu vực và toàn cầu. Mục đích của Trung tâm là cung cấp những phân tích và cái nhìn sâu sắc về các sự kiện địa chính trị đang diễn ra trong khu vực của các chuyên gia trong chính khu vực. Năm 2012, trung tâm nghiên cứu Al Jazeera được Chương trình xã hội dân sự và cố vấn tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) xếp hạng 6/339 trung tâm nghiên cứu ở Trung Đông – Băc Phi.

xét quy định cấm áp dụng lãi suất theo luật Shari'ah trước khi đàm phán một thỏa thuận với các đối tác tại quốc gia này. Ngay cả các điều khoản phạt quá mức trong một hợp đồng có thể cũng không được các tòa án Ả rập Xê-út thi hành, dựa trên các nguyên tắc chung của Shari'ah. Tuy nhiên, việc áp dụng trực tiếp luật Shari'ah tại Ả rập Xê-út vẫn bị giới hạn ở một số lĩnh vực pháp lý và mặc dù Shari'ah là luật chung của đất nước, Ả rập Xê-út đã ban hành nhiều bộ luật, được gọi là "Quy định" trong nhiều lĩnh vực pháp luật bao gồm Luật Công ty, Luật Thương mại và Luật Đấu thầu.

Ở các nước Ả rập khác áp dụng Bộ luật Dân sự và hệ thống pháp luật dân sự, Shari'ah đóng vai trò nhỏ hơn và áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực gia đình như hôn nhân và thừa kế. Ở những nước này, các bộ luật liên quan đến lĩnh vực gia đình được ban hành dựa trên một hoặc nhiều trường phái diễn giải Shari'ah như được nhắc đến ở trên, trong khi các bộ luật thương mại và dân sự dựa trên luật châu Âu và một phần của luật Shari'ah

Ngay cả ở các nước có hệ thống pháp luật dân sự hoàn chỉnh, sự ảnh hưởng của luật Shari'ah đối với các bộ luật dân sự ngoài luật hôn nhân gia đình cũng thay đổi tùy theo các điều khoản về Shari'ah trong hiến pháp và bộ luật dân sự của những quốc gia đó. Các hiến pháp của phần lớn các quốc gia Ả rập bao gồm Ai Cập, Xi-ri, Cô-oét, Ba-ranh, Ca-ta, UAE và Y-ê-men quy định Shari'ah là một nguồn chính của luật pháp hoặc nguồn gốc của luật pháp. Do đó, các trường hợp không có trong quy định của luật pháp, thì các nguyên tắc Shari'ah sẽ được áp dụng hoặc là nguồn đầu tiên hay một trong những nguồn của pháp luật. Trong trường hợp hiến pháp mô tả Shari'ah là nguồn gốc chính của pháp luật, điều đó ngụ ý rằng tất cả các luật khác phải tuân theo các nguyên tắc của Shari'ah.

Sự ảnh hưởng của Shari'ah đến hệ thống pháp luật ở các nước Trung Đông có thể được thể hiện cụ thể khi xem xét các điều khoản của hiến pháp

và Bộ luật Dân sự của một số quốc gia Ả rập về việc áp dụng Shari'ah trong hệ thống pháp luật của những nước này như sau:

Tại Ai Cập:

Điều 2 của Hiến pháp Ai Cập năm 2014 quy định "Islam giáo là quốc giáo, tiếng Ả rập là ngôn ngữ chính thức. Các nguyên tắc của Shari'ah là nguồn gốc chính của pháp luật".

Tại Cô-oét:

Điều 2 Hiến pháp Cô-oét năm 1962 quy định "Islam giáo là quốc giáo và Shari'ah là một nguồn chính của pháp luật". Cần lưu ý rằng theo điều khoản này, Shari'ah là một nguồn chính, chứ không phải là nguồn gốc của pháp luật.

Năm 1992, Tòa án Hiến pháp Cô-oét đã bác bỏ một tuyên bố rằng Bộ luật Dân sự Cô-oét quy định về lãi suất là vi hiến và trái với Điều 2 của Hiến pháp. Tòa án tuyên bố rằng Điều 2 Hiến pháp là một chỉ thị chính trị cho nhà lập pháp áp dụng triệt để các điều khoản của Shari'ah và Shari'ah là một nguồn, không phải là nguồn duy nhất của luật pháp và cơ quan lập pháp hoàn toàn có thể áp dụng các nguồn luật khác ngoài Shari'ah.

Tại UAE:

Tại UAE vấn đề hơi mơ hồ, bởi vì trong khi Điều 7 Hiến pháp UAE quy định Shari'ah là một nguồn chính của pháp luật, thì Điều 75 Luật Tòa án tối cao năm 1973 quy định rằng Tòa án tối cao trước tiên sẽ áp dụng Shari'ah và các luật có hiệu lực nếu tuân theo các nguyên tắc Shari'ah. Tòa án cũng có thể áp dụng phong tục tập quán nếu phong tục đó không trái với các nguyên tắc của Shari'ah.

Ngoài các quy định của Hiến pháp, Điều 1 Bộ luật Dân sự quy định Shari'ah là nguồn luật đầu tiên trong trường hợp không có bất kỳ điều khoản lập pháp nào. Ngoài ra, Điều 3 của Bộ luật Dân sự quy định rằng các quy tắc chính sách công cũng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của Shari'ah.

Hơn nữa, Điều 27 của Bộ luật Dân sự quy định rằng trong trường hợp xung đột pháp luật thì luật trái với Shari'ah sẽ không được áp dụng và có thể áp dụng chính sách công cộng hoặc đạo đức.

Như vậy tại UAE, hiến pháp thì quy định Shari'ah là một nguồn của luật pháp, trong khi Bộ luật Dân sự và Luật Tòa án tối cao năm 1973 lại coi Shari'ah là nguồn gốc của luật pháp. Điều này và các trường hợp tương tự khác ở các nước Ả rập thể hiện những khó khăn và xung đột giữa các nguyên tắc của Shari'ah và các luật thế tục.

Tại Ả rập Xê-út:

Ở Ả rập Xê-út, Luật cơ bản năm 1992 đã xác nhận rằng kinh Qur'an và Hadith là nguồn duy nhất của luật pháp và tất cả các luật và quy định phải phù hợp với Shari'ah. Theo đó, bất kỳ phán quyết nước ngoài hay điều khoản hợp đồng nào trái với các nguyên tắc Islam giáo đều không được thi hành tại Ả rập Xê-út.

Luật dân sự và thương mại Tại UAE:

Như đã nêu ở trên, Điều 1 của Bộ luật Dân sự UAE quy định rằng trong các trường hợp không có quy định trong Bộ luật Dân sự, thẩm phán trước tiên phải xét xử theo Shari'ah, ưu tiên theo các trường Maliki và Hanbali. Trong trường hợp luật Shari'ah không có các quy định về vấn đề đó thì thẩm phán sẽ áp dụng các quy tắc tập quán nếu phù hợp với trật tự công cộng và đạo đức.

Tại Gioóc-đa-ni:

Điều 2 của Bộ luật Dân sự Gioóc-đa-ni quy định rằng nếu không có luật hiện hành, tòa án sẽ áp dụng các nguyên tắc của luật Shari'ah và trong trường hợp không có quy tắc Shari'ah nào phù hợp thì tòa sẽ áp dụng các quy tắc tập quán và sau đó là các nguyên tắc công lý với điều kiện các quy tắc đó phù hợp với trật tự công cộng và đạo đức.

Cần lưu ý rằng Bộ luật Dân sự Gioóc-đa-ni cũng giống như Bộ luật Dân sự UAE đều quy định Shari'ah là nguồn luật đầu tiên trong trường hợp không có quy định luật hiện hành, không giống như các Bộ luật Dân sự của các nước Ả rập khác đề cập đến việc áp dụng Shari'ah trong trường hợp không có quy định pháp luật có liên quan và quy tắc tập quán.

Tại Oman:

Điều 5 của Bộ luật Thương mại năm 1990 của Oman quy định rằng nếu không có quy định rõ ràng, thì thẩm phán sẽ áp dụng các quy tắc tập quán, và nếu không có các quy tắc tập quán thì thẩm phán sẽ áp dụng các nguyên tắc của Shari'ah.

Tại Ai Cập và I-rắc:

Điều 1 của Bộ luật Dân sự Ai Cập và I-rắc có các quy định tương tự như tại Oman khi không có bất kỳ điều khoản pháp lý hiện hành nào thì tòa án sẽ xét xử theo các quy tắc tập quán, và nếu không có các quy tắc tập quán phù hợp thì tòa án sẽ áp dụng nguyên tắc của Shari'ah nhất quán với các quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có các quy tắc tập quán cũng như các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) shariah trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân ả rập khu vực trung đông (Trang 43 - 51)