Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại sầm sơn (Trang 53 - 57)

CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin số liệu thứ cấp

Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo trong và ngoài nƣớc, tạp chí, trang website điện tử, các tài liệu, các báo cáo, nghị định, nghị quyết của cơ quan quản lý du lịch tỉnh cùng chính quyền địa phƣơng.

2.3.2 .Phương pháp nghiên cứu thực địa, khảo sát thực tế

Tác giả đã lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với việc thu thập tƣ liệu bằng văn bản, chụp ảnh tƣ liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức thực tiễn thông qua 2 chuyến đi thực tế tại các phƣờng, xã dọc biển Sầm Sơn (Phƣờng Trƣờng Sơn, Trung Sơn, Bắc Sơn và xã Quảng Cƣ ).

2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn bán cấu trúc.

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài việc sử dụng các phƣơng pháp đã nêu, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn bán cấu trúc. Cụ thể trong quá trình khảo sát tác giả đã thực hiện những cuộc điều tra bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn trực tiếp với cộng đồng địa phƣơng đang sinh sống và làm việc tại Sầm Sơn nhằm thu thập những ý kiến của họ về những tác động của du lịch, và nhận thức của họ về vấn đề du lịch có trách nhiệm. Phƣơng pháp này giúp tác giả linh hoạt đƣợc trong các cuộc phỏng vấn, có thể thay đổi cách hỏi hoặc giải thích thêm nếu ngƣời phỏng vấn chƣa hiểu rõ đƣợc câu hỏi. Mặt khác tác giả sẽ thu đƣợc nhiều dữ liệu, ở nhiều khía cạnh ngoài những câu hỏi định hƣớng trong bảng hỏi hoặc mục đích thu thập ban đầu, bởi ngƣời phỏng vấn có thể trực tiếp quan sát để thu đƣợc thêm dữ liệu về ngƣời đƣợc phỏng vấn qua ngôn ngữ không lời ( Thái độ, trang phục, hành vi...). Tuy nhiên phƣơng pháp này đòi hỏi ngƣời phỏng vấn phải có sự khéo léo, nhạy cảm, nắm bắt đƣợc sự thay đổi tâm

trạng, cử chỉ,...của ngƣời trả lời để dẫn dắt cuộc phỏng vấn theo mong muốn ban đầu và đạt đƣợc kết quả tốt. Cuộc phỏng vấn sẽ đạt yêu cầu khi ngƣời phỏng vấn có bảng câu hỏi đã đƣợc soạn thảo cẩn thận. Và để thực hiện các cuộc phỏng vấn tác giả cũng đã soạn ra ra một hệ thống các câu hỏi đƣợc sắp xếp theo một trình tự hợp lý và logic sao cho thuận tiện nhất, có thể dẫn dắt từ vấn đề này sang vấn vấn đề khác một cách linh hoạt và tạo đƣợc sự thoải mái cho ngƣời đƣợc phỏng vấn. Hệ thống các câu hỏi phỏng vấn bao gồm:

+ Các câu hỏi định hƣớng theo chủ đề nghiên cứu và có sẵn các đáp án lựa chọn.

+ Các câu hỏi định hƣớng theo chủ đề nghiên cứu và không có sẵn các câu trả lời. Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đƣợc khuyến khích để cung cấp các câu trả lời chi tiết.

* Bảng câu hỏi phỏng vấn: gồm 11 câu hỏi, đƣợc cấu trúc thành 3 phần (Xem Phụ lục 3).

- Phần 1: Gồm 3 câu hỏi với mục đích điều tra những tác động của du lịch đến cộng đồng địa phƣơng

- Phần 2: Gồm 9 câu hỏi với các mục đích điều tra nhận thức của cộng động địa phƣơng về du lịch có trách nhiệm qua 4 mức độ: mức độ biết, mức độ hiểu, mức độ chấp nhận và mức độ thực hiện.

- Phần 3: Thông tin cá nhân của ngƣời đƣợc phỏng vấn.

Trong hai lần khảo sát tác giả dự kiến sẽ thực hiện 50 cuộc phỏng vấn, song chỉ có 48 cuộc phỏng vấn thành công, phiếu phóng vấn đƣợc trả lời đầy đủ. Tác giả đã bắt đầu cuộc phỏng vấn với những ngƣời thân quen hiện đang làm việc trong ngành du lịch ở Sầm Sơn (có thể là gặp trực tiếp hoặc nói chuyện qua điện thoại), vì đây là những ngƣời có mối quan hệ từ trƣớc với tác giả nên việc thực hiện cuộc phỏng vấn diễn ra sẽ dễ dàng hơn, dễ nhận đƣợc sự ủng hộ từ phía đối tƣợng đƣợc phỏng vấn hơn. Và trong những cuộc gặp mặt hay nói chuyện qua điện thoại đó, trƣớc tiên tác giả sẽ phải giới thiệu sơ

thời bày tỏ thiện chí mong muốn nhận đƣợc sự giúp đỡ từ phía họ. Khi đã nhận đƣợc sự đồng ý từ phía các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, tác giả đi đến việc sắp xếp thời gian cũng nhƣ địa điểm phỏng vấn sao cho phù hợp nhất.

Từ những cuộc phỏng vấn ban đầu mà tác giả đã thực hiện đó, phƣơng pháp Snowball đã đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để tiếp cận với những đối tƣợng khác. Phƣơng pháp Snowball là một cách tiếp cận mà những ngƣời tham gia phỏng vấn trƣớc đó sẽ đƣợc yêu cầu giới thiệu cho tác giả những đối tƣợng khác có khả năng tham gia vào cuộc phỏng vấn.Theo phƣơng pháp này, tác giả đã yêu cầu những ngƣời đầu tiên tham gia vào cuộc phỏng vấn giới thiệu cho mình một số đối tƣợng khác có thể tham gia và thực hiện cuộc phỏng vấn.Rất nhiều ngƣời đã chủ động giới thiệu cho tác giả những cá nhân có khả năng sẽ tham gia vào cuộc phỏng vấn.Và họ sẽ liên lạc với những cá nhân đó trƣớc mang tính chất thông báo, sau đó tác giả sẽ chủ động liên lạc lại để hẹn thời gian và địa điểm cho cuộc phỏng vấn. Ƣu điểm của phƣơng pháp này đó là những ngƣời đƣợc giới thiệu là những ngƣời chắc chắn sẽ tham gia trả lời phỏng vấn, vì họ đƣợc sự tín nhiệm và giới thiệu từ ngƣời thân hay bạn bè của họ là những ngƣời đã tham gia phỏng vấn trƣớc đó. Còn những ngƣời đƣợc yêu cầu để giới thiệu họ sẽ phải cân nhắc xem ai có thời gian và có khả năng tham gia cuộc phỏng vấn để giới thiệu cho tác giả. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp thì những ngƣời đƣợc giới thiệu vì một số lý do nào đó mà họ phải tham gia một cách miễn cƣỡng nên khi tham gia phỏng vấn họ chỉ trả lời mang tính chất đối phó, qua loa cho có lệ. Với những trƣờng hợp này thì cuộc phỏng vấn không thực sự hiệu quả vì không thu đƣợc nhiều thông tin. Có những lúc tác giả đƣợc giới thiệu cho ngƣời này nhƣng khi liên hệ thì họ lại không sẵn sàng và lại chỉ sang cho ngƣời khác, do đó tại một vài địa điểm thì việc liên lạc với ngƣời có thể tham gia phỏng vấn lại gặp nhiều khó khăn do phải qua nhiều cầu trung gian ở giữa. Tuy vậy nhƣng phƣơng pháp Snowball vẫn là phƣơng pháp đƣợc sử dụng khá phổ biến và mang lại

Bên cạnh đó thì khi đến với mỗi địa điểm, tác giả cũng chủ động làm quen, trình bày nguyên nhân cũng nhƣ mục đích của cuộc phỏng vấn, bày tỏ mong muốn nhận đƣợc sự hợp tác và giúp đỡ từ phía họ, để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là tác giả có thể chủ động hơn trong việc liên hệ với ngƣời phỏng vấn, tác giả có thể đến trực tiếp nơi làm việc của họ để gặp mà không phải qua bất kỳ trung gian nào ở giữa. Tuy nhiên thì hạn chế của phƣơng pháp này cũng khá lớn vì không phải tất cả những ngƣời mà tác giả đến gặp đều đồng ý trả lời cuộc phỏng vấn, do họ còn tâm lý ngại trả lời phỏng vấn hay vì quỹ thời gian của họ phải dành cho rất nhiều việc khác nữa. Tuy nhiên thì cũng có những trƣờng hợp khi đƣợc hỏi thì các cá nhân rất nhiệt tình giúp đỡ và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của tác giả.

Sầm Sơn là địa điểm đƣợc tác giả lựa chọn nghiên cứu bởi nơi đây gần nơi sinh sống và làm việc của tác giả, sẽ dễ dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu và khảo sát thực địa, tìm mối quan hệ để thực hiện các cuộc phỏng vấn đƣợc dễ dàng hơn.

Đối tƣợng đƣợc tác giả lựa chọn phỏng vấn đa dạng, bao gồm nhiều độ tuổi khác nhau, ngành nghề khác nhau, thậm chí có cả những ngƣỡi đã nghỉ hƣu, những ngƣời hoạt động trong ngành du lịch và không tham gia hoạt động du lịch. Cụ thể, trong 48 đối tƣợng phỏng vấn thì có 25 nam ( chiếm 52,1%) và 23 nữ ( chiếm 47,9%), độ tuổi của ngƣời đƣợc phỏng vấn chủ yếu từ 18- 52 tuổi, chỉ một trƣờng hợp là 64 tuổi. Nhƣ vậy, các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn hầu nhƣ đang trong độ tuổi lao động. Khi lựa chọn đối tƣợng phỏng vấn thì tác giả cũng đã cố gắng linh động chọn các đối tƣợng phỏng vấn thuộc nhiều ngành nghề, bao gồm cả những ngƣời đang tham gia hoạt động du lịch và những nghề không liên quan đến ngành du lịch ( Liên quan đến ngành du lịch : 25- chiếm 52,1%, Ngành khác: 23 – chiếm 47,9%). Trình độ học vấn gồm có 16 ngƣời tốt nghiệp Cao đẳng- Đại học ( 33,3 %), Trung cấp gồm 14

của các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn cũng ở nhiều mức khác nhau, từ 1-5 năm có 10 ngƣời ( chiếm 20,9%); từ 6-10 năm có 3 ngƣời (chiếm 6,2%); từ 11-15 năm có 4 ngƣời (chiếm 8,4%); từ 16-20 năm có 3 ngƣời (chiếm 6,2%); và những ngƣời sống lâu năm ở Sầm Sơn, trên 20 năm là 28 ngƣời ( chiếm 58,3%)

Với phƣơng pháp này thì tác giả bị hạn chế bởi số ngƣời phỏng vấn do sẽ mất nhiều thời gian, và các ý kiến đôi khi cũng bị trùng lặp. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn mẫu cho nghiên cứu là 50, thực hiện thành công là 48.

Các cuộc phỏng vấn tập trung chủ yếu ở các khu vực 3 phƣờng Trƣờng Sơn, Trung Sơn, Bắc Sơn và xã Quảng Cƣ là những nơi giáp biển, lƣợng dân cƣ tập trung đông và có hoạt động du lịch phát triển mạnh. Thời gian phỏng vấn đƣợc tiến hành qua 2 đợt, đợt 1 từ ngày 15/4/2016 đến ngày 29/4/2016, đợt 2 từ ngày 05/08/2016 đến ngày 20/8/2016.

2.3.4. Phương pháp quan sát hành vi cộng đồng

Trong quá trình khảo sát thực tế để góp phần điều tra nhận thức cộng đồng tác giả đã sử dụng phƣơng pháp quan sát hành vi cộng đồng. Tiêu chí đặt ra trong quá trình quan sát là mức độ chấp hành và tham gia các quy định, quy chế nhằm phát triển du lịch có trách nhiệm tại Sầm Sơn

2.3.5 . Phương pháp phân tích và tổng hợp

Dựa trên việc sƣu tầm các nguồn tài liệu, cùng với các dữ liệu, số liệu thu thập đƣợc, từ đó thực hiện công việc tổng hợp và phân tích tƣ liệu rồi rút ra các kết quả nghiên cứu một cách chính xác và đầy đủ nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại sầm sơn (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)