6. Cấu trúc của luận văn
2.2 Trên mạng xã hội
Trong điều kiện toàn cầu hóa, những phương tiện kỹ thuật phục vụ cho vui chơi, giải trí và học tập rất phong phú, đa dạng và dễ khai thác. Hiện nay đa phần sinh viên ít nhất có sở hữu hoặc có tiếp cận một hoặc nhiều các thiết bị có thể sử dụng để truy cập Internet. Các phương tiện điện tử cầm tay và đặc biệt là máy tính xách tay có xu hướng phổ biến hơn do nhu cầu học hành và giao lưu bạn bè. Điều này hình thành nên thói quen sử dụng Internet của họ. Với việc truy cập internet ngày càng nhiều như hiện nay của sinh viên, đã giúp họ có cơ hội mở rộng và nâng cao kiến thức với nhiều nội dung khác nhau. Đó có thể là các kiến thức phục vụ trong học tập, các kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong văn hóa ứng xử…
Sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông như hiện nay đã tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận được các nguồn thông tin
quốc tế, cung cấp cho sinh viên những tri thức quý giá ở tất cả các lĩnh vực. Thông qua đó sinh viên có thể học hỏi được văn hóa ứng xử từ khắp nơi trên thế giới. Bởi lẽ, kỹ năng ứng xử được hình thành dựa trên rất nhiều tri thức của con người. Sinh viên có thể học hỏi được văn hóa ứng xử của các nước trên thế giới thông qua những bài báo, những video, những bộ phim.. . văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng bới lối ứng xử chung trên thế giới điều đó giúp sinh viên Việt Nam tự tin hơn. Sinh viên sẽ biết cách ứng xử với bạn bè quốc tế trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể.
Hiện nay facebook luôn là trang mạng có số người sử dụng nhiều nhất, giải thích cho điều này nhiều bạn sinh viên cho rằng đây là mạng toàn cầu và có độ phủ sóng khắp nơi trên thế giới nên hấp dẫn phần đông các bạn sinh viên. Hiện nay xuất hiện các trang mạng như Zalo, Twiter với rất nhiều tiện ích như nhắn tin, gọi video… cũng được đông đảo các bạn sinh viên lựa chọn. Thông qua các trang mạng xã hội này, sinh viên có điều kiện trò chuyện, giao lưu với bạn bè quốc tế. Qua đó có thể học hỏi được văn hóa ứng xử của bạn bè trên khắp thế giới, nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của bản thân và đó cũng là cơ hội cho sinh viên Việt Nam giới thiệu văn hóa và con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay số sinh viên dùng tiếng Việt hoàn toàn trong khi giao tiếp trên mạng là khá ít. Việc dùng ngôn ngữ tiếng Việt với ngôn ngữ khác (phổ biến nhất là kết hợp tiếng Anh) đang ngày càng phổ biến trong giới sinh viên. Tiếng Việt được dùng theo cách riêng của sinh viên, với những sự sáng tạo ngôn từ lạ lẫm và khó hiểu. Họ vẫn dùng tiếng Việt nhưng là thứ tiếng Việt biến hóa theo dạng mật mã hoặc là dùng xen kẽ rất nhiều tiếng lóng hoặc là chuỗi những câu chữ viết tắt không ai hiểu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ như vậy trong giới trẻ, nhưng có hai lý do chính nổi lên là: muốn đảm bảo sự riêng tư với đối tượng nào đó, và dùng theo trào lưu.
Hiện nay xu hướng dùng mạng xã hội ở nước ta đang nở rộ đặc biệt là với sinh viên. Thay vì gặp nhau ngoài đời thực để thăm hỏi, nói chuyện thì không ít sinh viên suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để nói chuyện. Mọi nhu cầu giải trí, giao tiếp đều được mạng xã hội thỏa mãn… Lượng bạn bè đông đảo trên mạng xã hội đã thay thế cho bạn bè trong đời thực, mặc dù phần lớn bạn bè trong danh sách đều là những người họ chưa từng gặp gỡ và trò chuyện ngoài đời.
Bên cạnh những mặt tích cực của mạng xã hội đem lại như chia sẻ thông tin, hình ảnh; gắn kết mọi người lại với nhau; trao đổi, học tập hoặc thảo luận các vấn đề mọi mặt của xã hội…thì những vấn đề tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội hiện nay cũng tương đối phổ biến. Đó là tình trạng sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền các nội dung, hình ảnh không lành mạnh, nói xấu, chửi bới với những ngôn từ thiếu văn hóa…Đã có rất nhiều vụ việc cộng đồng người dùng mạng Internet phải “ném đá’ những kẻ sử dụng mạng xã hội để nói xấu người thân của mình. Đơn cử vụ việc một sinh viên nữ không xin được tiền mua điện thoại, đã viết những dòng chia sẻ dài trên Facebook lăng mạ chính bố mẹ mình. Xem đấng sinh thành ngang hàng như bạn bè, cô bé dành những lời vô lễ, câu chửi thề để xả giận. Hành động vô giáo dục này bị cộng đồng phản ứng dữ dội. Nhiều sinh viên còn lên facebook nói xấu thầy cô, họ lập ra các nhóm như: “Hội những người ghét giáo viên chủ nhiệm”, “Hội những người không đỡ nổi cô giám thị trường A”...thu hút cả ngàn người “likes”, theo dõi, bình luận. Một số bạn sinh viên còn sử dụng ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm ảnh đại diện…Có những sinh viên bất cứ chuyện gì cũng đưa lên facebook trình làng, kể cả chuyện tế nhị.
Trước vấn nạn sinh viên đua nhau lên mạng chửi bố mẹ, thầy cô, người thân khiến nhiều người tỏ ra hoang mang, ngao ngán với các lối hành xử thiếu văn hóa của sinh viên hiện nay. Không chỉ dùng mạng xã hội như nơi để trút giận, nhiều bạn sinh viên còn lập các nhóm để hạ nhục, nói xấu bạn bè. Chỉ vì
hiểu lầm hay xích mích, hội những người “ghét”, “kỳ thị”,… cứ thế lên mạng xã hội cho ra đời các nội dung để lôi kéo các thành viên hùa theo, các hội này còn đăng ảnh cùng thông tin cá nhân của “nạn nhân” lên để chửi bới. Hành vi không đẹp này nhận được nhiều bức xúc và phản hồi của cộng đồng mạng. Kết quả điều tra cho thấy có tới 37% số sinh viên đã từng dùng mạng xã hội để nói xấu thầy cô, bạn bè và người thân24
.
Đã đến lúc những người làm công tác văn hóa, giáo dục cần phải sớm quan tâm, uốn nắn những lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử của thế hệ sinh viên đang dùng mạng xã hội hiện nay nhằm tránh những hệ lụy đáng tiếc.