6. Cấu trúc của luận văn
3.3. Các biện pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên Việt
3.3.4. Từ phía sinh viên
Bản thân sinh viên phải định hướng cho mình cách ứng xử đúng mực. Điều này có thể được trao dồi qua việc tham gia các hoạt động do đoàn thanh niên tổ chức, ví dụ như các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, tham gia các hoạt động tập thể như thảo luận, nói chuyện với chuyên gia các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa ứng xử do trường, khoa, đoàn thanh niên tổ chức.
Thông qua các hoạt động như vậy, sinh viên sẽ tạo dựng được nhiều mối quan hệ, giúp nâng cao sự tự tin, phong thái và bản lĩnh trong cách ứng xử. Khi đã nhận ra được vị thế của bản thân, lòng tự trọng của mỗi sinh viên sẽ nhắc nhở họ cư xử đúng mực, có văn hóa.
Sinh viên cũng nên tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng văn hóa ứng xử do nhà trường tổ chức, trong đó nên mạnh dạn nói lên suy nghĩ và ý kiến của cá nhân để các thầy cô hiểu và định hướng giúp đỡ sinh viên nâng cao được văn hóa ứng xử của cá nhân mình.
Sinh viên nên tích cực, tự giác trong học tập, nghiên cứu. Sinh viên sẽ thực hiện tốt văn hóa ứng xử với giảng viên nếu họ có tri thức, thực sự yêu thích khoa học, yêu quý và trân trọng những bài giảng hay; họ tự rèn luyện tu
dưỡng đạo đức và lối sống. Sinh viên cần tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và lối sống; phải có thái độ đứng mực, lời nói và hành vi lễ phép thể hiện sự kính trọng với giảng viên; phải nhận thức được rằng, văn hóa ứng xử là một trong những yếu tố giúp con người thành công. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên nên góp ý, phê bình, lên án với những thái độ, lời nói, hành vi lệch chuẩn của các sinh viên khác, để nâng cao văn hóa ứng xử trong môi trường học đường.
Nếu như sinh viên luôn quan tâm đến vấn đề này và có ý chí rèn luyện thì nhất định sẽ trở thành một tri thức có văn hóa, ứng xử thông minh, khôn khéo, tế nhị trong mọi trường hợp. Điều này sẽ góp phần không nhỏ cho thành công trong sự nghiệp và giải quyết tốt mọi mối quan hệ trong cuộc sống.