6. Cấu trúc của luận văn
3.3. Các biện pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên Việt
3.3.5. Từ phía xã hội
Môi trường xã hội cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến ứng xử của sinh viên. Vì vậy, các phương tiện thông tin đại chúng phải tuyên truyền cho những hành vi ứng xử có văn hóa, tinh tế phù hợp với truyền thống dân tộc của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội nói chung và của sinh viên nói riêng. Đồng thời cần phải lên án những hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
Định hướng thị hiếu văn hóa ứng xử là nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ quan chức năng. Giáo dục văn hóa ứng xử phải gắn với nhiều hoạt động của đời sống xã hội. Các đoàn thể tổ chức xã hội như khối xóm nơi có sinh viên ở phải thường xuyên kiểm tra văn hóa ứng xử, kiểm tra hiện tượng các em đi khuya về muộn, để kịp thời thông báo với nhà trường có biện pháp xử lý.
Có như vậy mới có thể xây dựng một phong cách ứng xử đẹp cho sinh viên nói riêng và cho tất cả người dân Việt Nam. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Thế giới sẽ nghĩ gì về hình ảnh nước Việt Nam khi tiếp xúc với tầng lớp tri thức trẻ của nước ta lại cư xử thiếu văn hóa? Vì vậy, chú trọng bồi dưỡng ứng xử có văn hóa cho sinh viên là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp giáo dục.
Tiểu kết chƣơng 3
Toàn cầu hóa có tác động lớn đối với văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam. Tác động của toàn cầu hóa đối với văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam thể hiện trên cả hai bình diện: tích cực và tiêu cực. Để nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trước tác động của toàn cầu hóa, cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội; đồng thời sinh viên phải tự ý thức và chủ động nâng cao văn hóa ứng xử của mình. Việc coi nhẹ một yếu tố nào đó đều giảm thiểu cho giáo dục sinh viên. Đây là việc làm lâu dài và không hề đơn giản trước tác động tiêu cực của thời kỳ hội nhập và cơ chế thị trường. Nếu chúng ta xác định đúng và sử dụng các biện pháp trên một cách đồng bộ thì sẽ góp phần tạo nên bộ mặt mới cho nhà trường, góp phần tạo đội ngũ những người lao động có đầy đủ phẩm chất và năng lực thích ứng với sự thay đổi của xã hội nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam.
KẾT LUẬN
Việc xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là một tất yếu khách quan. Văn hóa ứng xử thể hiện thể hiện tính xã hội, tính giai cấp, và cũng đảm bảo sự trưởng thành toàn diện của sinh viên, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo trong các nhà trường.
Sinh viên là những người được đào tạo trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Trong những năm qua, cùng với chú trọng nâng cao chất lượng và đào tạo, rèn luyện tay nghề cho sinh viên, việc giáo dục đạo đức, xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên đã từng bước được các nhà trường quan tâm. Văn hóa ứng xử của sinh viên trước tác động của toàn cầu hóa đã có nhiều biến đổi. Với sự phát triển của mình, toàn cầu hóa đã ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử của sinh viên theo cả hai chiều hướng: tich cực và tiêu cực.
Trước những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đến văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay, cần một hệ thống giải pháp toàn diện để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực của toàn cầu hóa đến văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay như tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước với vấn đề giáo dục và đào tạo cũng như với văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay; tăng cường vai trò các tổ chức chính trị xã hội trong các nhà trường; gia đình cần có những uốn nắn, định hướng nhất định cho con - em mình; xã hội cần có những biện pháp tuyên truyền nhằm khuyến khích những hành vi ứng xử có văn hóa của sinh viên và hạn chế những hành vi ứng xử tiêu cực… Có thực hiện được như vậy Việt Nam mới có được thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước có tài và có đức để có thể sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, với khả năng còn hạn chế và dung lượng cho phép của luận văn, tác giả luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu được một số vấn đề chủ yếu, và công trình nghiên cứu của tác giả vẫn ở
những quan niệm chung, chưa đi vào nghiên cứu cụ thể từng vấn đề văn hóa ứng xử của sinh viên. Văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay còn rất đa dạng, và còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm, và đặc biệt trong tình hình phát triển đầy biến động của toàn cầu hóa như hiện nay, thì những vấn đề xung quanh văn hóa ứng xử của sinh viên vẫn còn nhiều quan tâm và cần được tiếp tục nghiên cứu để có thể đưa ra những giải pháp hoàn chỉnh hơn góp phần vào việc xây dựng văn hóa ứng xử ngày càng tích cực cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Trần Văn Bính (2015), Văn hóa Việt Nam trên đường đổi mới- Thời cơ và thách thức, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
2. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học và xã hội, Hà nội.
4. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 6. Thành Duy (2007), Văn hóa Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa- thời cơ và thách thức, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
7. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb KHXH, Hà Nội.
8. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
9. Trần Văn Giàu (2000), Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tinh hoa của văn hóa nhân loại, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội.
11. Phạm Minh Hạc, Ngô Hào Hiệp, Nguyễn Hữu Nghĩa (biên dịch) (1987),
Tâm lý học thanh niên, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Hải (biên dịch) (2011), Toàn cầu hóa, Nxb Tri thức, Hà Nội. 13. Nguyễn Hòa (2002), Toàn cầu hóa từ góc nhìn văn hóa, Tạp chí cộng sản số 10, tr.31-35
14. Ngô Công Hoàn(1997), Giao tiếp và ứng xử sư phạm, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
16. Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia.
17. Nguyễn Khắc Hùng (2001), Văn hóa và văn hóa học đường, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
18. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay, từ góc nhìn giá tri học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
20. Nguyễn Khắc Hùng (2001), Văn hóa và văn hóa học đường, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay, Tạp chí triết học, số 2 – tr189.
22. Đặng Cảnh Khanh (2000), Vấn đề toàn cầu hóa và thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 27, tr -12.
23. Nguyễn Văn Kim (2016), Tiếp biến và hội nhập văn hóa ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
24. Gia Linh (2013), Nghệ thuật giao tiếp ứng xử, Nxb Lao Động, Hà Nội. 25. Võ Kiều Linh (biên dịch) (2008), Nhìn về toàn cầu hóa, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
26. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 27. Nguyễn Ngọc Toàn (biên dịch) (2008), Toàn cầu hóa và những mặt trái, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
28. Phạm Minh Thảo (2000), Nghệ thuật ứng xử của giới trẻ Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
29. Phạm Minh Thảo (2007), Nghệ thuật ứng xử của người Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
30. Phạm Hồng Tung (2008), Văn hóa và lối sống thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: một số vấn đề khái niệm và cách tiếp cận, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, số 24.
31. Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình văn hóa học, Nxb Văn hóa- thông tin, Hà Nội
32. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc (Nxb Văn hóa thông tin 33. Trần Ngọc Thêm, (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.
34. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Hương Thủy- biên soạn (2010), Người Việt- Phẩm chất và thói hư tật xấu, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
36. Ngô Đức Thịnh (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Đinh Viễn Trí - Đông Phương Tri (2003), Văn hóa giao tiếp ứng xử, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
38. Nguyễn Thanh Tuấn (2008), Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
39. Võ Minh Tuấn (2004), “Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay”, Tạp chí Triết học số 4, tr - 35.
40. Phạm Minh Phượng - biên soạn (2013), Giúp bạn trẻ ứng xử thành công, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
41. Cao Thị Hải Yến (2001), Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc xây dựng con người mới hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa văn hóa học, Hà Nội.
42. Phạm Thái Việt (2006), Toàn cầu hóa: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Edward Bumett Tylor (2001), Văn hóa nguyên thủy (Huyền Giang dich),
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật quân đội, Hà Nội, tr - 13.
Tiếng Anh
44. Jurgen Osterhammel (2003), Globalization, a Short History, Nxb University Press.
45. Robert J. Holton (2005), Making Globalization, Nxb Zed Books. 46. Peter L. Berger (2002), Many Globalizations, Nxb Oxford University. 47. Samir Dasgupta (2006), Globalization and After, Nxb New Delhi. 48. Adam Lent, Globalisation,
http://www.editiondesign.com/fgf/knowledge/article007.html 49. Randy Kluver, Wayne Fu, Measuring cultural globalization, http://www.foreginpolicy.com/issue_marapr_2004/methpaper.doc
50. Vietnamese Culture and traditional, http://www.vietnam-culture.com 51. Ulrich PaPa, Cultural Globalisation,
http://www.tln.schulnetz.org/ge/global/cultural_e.htm
Webside tham khảo:
52. Hiếu Lam, “GS Hoàng Xuân Sính: GD hãy thành thật nhìn lại chính mình”, Báo Đất Việt,
http://hnue.edu.vn/Tintuc/Tonghopthongtin/tabid/260/news/390/ChandungNh agiaotieubieuGiaosuTiensiNhagiaoNhandanHoangXuanSinh.aspx
53. “Ngày càng nhiều học sinh, sinh viên tham gia "Hội thánh Đức Chúa Trời", vì đâu nên nỗi?”, http://www.yan.vn/thuc-trang-sinh-vien-tham-gia- hoi-thanh-duc-chua-troi-164777.html
54.Lương Văn Kế, “Toàn cầu hóa văn hóa: các bình diện chủ yếu và cách tiếp cận”, Báo quốc tế, http://baoquocte.vn/toan-cau-hoa-van-hoa-cac-binh-dien- chu-yeu-va-cach-tiep-can-16272.html
55. Nguyễn Trần Bạt, “Toàn cầu hóa văn hóa”,
http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/toan_cau_hoa_ve_van_hoa.html 56. Nguyễn Thị Thường, “Toàn cầu hóa từ góc nhìn văn hóa”, Tạp chí cộng sảnhttp://ajc.hcma.vn/Nghien-cuu-khoa-hoc/Toan-cau-hoa-tu-goc-nhin-van- hoa/21338.ajc
57. Đặng Thị Minh Hương, “Nhìn nhận thế nào về toàn cầu hóa”, Khoa văn hóa học, ĐH KHXH &NV- ĐHQG TPHCM,
http://vanhoahoc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=03cefd85-f5db-4fb7-8312- 712e0da2ec28
58. Tô Lan Phương, “Hành vi ứng xử văn hóa trong giới trẻ”, Báo Nhân dân,http://nhandan.com.vn/vanhoa/item/18506802-.html, 7/12/2009
59. “Đôi điều về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay”, Việt Báo,
http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Doi-dieu-ve-van-hoa-ung-xu-cua-gioi-tre-ngay- nay/40175214/275/, 2009
60. La Văn Hùng, “Về văn hóa ứng xử của sinh viên với giảng viên trong giảng đường đại học hiện nay”
http://www.vnua.edu.vn/khoa/xahoi/index.php/news/266-v-van-hoa-ng-x-c-a- sinh-vien-v-i-gi-ng-vien-trong-gi-ng-du-ng-d-i-h-c-hi-n-nay
61. “Lễ trao Giải thưởng và Học bổng KOVA lần thứ 9”, KOVA, http://cache.kovapaint.com/vn/news/Le-trao-Giai-thuong-va-Hoc-bong- KOVA-lan-thu-9.html
62. Hà Giang, “Việt Nam đang có hơn 63.700 sinh viên đang du học”, Kinh tế và dự báo, http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/2-9992-viet-nam-dang-co-hon-63- 700-sinh-vien-dang-du-hoc.html
63. Thu Hòe, “Giật mình với tỉ lệ nạo, phá thai của học sinh, sinh viên”, Báo Giáo Dục Việt Nam, http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giat-minh-voi-ti-le- nao-pha-thai-cua-hoc-sinh-sinh-vien-post28684.gd
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
Xin chào các bạn!
Hiện tại tôi đang làm luận văn thạc sĩ với đề tài “Tác động của toàn cầu hóa đối với văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay”. Để hoàn thành luận văn tôi tiến hành thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi này. Mong các bạn giúp tôi hoàn thành luận văn bằng cách trả lời bảng câu hỏi. Ý kiến của các bạn chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu đề tài, tôi xin cam đoan thông tin cá nhân của các bạn sẽ được giữ kín hoàn toàn
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
A1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
A2. Năm sinh: ……… A3. Trƣờng :
1. Đại học Kinh tế Quốc Dân 2. Đại học Điện Lực
3. Đại học Văn hóa Hà Nội 4. Viện Đại học Mở Hà Nội 5. Đại học Quảng Nam 6. Đại học Tôn Đức Thắng
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách khoanh tròn vào đáp án mà bạn đồng ý nhất.
B1. Đối với bạn, thì văn hóa ứng xử là vấn đề:
1. Quan trọng – 82% 2. Không quan
trọng – 18%
B2. Bạn có thƣờng xuyên mặc đồng phục khi đến trƣờng không:
1. Thường xuyên – 6.5%
2. Đôi khi, thỉnh thoảng – 64.9% 3. Không bao giờ - 28.6%
B3. Khi đến trƣờng, trang phục thƣờng xuyên của bạn là:
1. Mặc trang phục đơn giản, lịch sự, gọn gàng – 51% 2. Mặc theo sở thích, tùy hứng – 38%
3. Mặc trang phục nổi bật, sành điệu, mốt – 11% 4. Khác (ghi rõ)……….
B4. Bạn đã từng vi phạm lỗi nào dƣới đây:
Mức độ Thƣờng Xuyên Đôi khi, thỉnh thoảng
Hiếm khi Không bao
giờ
1. Nghỉ học không xin
phép 11% 26% 32% 31%
2. Bỏ giờ tùy tiện 18% 29% 41% 12%
3. Đi học muộn 21% 37% 16% 26%
4. Học đối phó 13% 35.5% 26% 25.5%
5. Học theo thời vụ 27% 23% 18% 32%vc
6. Quay cóp trong thi cử 12% 26% 42% 20%
7. “Chạy chọt” trong học
B5. Khi ở trƣờng, bạn nhìn thấy thầy cô giáo, cử chỉ, hành vi của bạn thƣờng là:
1. Chào hỏi lễ phép - 42%
2. Chào hỏi qua loa, cho có lệ - 13% 3. Lờ đi, không nhìn thấy – 39% 4. Có hành vi, cử chỉ vô lễ - 6%
B6. Khi thầy cô giáo đang giảng bài trên lớp, bạn sẽ: Mức độ Thƣờng xuyên Đôi khi, thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
1.Chăm chú lắng nghe, chăm chỉ ghi chép bài 56.5% 34% 6.5% 3% 2. Tích cực phát biểu, thảo luận bài 27% 35% 29% 9% 3. Sử dụng điện thoại di động 16% 40.5% 35% 8.5% 4. Ngủ quên 13% 38% 19% 30%
5.Nói chuyện riêng, làm việc riêng
18% 43% 21% 18%
6. Bỏ ra ngoài, bỏ tiết học 15% 29% 31% 25%