Những vần thơ đi ngược thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 25 - 33)

Ở phần này, chúng tôi khảo sát những tập thơ ra đời sau năm 1976. Mặc dù có sự trùng hợp về đề tài, hình tượng nhân vật song thơ Nguyễn Đức Mậu đã mở rộng về các phương diện: cảm hứng nghệ thuật, giọng điệu, thể thơ,...

Sau năm 1976, Nguyễn Đức Mậu như ln nhìn thấy những người đồng đội ngã xuống, ln nghe được những tiếng thì thầm tâm sự của bạn bè

năm xưa trong chiến tranh... Ông vẫn đang viết về chiến tranh, về cuộc đời với những nỗi đau từng trải và niềm tự hào, thương tiếc của chính mình, của cả thời đại với những trang thơ đầy ấn tượng và nhiều khám phá mới lạ.

Từ sau năm 1976, Nguyễn Đức Mậu đã cho ra mắt những tập thơ chính sau: Trƣờng ca sƣ đồn (1980), Hoa đỏ nguồn sơng (1987), Từ hạ vào

thu (1992 - Giải thưởng Văn học Quốc phòng an ninh của Hội nhà văn về đề

tài chiến tranh năm 1994), Bão và sau bão (1994 - Giải thưởng Văn học

Quốc phòng an ninh của Hội nhà văn năm 1996), Cánh rừng nhiều đom đóm

bay (1998 - Giải thưởng Văn học Hội nhà văn năm 1998). Và đến năm 2001,

ông đã tập hợp, sửa chữa và in trong một tập thơ khá đồ sộ dày gần 600 trang lấy tên chung là Cánh rừng nhiều đom đóm bay. Đây là tập thơ được

trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2001 - một giải thưởng văn học cao q của tồn khu vực Đơng Nam Á được trao hai năm một lần.

2.2.1. Trƣờng ca sƣ đoàn (NXB Quân đội nhân dân – 1980)

Ra đời sau ngày giải phóng đất nước 5 năm, Trƣờng ca sƣ đồn mang một cái nhìn bao qt, tồn cảnh về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Tầm nhìn cùng với nhận thức về hiện thực cuộc sống chiến trường được mở rộng và sâu sắc hơn: có hy sinh, có mất mát, có chiến thắng lạc quan tin tưởng. Bản trường ca dài hơn 2.000 câu thơ, được chia làm 5 chương khắc họa không gian chiến trận dọc đường hành quân: từ mặt trận miền Tây, chiến trường Quảng Trị, cánh rừng Trường Sơn, rồi tới thành phố Sài Gịn ngày 30/4/1975. Trƣờng ca sƣ đồn – viết về sư đoàn của những sư đoàn,

của các thế hệ chiến sĩ đã từng có mặt trên khắp các chặng đường của Tổ quốc, để chiến đấu, để giành giật từng hàng cây, từng mảnh đất để đi tới chiến thắng. Số phận mỗi người lính, mỗi sư đồn, số phận của cả đất nước in đậm trong trường ca.

Trƣờng ca sƣ đồn đã nói nhiều, nói sâu sắc, thấm thía về người mẹ,

về nhân dân, về những con người vơ danh, những con người bình thường mà bất khuất, kiên cường, về Tổ quốc và về thế hệ mình. Trong bản trường ca của mình Nguyễn Đức Mậu đã kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, đan xen phối hợp nhiều thể thơ, phác hoạ được nhiều chân dung của nhân vật trữ tình nhằm vươn tới xu hướng khái quát, mở rộng hiện thực, tăng cường tính triết lý, chính luận. Qua trường ca này, tính chất dữ dội, khốc liệt của cuộc chiến tranh được khơi sâu nhấn mạnh.

Trong Trƣờng ca sƣ đồn, Nguyễn Đức Mậu đã có những suy tư về

chiến tranh một cách giản dị và chính xác: cuộc chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, giữa khát vọng sinh sôi chống lại sự huỷ diệt cuồng điên, giữa sự che chở chống lại sự bạo tàn... Và tất yếu, chúng ta chiến thắng như “cây

mãi xanh tƣơi”, bởi gốc rễ của nó được bám vào đất mẹ cũng như cuộc chiến

tranh này bắt đầu và kết thúc bởi lòng dân:

Cuộc đọ sức giữa con ngƣời và sắt thép Giữa rừng cây và loài thú phá rừng

Cây mãi xanh tƣơi, con ngƣời chiến thắng Ngơi sao vàng tìm đến lịng dân

(Chương II - Mặt trận miền Tây)

Nguyễn Đức Mậu đã khám phá ra những ngọn nguồn sâu xa nhất tạo nên sức mạnh tinh thần thiêng liêng của dân tộc trong thời đại chống Mỹ, lý giải động cơ cầm súng của con người Việt Nam và nguyên nhân của những chiến công. Trƣờng ca sƣ đoàn được thể hiện bằng những cảm xúc trữ tình

thâm trầm, sâu lắng với những suy tư sâu sắc. Tác phẩm đã thể hiện một cái nhìn trầm tĩnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ, hiện thực chiến tranh được tái hiện toàn vẹn, đầy đặn, sâu sắc và chân thực hơn.

Chính Trƣờng ca sƣ đoàn đã thể hiện rõ nhất cái tơi trữ tình và cảm hứng chủ đạo của thơ Nguyễn Đức Mậu kể từ Thơ ngƣời ra trận. Nhắc tới

Nguyễn Đức Mậu không thể không nhắc tới Trƣờng ca sƣ đồn và khi nói đến Trƣờng ca sƣ đoàn người ta nghĩ ngay đến tên tuổi của nhà thơ mặc áo lính này. Cho đến nay, Trƣờng ca sƣ đoàn là tác phẩm dài hơi thành công

nhất của Nguyễn Đức Mậu. Trƣờng ca sƣ đoàn chứng tỏ một bước đi mới

trong thơ Nguyễn Đức Mậu. Bước đi khiến cho bao đồng nghiệp của ông phải “lạ lùng”: “Chúng tôi thấy thơ anh thật lạ lùng. Nhưng rồi chúng ta hiểu được. Đó là hoa trái mà anh trồng nên, hái được về sau những năm tháng dũng cảm, cần cù, quyết tâm lao vào cuộc sống ác liệt và anh hùng, đã thâu nhận và vun đắp một cách thật đáng quý, đáng trọng” [23; 6].

Nhìn lịch sử sư đồn trên tầm bao qt cùng giọng thơ chân thật, hồn hậu là sức mạnh của Trƣờng ca sƣ đoàn. Từng chiến cơng oanh liệt, bao khó khăn, vất vả, những niềm vui, nỗi buồn kết hợp với cái tơi trữ tình khá mạnh mẽ được tái hiện sắc nét trong Trƣờng ca sƣ đồn. Dễ hiểu vì sao ngày sư

hào hùng, mạnh mẽ, phấn chấn và đầy hào sảng. Trường ca này chính là niềm tự hào, là đứa con tinh thần chung của những người lính bộ binh đã từng có mặt trong đội ngũ sư đồn. Với Nguyễn Đức Mậu, đồng nghiệp đã thấy được một hồn thơ thực sự trưởng thành sau khi Trƣờng ca sƣ đoàn ra

đời.

2.2.2. Hoa đỏ nguồn sông (NXB Tác phẩm mới – 1987)

Hoa đỏ nguồn sơng được viết sau Trƣờng ca sƣ đồn bảy năm là tập

thơ mà Nguyễn Đức Mậu khá tâm đắc. Tập thơ gồm 26 bài với sự mở rộng về đề tài, cảm hứng và mang âm hưởng của quá khứ vọng về.

Chiến tranh đã lùi xa hơn mười năm, song bao trùm Hoa đỏ nguồn sông vẫn là ký ức về một tuổi trẻ của chiến tranh, những vần thơ “đi ngược

thời gian”, ngược trở về những năm tháng gió bão chiến tranh, trở về cánh rừng năm xưa với những kỷ niệm về đồng đội, chiến trường. Ngịi bút của ơng viết về chiến tranh như đau hơn và tái hiện nó với tất cả sự bi tráng, bi hùng, chiến công lẫn mất mát hi sinh...

“Chiến tranh đã qua rất lâu nhưng thơ ca của Nguyễn Đức Mậu chưa có được một ngày bình n. Hầu như trái tim ơng đã biến thành quả bom của ký ức đêm đêm ném xuống trang bản thảo tất cả nỗi đau chưa nguôi ngoai của chiến tranh, khiến các con chữ bị thương nghiêng ngả. Những cái chết của đồng đội chính là vết thương khơng biết cách cầm máu trong tâm hồn nhà thơ” [21; 69]. Thật vậy, đọc Hoa đỏ nguồn sông, ta như thấy Nguyễn

Đức Mậu luôn trầm tư suy nghĩ về cuộc chiến tranh dữ dội đã qua của dân tộc. Những kỷ niệm về chiến tranh luôn hiện hữu trong ký ức nhà thơ. Thời gian cứ trôi đi, cuộc sống luôn vận động không ngừng nhưng tâm hồn nhà thơ dường như ln Đi ngƣợc thời gian:

Ta ngồi xuống bóng cây trịn thế kỷ Năm tháng qua đi hồi tƣởng lại theo về

(Đi ngược thời gian)

Năm tháng qua đi, chiến tranh qua đi và những kỷ niệm chiến trường

cũng qua đi. Nhưng những kỷ niệm day dứt ấy sẽ lại trôi về theo dòng hồi tưởng của nhà thơ.

2.2.3. Bão và sau bão (NXB Quân đội nhân dân – 1994)

Tập thơ gồm 25 bài thơ và một trường ca Bão và sau bão. Tiếp tục

không nguôi nỗi nhớ, nỗi ám ảnh về quá khứ. Một khoảnh khắc thời gian quá khứ đọng lại cũng là một lần những kỷ niệm chiến trường dội về ngày càng như khắc khoải hơn, đau đớn hơn. Ký ức trong nhà thơ dồn dập, miền tâm tư ấy như cơn sóng và bão gió nổi cồn khơng chút bình yên:

Đâu mảnh ván thuyền tan trong sóng Đâu lá tƣơi non bão nát nhàu

Tơi nhƣ con sóng và cơn gió Tìm mảnh thuyền tan chiếc lá đau

(Bão và sau bão)

Nhà thơ khắc khoải đi tìm lại những “mảnh thuyền tan”, tìm lại “chiếc

lá đau”, “khoảng đời mình thủa trƣớc”, với biết bao vui buồn của tuổi trẻ

trong chiến tranh:

Năm chiến tranh

Dịng tên khắc trên chi dao, vách đá Ơi, tuổi trẻ bạn bè thật nhiều

Chung sống chết căn hầm sụp đổ

(Từ hạ vào thu)

Nhà thơ nhận ra rằng tất cả những dịng tên khắc trên chi dao, vách đá, “những lần trải qua bao hiểm nguy cùng đồng đội… vẫn còn ở lại với cuộc sống của mình, trong máu thịt của mình”:

Anh nhìn lại khoảng đời mình phía trƣớc Có phải tháng ngày qua không mất Đã tan vào máu thịt trong anh Nhƣ vào thu trời vẫn xanh mùa hạ Anh mang theo anh gìn giữ cho mình

(Từ hạ vào thu)

Một thời đau thương, một thời oanh liệt, dù vui, dù buồn, dù khổ đau, khắc khoải nhà thơ vẫn mang theo gìn giữ cho mình như là kho báu vô giá, như là cội nguồn sức mạnh phi thường để nhà thơ bước tiếp chặng đường phía trước. Song song những nội dung viết về những mất mát đau thương của chiến tranh, cả Hoa đỏ nguồn sông và Bão và sau bão cịn có sự mở

rộng về đề tài. Nhà thơ khắc họa những tâm sự đời tư với những vui - buồn, mừng – lo trong cuộc sống bề bộn, khắc hoạ chân dung của những con

người bình thường mang vẻ đẹp giản dị mà lại cao quý. Đó là: Người mẹ nhân hậu (Dâng mẹ), người cô bất hạnh (Cô tôi), người hát rong (Ngƣời hát

rong), người chiến binh già, ông lão nghệ nhân, người bán chổi,… Nhiều khi

chỉ là những suy tư rất đỗi “con người” qua những sự vật nhỏ bé: Nhánh xương rồng (Nhánh xƣơng rồng trên cát), hạt lúa (Ngợi ca hạt lúa), pho tượng đá (Nghìn năm tuổi đá), dịng suối (Suối mát), bơng hoa quỳnh (Thức

với hoa quỳnh)…

Có những lúc lại là lời bộc bạch trực tiếp một cách trung thực, chân thành: Độc thoại đêm 30 Tết, Nhà bạn bên cầu Chƣơng Dƣơng, Tự sự, Thƣ

những ngày xa, Tâm sự,…

Phải khẳng định rằng, chính vì những đóng góp về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật nên tập Bão và sau bão được trao tặng Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam.

2.2.4. Cánh rừng nhiều đom đóm bay (NXB Quân đội nhân dân – 1998)

Có thể nói đây là tập thơ tổng hợp nhiều bài hay nhất, thành công nhất của Nguyễn Đức Mậu kể từ tập Hoa đỏ nguồn sơng.

Cánh rừng nhiều đom đóm bay gồm 35 bài thơ với sự mở rộng của đề

tài và cảm hứng chủ đạo. Thơ ở tập này mang nhiều triết lý đời sống sâu sắc. Đó là những vần thơ được đúc rút từ tâm hồn của một người từng trải, yêu và đầy trách nhiệm với cuộc sống. Cuộc sống xung quanh biết bao tươi đẹp, nhà thơ cảm thấy “mọi vật quanh ta nhƣ vẫy gọi chào mời”. Bởi vậy, ơng muốn phân thân để đón lấy tất cả và hoà nhập với tất cả:

Ta muốn phân thân nghe tiếng vọng hai bờ Mọi vật quanh ta ríu ran tiếng nói

(Tạp bút)

Ở đây khơng cịn là những rung động của ký ức chiến tranh nữa mà là những vần thơ hướng theo tiếng gọi ríu ran của cuộc sống, là nỗi niềm của một con người có tâm trước cuộc đời. Cuộc sống mới mang đến cho nhà thơ nguồn cảm hứng trữ tình thế sự. Cánh rừng nhiều đom đóm bay đã cho ta

thấy một số khía cạnh tâm hồn nhà thơ – những khía cạnh mà ở một số tập thơ khác ta chưa thấy hoặc còn bị khuất lấp:

Xa quê biền biệt tháng ngày Ngủ rừng, ngủ phố, đêm nay ngủ nhà

Mọt kêu rờn rờn thịt da

Tiếng vơ tri cũng khiến ta chạnh lịng

(Khúc cảm)

Ta nhận ra một Nguyễn Đức Mậu đầy bản lĩnh nghệ sĩ lại là một người hay suy tư, dằn vặt, thao thức – mà những dằn vặt, suy tư, thao thức ấy chẳng phải cho mình, có khi lại cho nhiều sự vật nhỏ bé trong cuộc sống như: Dịng sơng Trƣơng Chi, Một chút Nguyễn Bính, Chuyến bay ngày giáp

Tết, Gửi bạn,…

Thậm chí, chỉ một chiếc mũ sắt mà gợi cho ký ức nhà thơ sống dậy liên tiếp bao hình ảnh thân quen đã lùi xa:

Chiếc mũ sắt màu rêu màu đất Nắng khô rang pháo thủ đội đầu Mũ thay thế lính ngồi bên lính

Hầm hập mƣa tn, mũ múc nƣớc thay gầu Ai đó viết tên mình trên mũ sắt

Nghe vọng về tiếng nói tuổi hai mƣơi

(Chiếc mũ sắt ở viện bảo tàng)

Nhà thơ – người chiến sĩ nhớ mỗi khi hành quân vẫn thường gặp những chiếc mũ ở “đèo hay lăn lóc rừng hoang”, nhớ những người đồng đội trong giờ giải lao tinh nghịch lấy mũ sắt làm ghế ngồi bên nhau tào lao câu chuyện. Ông nhớ mỗi khi hầm ngập mưa tuôn, mũ trở thành gầu múc nước và nhớ về những đồng đội tuổi hai mươi viết tên mình trên mũ sắt… Tất cả những hình ảnh đó đang dồn dập hiện về trong dòng hồi tưởng của tác giả.

Và đến những vì sao nhấp nháy, những con đom đóm bay giữa bầu trời đêm thanh bình, yên tĩnh cũng khiến nhà thơ nhớ về cánh rừng đêm đêm chiến tranh rùng rợn năm xưa:

Đêm đơn vị dừng chân trong sâu hút cánh rừng. Có giếng nƣớc ai đào dƣới lịng suối cạn? Múc nƣớc lên chúng tơi uống trong cơn khát khơ vịm họng. Nƣớc ngọt mát cơ thể cỗi cằn. Chúng tơi đâu biết lịng giếng có xác ngƣời chết. Đêm mịt mùng, cánh rừng nhiều đom đóm bay, những sợi mỏng chập chờn nhƣ ảo giác

Mạch thơ văn xuôi dàn trải như đang diễn giải cái tận cùng của hiện thực chiến tranh tàn khốc. Ta vẫn thường hay gặp hình tượng con đom đóm trong thơ Nguyễn Đức Mậu, nó vừa như làm sáng tỏ hiện thực, vừa làm cho hiện thực trở nên hư ảo để tưởng tượng ra phần bi thương nhất. Cũng như trong miền ký ức của nhà thơ, cái chết của đồng đội như ánh sáng của những con đom đóm chập chờn khơng bao giờ lịm tắt.

Như vậy, tự nguyện gắn bó với cuộc kháng chiến, con đường văn nghiệp trưởng thành song song với con đường binh nghiệp, Nguyễn Đức Mậu đến với thơ và trường ca như một lẽ tất nhiên. Quan niệm nghệ thuật của người lính trẻ thế hệ thứ ba này thật giản dị: Đến với nghệ thuật chỉ là “ghi lấy cuộc đời mình” - cuộc đời người lính. Nhưng ý niệm ấy khơng dừng lại mà ông đã cùng đất nước đi suốt cuộc chiến tranh, hồ bình đến ơng lại có một ước vọng nghệ thuật lớn lao hơn: khát khao nhận diện lại lịch sử, nhận diện cuộc chiến tranh, dựng lại chân dung của thế hệ mình và cả sự nhập cuộc vào đời sống của bản thân.

Điểm qua những tập thơ để ta hiểu rõ hơn về những chặng đường thơ của Nguyễn Đức Mậu, cảm nhận rõ hơn chân dung tinh thần của một nhà thơ mặc áo lính qua hai giai đoạn: Thời chiến và Thời bình.

Chƣơng 2:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)