PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 97 - 99)

Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã từng nói: “Người thơ phong vận như thơ ấy”, cái chất của thơ nói lên cái tạng của người. Nguyễn Đức Mậu là con người mộc mạc, đôn hậu và giản dị, cùng với thời gian ông được trang bị vốn kiến thức khá vững vàng, vốn sống phong phú. Tất cả những điều đó được hội tụ vào thơ ơng. Ơng khơng được đánh giá là một nhà thơ lớn nhưng cũng là một gương mặt thơ quen thuộc, tiêu biểu cho thơ ca một thời. Cùng với các nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật,… Nguyễn Đức Mậu đã góp phần thực hiện sứ mệnh quan trọng của thơ ca, cổ vũ cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

Chúng ta có thể khẳng định rằng, trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Đức Mậu đã rất thành cơng khi viết về người lính, về chiến trường với cuộc sống chiến đấu, dù rằng những bài thơ ấy được sáng tác ở giai đoạn nào. Bởi Nguyễn Đức Mậu không phải suy nghĩ nhiều cho sự lựa chọn của mình. Ơng vào chiến trường để chiến đấu chứ khơng phải đi thực tế để làm thơ. Ơng là người lính làm thơ chứ khơng phải nhà thơ viết về người lính. Vì thế, thơ ơng có độ đậm, độ sâu, có nhựa sống và chất tươi mát từ hiện thực. Sau khi chiến tranh đã qua đi, thơ ông viết về người lính, về chiến trường vẫn là sản phẩm tinh thần được thôi thúc từ bên trong một tâm hồn nhạy cảm, giàu trách nhiệm. Với mảng thơ ấy, Nguyễn Đức Mậu đã khẳng định được phong cách của mình. Từ đề tài, cảm hứng nghệ thuật, hình tượng các nhân vật tiêu biểu,… đều được xây dựng trên nền tảng của những xúc cảm mộc mạc, chân thành và tắm trong bầu khơng khí hào hùng đậm chất sử thi của Trường Sơn ngày ấy.

Từ những vần thơ tươi xanh của người ra trận với tâm hồn lạc quan trong sáng, tươi sáng của người lính giữa hiện thực chiến trường đầy bom đạn đến những vần thơ đầy khắc khoải của ký ức chiến tranh đều khẳng định một tâm hồn đam mê sáng tạo nghệ thuật và đau đáu những nỗi niềm của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Đọc thơ Nguyễn Đức Mậu, hiện thực chiến tranh hiển hiện trong từng trang, từng bài với những hình ảnh “ra trận”, “sư đồn”,… những người lính lấm lem mà nụ cười tràn lạc quan, ánh mắt đầy tin cậy,…có cả những tận cùng của mất mát hy sinh,…Tất cả được ghi lại

bằng một giọng thơ chân thành, sâu lắng yêu thương, được chắt chiu từ một tâm hồn giàu rung cảm, giàu suy ngẫm và trải nghiệm.

Nguyễn Đức Mậu giản dị trong đời, giản dị trong thơ. Ơng khơng cầu kỳ làm dáng cho câu thơ, thơ Nguyễn Đức Mậu lấy ngôn ngữ từ đời sống, lấy chất liệu từ hiện thực, lấy cảm xúc từ trái tim. Tất cả trong thơ ông đều chân thành và giàu tình thương mến, nó tác động tới trái tim và tầng sâu nhạy cảm trong tâm hồn người đọc, nó làm người đọc xúc động và ám ảnh.

Cùng với thời gian, có nhiều giá trị của cuộc sống sẽ được định giá lại. Có những thứ sẽ tiếp tục được đem vào tương lai nhưng cũng có những giá trị sẽ vĩnh viễn ở lại với quá khứ. Nghệ thuật thơ ca cũng không nằm ngồi quy luật ấy. Chúng ta có thể thấy, phần tinh tuý nhất của thơ Nguyễn Đức Mậu đã đến được với thế giới tâm hồn bạn đọc và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Những bài thơ tiêu biểu của ông: Nấm mộ và cây trầm, Nằm hầm, Trƣờng ca sƣ đoàn, Cánh rừng nhiều

đom đóm bay,… có thể được xem là những bài thơ đi cùng năm tháng.

Nói tóm lại, qua quá trình khảo sát phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu, chúng ta nhận thấy những đóng góp khá quan trọng của ơng đối với nền thơ hiện đại nước nhà. Ơng góp phần tạo dựng một lối viết mộc mạc, giản dị mà sâu lắng về cuộc sống trong cả chiến tranh và hồ bình, trong đó, những sáng tác về đề tài chiến tranh mang giá trị hơn cả. Tôi muốn mượn lời của nhà thơ Phạm Tiến Duật để kết thúc cho luận văn của mình: “Ở bất cứ thời kỳ nào và bất kỳ ở đâu, văn học viết về chiến tranh luôn dựng đứng một khối sáng in đậm vào trí nhớ của người đương thời và hậu thế” [9; 225]. Sẽ còn rất nhiều điều thú vị trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ mà tác giả của luận văn này chưa phát hiện được. Nhưng như một độc giả trung thành của Nguyễn Đức Mậu, tôi tin tưởng rằng thơ ông sẽ tiếp tục cuộc hành trình đi vào tương lai cùng bạn đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)