Phƣơng thức chuyển nghĩa và sáng tạo tình ảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 82 - 88)

Nguyễn Đức Mậu đã khai thác có hiệu quả khả năng thể hiện cảm xúc, tình cảm cũng như phản ánh hiện thực đời sống phong phú, phức tạp của ngôn ngữ thơ ca, đồng thời tạo được sự bất ngờ, thú vị đối với người đọc. Trong thơ Nguyễn Đức Mậu mở ra trước mắt người đọc những liên tưởng đằm thắm mà biết bao thú vị:

Đất phẫn nộ ném lên trời trăm tiếng nổ Đất rung nghiêng ngả cây rừng.

Đồng đội nhìn mắt nhau gặp đất Có sấm sét và một vùng chớp giật… Nhƣng cứ đêm đêm những phút bình n Đất cƣời nói, đất phập phồng ca hát Đất bồng bế chúng tôi trong chiếc nôi êm Đất nắm ngủ nhƣ cuộc đời rất thực

(Đất)

Trước hết, liên tưởng là một đặc điểm chung của sáng tạo, của thể loại thơ ca và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Quy luật lớn nhất trong phát triển cảm xúc của thơ là liên tưởng. Chính nhờ liên tưởng, cảm xúc của người viết được mở rộng và trở nên đa dạng, phong phú hơn.

Trong thơ của mình, Nguyễn Đức Mậu sử dụng nghệ thuật liên tưởng để chuyển hóa, liên kết ý thơ và liên kết tồn bộ các phần. Liên tưởng giúp ơng tạo được sự phong phú trong các hình tượng thơ đặc biệt là trong

Trƣờng ca sƣ đoàn. Liên tưởng giúp cho kết cấu của trường ca thêm chặt

chẽ, các hình tượng thơ rời rạc tưởng chừng khơng liên quan có thể gắn bó lại với nhau. Kết cấu của Trƣờng ca sƣ đồn hẳn khơng theo trật tự nào,

thường là theo cảm xúc. Có thể nhà thơ đang theo mạch trình tự thời gian lại hướng sang mạch tự sự, đang miêu tả chuyển sang bình luận, đang đối thoại chuyển sang độc thoại… nhưng người đọc vẫn hiểu được ý của tác giả nhờ sợi dây liên tưởng. Liên tưởng trở thành chất kết dính gắn các chương, các đoạn trong Trƣờng ca sƣ đoàn lại với nhau tạo thành một chỉnh thể thống

nhất từ những mảnh rời rạc.

Trƣờng ca sƣ đoàn của Nguyễn Đức Mậu có đường dây liên tưởng

dựa vào lịch sử có thật của sư đồn: từ bốn năm ở chiến trường C, qua thành cổ Quảng Trị khốc liệt, tới Trường Sơn để tiến vào thành phố. Từ đó chúng ta thấy rõ hơn tầm vóc của đất nước, của người lính trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ. Để rồi người lính hiểu rằng:

Đất nƣớc trải đắng cay cơ cực Ngƣời cho tôi biết mấy ngọt lành

Cảm xúc của Nguyễn Đức Mậu về sư đồn mình ùa lên trang giấy. Cảm xúc đồng hiện, khiến tác giả cùng một lúc đưa vào trong trường ca hàng loạt sự kiện. Sự kiện này gọi ra sự kiện khác để cùng lúc xuất hiện

trong trang thơ. Liên tưởng giúp thơ của Nguyễn Đức Mậu mở rộng được cảm xúc đa dạng và phong phú đồng thời vẫn giữ được bố cục chặt chẽ:

Từ mùa hạ trong xanh Xác con ve lột vỏ Từ mùa thu đầy gió Hoa dẻ rừng thơm đêm Từ mùa đơng súng nổ Đoàn quân đi trăm miền Đến mùa xuân dồn nhựa Cành mai vàng hoa lên…

(Mai vàng đất lửa)

Liên tưởng không chỉ giúp nhà thơ tạo được bố cục chặt chẽ mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng hình ảnh. Nhờ liên tưởng, Nguyễn Đức Mậu đã tạo dựng tầng lớp hình ảnh từ một cơ sở ban đầu. Có thể từ một sự vật cụ thể nhà thơ liên tưởng đến các khái quát, tượng trưng như :

Chiếc mũ sắt phịng khơng tơi thƣờng gặp ở đỉnh đèo hay lăn lóc rừng hoang

Nhƣ nhân chứng một thời gửi lại Nằm lặng yên trong viện bảo tàng

(Chiếc mũ sắt ở viện bảo tàng)

Từ suy nghĩ, cảm xúc chung liên tưởng đến cái cụ thể.

Ban tay anh in lên đất chiến hào Thành ngơi sao nở xịe năm cánh đẹp Trong lịng tơi sáng mãi: những ngôi sao

(Bàn tay biết đi)

Có khi là những liên tưởng trực tiếp, gián tiếp làm cảm xúc thơ thêm đa dạng. Liên tưởng trong thơ Nguyễn Đức Mậu có nhiều dạng. Nhà thơ thường xây dựng hình ảnh trên cơ sở liên tưởng tương đồng, liên tưởng trực tiếp và liên tưởng gián tiếp. ở những bài thơ sáng tác trong thời bình, Nguyễn Đức Mậu đã tái hiện lại cuộc chiến tranh, trí tưởng tượng đưa ơng về với quá khứ. Giữa một không gian thực ở hiện tại, và một không gian

tưởng tượng trong quá khứ, nhà thơ hay liên tưởng đối lập để từ đó cảm xúc được khơi sâu thêm:

Đêm giao thừa bom trải dày điểm chốt Mƣời hai lính trẻ hy sinh

Cành hoa đón xuân thành cành hoa tƣởng niệm Nhƣ mây xót hoa rơi trên mồ bạn

Cả rừng Lào lã chã hoa rơi

(Kỷ niệm hoa đào)

Không gian, thời gian, quá khứ, hiện tại cùng lúc được mở ra. Sau khi sống qua bao tháng ngày gian nan cùng dân tộc, Nguyễn Đức Mậu càng thấm thía, càng thấu hiểu đất nước mình. Nhà thơ tự hỏi có nơi đâu như đất nước mình, để có một ngày vui hịa bình cả dân tộc phải đổi bằng 30 năm gian khó hy sinh. Liên tưởng đối lập thường dễ dẫn đến việc xây dựng hình ảnh thơ có tính chất tương phản:

Đã là lính chiến trƣờng tự biết Phải làm gì khi đơn vị đào sâu Đơn vị đào sâu

Bớt gạo và mang thêm đạn

Ngày nào tắc đƣờng thì ăn bốn lạng

Súng no đạn diệt thù, cái đói cũng ngi đi

(Ghi ở chiến trường)

Hình ảnh thơ đối lập giúp ta hình dung được hồn cảnh gian khổ và ác liệt ở chiến trường, và cao hơn là niềm tin sắt đá, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Liên tưởng đối lập được tạo dựng trên những trạng thái tương phản của cảm xúc, của hình ảnh, góp phần nâng cao cảm hứng sáng tạo.

Ngoài ra, nhà thơ cũng rất hay dùng liên tưởng tương đồng khái quát. Nhìn những chiếc võng tre ở rừng sâu “hai đầu cây bắc, cây nam”, Nguyễn Đức Mậu liên tưởng tới những cây cầu nối liền vết cắt bom đạn. Bao người ngã xuống đã lấy thịt da mình vá lành vết thương của đất:

Trong cuộc chiến này Triệu chiếc võng rừng sâu Làm những cây cầu

Da thịt ngƣời vá lành da thịt đất Trong khát khao của đất có ngƣời.

(Trường ca sư đồn)

Thơ Nguyễn Đức Mậu rất hay có những liên tưởng như vậy. Tính chất tương đồng của liên tưởng rõ ràng đã có tác dụng mở rộng cho cảm xúc trong thơ của ông đa dạng hơn, phong phú hơn. Nhà thơ có cảm giác đi từ dịng cảm xúc này sang dịng cảm xúc khác mà vẫn đảm bảo tính lơ gíc nhờ liên tưởng.

Chính vì vậy mà Nguyễn Đức Mậu có thể đi từ thế giới nội tâm sang thế giới ngoại cảnh, từ âm thanh sang hình ảnh, từ thế giới vơ hình sang thế giới hữu hình, dùng cách nói về giác quan này thay cho giác quan khác:

Chiều bớt lạnh hoa hồng nhen lửa ấm Hoa cúc vàng thảng thốt cả trời thu Khi ta đứng giữa ngày hoa tƣơi rói Ran ríu quanh ta những tiếng giao mùa. (Mỗi lồi hoa nói gì với ta)

Khơng chỉ có hình ảnh con người mà ngay cả những cảnh vật cũng trở lên có hồn, sinh động, hấp dẫn nhờ được xây dựng bằng đường dây liên tưởng.

Nguyễn Đức Mậu sẽ khơng thể duy trì được cảm xúc cho thơ của mình nếu khơng tạo được những liên tưởng thú vị. Đằng sau mỗi liên tưởng chúng ta bắt gặp nhịp điệu khỏe khoắn của trái tim cùng suy nghĩ từng trải của người viết. Liên tưởng đa dạng góp phần làm cho thơ ông mở rộng cảm xúc, trở lên phong phú hơn. Ngược lại, nhờ có chiều sâu và tính chân thực của cảm xúc, mở rộng những liên tưởng làm cho chúng trở lên hợp lôgic, tạo được sức cuốn hút cho bạn đọc.

Bằng cảm xúc trữ tình mãnh liệt và khả năng tổng hợp khái quát cao, Nguyễn Đức Mậu đã tạo nên một hệ thống hình ảnh biểu tượng phong phú. Đó là hình ảnh mẹ, đất, biển, suối, sông, cát… nhằm thể hiện sức mạnh của nhân dân, của dân tộc trong thời đại chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh người mẹ Việt Nam vừa là niềm an ủi, vỗ về, vừa là nguồn tiếp thêm sức mạnh cho những đứa con. Xây dựng hình ảnh người mẹ như là biểu tượng cho Tổ quốc, đất nước - một biểu tượng vừa gần gũi, thân thương và biết bao hùng

vĩ đó là tài năng, và sâu xa hơn, đó là tình cảm gắn bó máu thịt, là tình yêu thiết tha, sâu sắc nhất của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu với quê hương, đất nước.

Đất là một hình tượng được Nguyễn Đức Mậu xây dựng với nhiều lớp nghĩa biểu trưng đặc sắc. Trong thơ ơng, hình tượng Đất có khi được chỉ những mảnh đất mà ông đã từng yêu thương, gắn bó như trong bài: Đất Thuận Vi, Mỗi lồi hoa nói gì với ta,... nhưng làm nên đặc sắc, sức hấp dẫn

của hình tượng này lại ở lớp nghĩa biểu tượng độc đáo của nó. Đất được hình dung với con người – một con người với cả dáng vẻ bề ngoài và nội tâm sâu sắc bên trong, một con người luôn trăn trở và suy nghĩ với những nỗi đau thầm lặng. Nguyễn Đức Mậu đã có những câu thơ thật giàu hình ảnh:

- Máu ngƣời lính ƣớt đầm ngực đất

(Chân dung II)

- Những mặt ngƣời hốc hác Nhƣ mặt đất khơ gầy, xơ xác

(Trường ca sư đồn)

- Da thịt ngƣời vá lành da thịt đất Trong nỗi đau của đất có con ngƣời

(Gửi sư đồn cũ)

- Đất khắc khoải

Con ngƣời cần phải sống

(Trường ca sư đoàn)

Nguyễn Đức Mậu đã dùng hình tượng Đất để khắc họa sự hy sinh thầm lặng của đồng đội mình. Có khi là cách nói hình ảnh: “nắm đất”, “vng đất”, “tấc đất”,… có khi là sự miêu tả: “máu người lính ướt đầm ngực đất”, “máu người lính trải dài trăm dặm đất”,… dù là sử dụng hình ảnh hay cách nói nào ta vẫn thấy một Nguyễn Đức Mậu chân thành trong cách diễn đạt, và nỗi đau về sự hy sinh mất mát được khắc họa rõ nét hơn bao giờ hết.

“Sự sống nảy mầm từ cái chết” - Không chỉ là biểu tượng cho nỗi đau mất mát, Đất cịn là hình ảnh gợi mở một tương lai mới, một cuộc sống mới. Nguyễn Đức Mậu diễn tả trong thơ mình hình ảnh của những vùng đất mới với một tương lai đầy hứa hẹn:

Tơi chống ngợp trƣớc luống cày mới mở

Nhƣng bóng tối quân thù sao phá nổi Sức cuộc đời xé đất luống cày đi

(Cảm xúc mùa cày)

- Đƣờng biên giới mở vòng tay bè bạn Mặt đất bình yên tiếng trẻ con cƣời

(Trường ca Côn Đảo)

- Mây trời lật từng trang giấy trắng Mặt đất in đầy dấu chân trẻ con

(Trường ca Cơn Đảo)

Đất là một hình tượng độc đáo và xuyên suốt các tập thơ của Nguyễn Đức Mậu, góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của ơng - đó chính là sự chân thành trong cảm xúc nghệ thuật và sự giản dị trong cách biểu hiện, liên tưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)