Ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 76 - 82)

“Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorki). Ngôn ngữ là công cụ trực tiếp của tư duy. Ngôn ngữ là chất liệu đầu tiên, không thể thiếu của những sáng tác văn chương. Ngôn ngữ được sử dụng trong văn học là ngôn ngữ của nhân dân được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của các nhà văn nên ngồi tính nhân dân, ngơn ngữ cịn mang dấu ấn chủ quan của nhà văn. Tuy nhiên, dù cùng là ngôn ngữ nghệ thuật nhưng ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xi có những đặc trưng khác nhau. Trong thơ ngơn ngữ có những địi hỏi khắt khe riêng, hàm súc, gợi tả, giàu nhạc điệu, giàu liên tưởng… Ngôn ngữ thơ được đánh giá là ngôn ngữ tiêu biểu nhất của ngôn ngữ văn học bởi những thuộc tính ấy tập trung cao độ với yêu cầu cao nhất của thơ ca.

Thơ trữ tình là tiếng nói của tình cảm, hình tượng thơ là hình tượng của cảm xúc. Một đặc điểm quan trọng phân biệt ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi là ngôn ngữ thơ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu nên rất giàu nhạc tính. Đặc điểm này thể hiện rất rõ ở sự cân đối giữa các dòng thơ, sự trầm bổng trong các thanh điệu, sự trùng điệp ở vần điệu và các từ ngữ. Bên cạnh đó, độ dài của văn bản thơ địi hỏi sức nén của nội dung trong câu chữ. Vì vậy, ngơn ngữ thơ bao giờ cũng cơ đọng, hàm súc. Đặc điểm này địi hỏi sự lao động sáng tạo nghiêm túc của nhà thơ để ngôn ngữ thơ mang thêm nhiều ý nghĩa mới. Cũng giống như tất cả các thành tố cấu tạo nên một tác phẩm, ngôn ngữ thơ luôn luôn vận động, biến đổi cùng thời gian. Có những từ ngữ bị mất đi, có từ ngữ được dùng theo nghĩa khác, có những từ kết hợp mới được ra đời phù hợp với lối tư duy mới.

Nhìn vào lịch sử thơ ca, ta thấy, ngơn ngữ thơ có sự vận động qua một hành trình khá dài. Từ ngơn ngữ hồn nhiên, dân dã trong ca dao đến ngơn ngữ mang tính quy phạm của thơ trung đại, ngơn ngữ thơ ca có sự cách tân nhảy vọt khi bước vào thời kỳ hiện đại. Ngôn ngữ thơ của phong trào Thơ Mới đã phá vỡ những quy tắc ràng buộc để cảm xúc tràn ra câu chữ. Nhưng Thơ Mới chưa nối lại được chất hồn nhiên, gần gũi, đậm đà của thơ ca dân gian. Sau cách mạng Tháng Tám, thơ ca Việt Nam có sự thay đổi cơ bản và quan trọng. Văn học nói chung, thơ ca nói riêng phải phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Ngôn ngữ thơ ca trút bỏ những khn sáo, những hoa mỹ bóng bẩy và trở nên khoẻ khoắn, gần gũi với ngôn ngữ đời sống. Nhờ đó ngơn ngữ thơ ca được trở về với cội nguồn đích thực của nó. Được đánh giá là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ngôn ngữ thơ Nguyễn Đức Mậu vừa nằm trong dịng chảy chung của ngơn ngữ dân tộc vừa có những đặc điểm rất riêng mang dấu ấn phong cách của nhà thơ.

Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Đức Mậu nằm trong khuynh hướng chung của nền thơ hiện đại Việt Nam. Đó là khuynh hướng đưa ngơn ngữ thơ trở về gần với ngôn ngữ đời sống.

Với sứ mệnh thiêng liêng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá nghệ thuật, các nhà thơ kháng chiến đã đưa thơ ca trở về với đời sống thường nhật. Sự cầu kỳ, khó hiểu sẽ là khơng phù hợp với một thời đại như thế. Thơ điệu nói đã mở đường cho lời văn xi, chất văn xuôi tràn vào thơ. Khi ngôn ngữ đời sống hàng ngày được đưa nhiều vào thơ, tính cổ điển của

ngơn ngữ thơ ca mất dần, đưa thơ về gần với cuộc sống, trở thành tiếng nói trực tiếp của quần chúng nhân dân. Nguyễn Đức Mậu đã có những đóng góp quan trọng cho đặc điểm ngôn ngữ thơ ca thời kỳ ấy. Ngôn ngữ thơ ông giản dị, mộc mạc, gần với đời sống, gần câu nói thường ngày. Đặc điểm này bộc lộ rõ ở hệ thống từ ngữ đời thường và cấu trúc câu thơ gần với câu thơ văn xuôi.

Khảo sát các tập thơ của Nguyễn Đức Mậu, ta bắt gặp rất nhiều những hư từ, quán ngữ vốn được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày. Đó là những phụ từ, quan hệ từ: hơi, đã, cứ, để, mà, thì, là, nào… những quán ngữ: hố ra, vẫn là, đến nỗi… chính nhờ hệ thống từ ngữ này mà thơ ca trở nên gần gũi với lời nói, thể hiện sự chân thành của cảm xúc. Sau này, độc giả có thể quên nhiều bài thơ, câu thơ của Nguyễn Đức Mậu nhưng hình ảnh cơ gái bộ đội phá bom sẽ cịn đọng mãi bởi chính cách dùng từ đó của tác giả:

Nơi em ở nhiều bom đến nỗi

Em phá bom nhƣ việc cấy cày thôi

(Nơi em ở nhiều bom đến nỗi)

Thơ Nguyễn Đức Mậu là thơ của một người lính, thơ viết giữa chiến trường. Vì thế, ngơn ngữ thơ ơng khơng chỉ gần gũi với đời sống sinh hoạt mà còn mang đậm chất lính. Sự khoẻ khoắn, tự nhiên cũng là một đặc điểm khá đậm nét của thơ ơng. Ơng đã đưa vào thơ mình mọi tên gọi thông thường của vật liệu, kỹ thuật cơng tác ngổn ngang ngồi mặt trận, làm cho thơ ông bật ra tự nhiên, không mất công sức gọt rũa:

- Hòm đạn ngả xuống vai ngƣời bốc vác Xe pháo ì ầm

Xẻng cuốc thức thâu đêm Cần ăng – ten lẫn vào cây cỏ Máy bộ đàm phát sóng truyền tin

(Trường ca sư đồn)

- Một ngày bảy mƣơi lần máy bay oanh tạc Bom tấn, bom trùm, bom phá, bom hơi

Ngôn ngữ đời thường, giản dị, tự nhiên trong thơ Nguyễn Đức Mậu không chỉ được thể hiện qua lớp từ ngữ của phong cách sinh hoạt mà còn thể hiện qua sự gia tăng của chất văn xi trong ngơn ngữ thơ. Chính chất văn xi đã đưa thơ đến gần với đời hơn và có thêm những sắc thái tươi mới. Ta có thể thấy, ở nhiều bài thơ, thơ Nguyễn Đức Mậu mấp mé văn xuôi nhưng vẫn ở bên này ranh giới thơ, vẫn chan chứa ý tình, vẫn tha thiết sâu lắng. Câu thơ của ông được tổ chức dưới dạng điệu nói, dưới hình thức câu trần thuật, câu đối thoại. Song nét riêng của ngơn ngữ thơ Nguyễn Đức Mậu có vai trị như là một yếu tố tiêu biểu tạo nên phong cách thơ ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn của sự giản dị, mộc mạc với những tình cảm sâu lắng. Khơng chỉ là những từ ngữ bụi bặm của đời sống chiến trường, ngôn ngữ thơ Nguyễn Đức Mậu uyển chuyển, mềm mại, ẩn chứa những tình cảm tha thiết, trìu mến. Nhà thơ đã dụng công đưa vào thơ một lớp từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm. Vì vậy dù là dưới dạng trần thuật, hay đối thoại, thơ ông vẫn rất chứa chan, sâu lắng. Những câu thơ kể về q trình xa nhà của Cơ tơi như những giọt buồn lắng đọng lại trong tâm tưởng người đọc:

Nhƣng một lần Sau ba mƣơi năm

Cô tôi dẫn đàn con về chào họ hàng Đàn con xƣa giờ lớn khơn rồi

Trong ngơi nhà khói nhang quạnh quẽ Chúng lớn cùng nỗi đau khổ của cô tôi Cùng đàn con vịng quanh xóm mạc Cùng đàn con nhận mộ ông bà

Nén hƣơng cháy lặng thầm trên cỏ rối Cơ tơi lặng thầm chiếc bóng mờ xa

Khơng chỉ thành công trong việc sử dụng từ ngữ của cuộc sống đời thường và kiểu câu trần thuật với sự gia tăng của chất văn xuôi, Nguyễn Đức Mậu còn làm bạn đọc ngạc nhiên bởi chất đối đáp hô ứng trong ngôn ngữ. Kiểu câu có cấu trúc đối thoại được sử dụng khá nhiều trong thơ ông:

Con nƣớc xốy, dịng sơng đầy đạn nổ Chớp lửa loé ngang mặt nƣớc, mặt ngƣời Những giọng nói bồng bềng sóng vỗ

- Bom toạ độ!

- Cậu bám vào vai tớ! - Khẩu súng mày đâu? - Nƣớc cuốn rồi…

Sóng ồ theo hịng nuốt lấy lời

(Trường ca sư đoàn)

Những câu gọi đồng đội bị bom vùi sẽ còn vang vọng mãi:

ở đây công sự đào không sâu

Để khi bom vùi cịn bới đất tìm nhau Chiếc mũ sắt nhiều lần thay xẻng - Nền ơi ở đâu?

- Kháng ơi ở đâu?

Những Nền, những Kháng, những Bường, những Hùng – những cái tên đồng đội đã hy sinh đi vào thơ Nguyễn Đức Mậu tự nhiên và giản dị như tình cảm của người lính với nhau. Trong những câu thơ đó, chất chứa biết bao niềm đau, nỗi thương xót, sự trân trọng của Nguyễn Đức Mậu đối với sự hy sinh anh dũng của đồng đội mình:

Hùng ơi, mai gió mùa đơng bắc Võng bạt, canh khuya lại nhớ Hùng

Thơi mình đi Hùng nhé! Hãy yên nằm Trận đánh đêm nay vắng Hùng gài bộc phá Trận đánh trƣờng kỳ vắng Hùng tham dự Trận đánh cuối cùng chiến thắng phải về ta

(Nấm mộ và cây trầm)

Ngay khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh, nhớ về bạn, viết về bạn, gọi nhau “mày”, “tao” như những ngày còn chung chiến hào, thơ Nguyễn Đức Mậu chan chứa một niềm xúc động chân thành:

Giá mày sống một giờ khi ngừng chiến tranh Đạp xe cùng tao đến nhà bè bạn

Uống với nhau một cốc cà phê nóng

Chắc mày sẽ sung sƣớng lắm Bởi tháng ngày mày sống

Bởi phút cuối cùng mày hy sinh

(Khóc một người đồng chí đã hy sinh)

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Đức Mậu giản dị, mộc mạc nhưng nhà thơ không chấp nhận sự đơn điệu:

Chữ và chữ ngơn từ nhiều nhƣ thóc, nhƣ cát Mình thoả sức thả gieo trên giấy trắng mỗi ngày

Rồi lại xố đi để những chữ vơ hồn, những hạt thóc thui mầm, những hạt cát mọc gai trong mắt…

(Thể nghiệm)

Nhà thơ ln tìm tịi, lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng. Vì vậy, ngơn ngữ thơ ơng có sự tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm, giàu tính sáng tạo:

áo con mẹ đã may rồi

Ƣớm vào trời đất hình hài trẻ thơ

(Người mẹ mang thai và đứa trẻ ra đời)

Ơng có những liên tưởng thi vị độc đáo, giàu chất thơ:

Gió lùa đom đóm rừng sâu

Trong hầm nhấp nháy nhƣ bầu trời riêng Thơi nằm nói chuyện triền miên

Tiếng gà kéo mảnh trăng liềm vào mây

(Nằm hầm)

Và ngơn từ sinh động cịn thể hiện trong cách nhà thơ thưởng ngoạn thiên nhiên, hình ảnh thiên nhiên hiện lên đẹp đẽ, bay bổng:

Có sƣơng trắng làm mây bay làm biển Núi nhƣ cánh buồm qua cơn bão nằm chơi Bầu trời rộng nghiêng mái nhà muôn thủa Thiên nhiên trong xanh bầu bạn với con ngƣời

(Với thiên nhiên trong xanh)

Sự sáng tạo trong sử dụng ngơn ngữ đã khiến tác giả tìm đến với thủ pháp trùng điệp các đơn vị ngôn ngữ. Khai thác sức gợi, sức tả của ngôn từ qua việc tạo ra những nhịp cộng hưởng từ sự kết hợp, trùng điệp về mặt âm

thanh. Cảm xúc thơ ca trở nên sâu hơn, đậm hơn, tha thiết hơn trong hệ thống ngơn ngữ mềm mại, uyển chuyển. Đó có thể là tình cảm hồn nhiên mà cũng đậm đà của người lính xe thồ:

- Bánh xe thồ quay, bánh xe thồ quay - Này cô gái làm đƣờng, cô gái làm đƣờng - Này anh pháo binh, anh pháo binh canh trời - Xe đi xuyên rừng, đi xuyên rừng

- Gặp dòng suối sâu, gặp dòng suối sâu

(Khúc hát của người lính xe thồ)

Đúng là ngơn từ khơng thể tự nó thành thơ. Chất thơ có được lại chính ở lịng người. Sự trùng điệp ngơn từ ấy khiến ta liên tưởng đến những vòng đều quay của chiếc bánh xe thồ, nó nhấn mạnh tâm hồn tươi trẻ của anh lính xe thồ “lứa tuổi hai mươi” trên con đường hành quân. Này là người, này là cảnh các anh gặp trên đường hành quân; người nào, cảnh nào cũng được nhắc đến tha thiết, sơi nổi như chính tâm hồn các anh.

Ngôn ngữ là thứ được chắt lọc, được bồi đắp từ hồn thơ rộng mở trước cuộc đời, cũng là cái gần với nếp cảm, nếp nghĩ, cũng gần với nhân cách của nhà thơ. Nhìn vào ngơn ngữ thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ta dễ nhận ra ngơn ngữ hiền hậu, bình dị của Nguyễn Duy, ngôn ngữ tinh tế, mang đầy tâm trạng của Xuân Quỳnh, ngôn ngữ đằm thắm thiết tha của Nguyễn Khoa Điềm. Và người đọc cũng nhận thấy một ngôn ngữ đời sống giản dị, mộc mạc, chân thành và chan chứa, lắng sâu của Nguyễn Đức Mậu. Sử dụng thành công thứ chất liệu có nhiều ưu thế này, Nguyễn Đức Mậu đã tạo dựng được cho mình một phong cách với những cách nói riêng, có sức hấp dẫn đối với bạn đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)