.Một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó nuôi tại thành phố lạng sơn và thử nghiệm điều trị (Trang 30 - 32)

2.4.1. Thân nhiệt

Theo tác giả Cù Xuân Dần (1996), nhiệt độ của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Sự hằng định tương đối của thân nhiệt chó là nhờ có trung tâm điều tiết nhiệt nằm ở hành não.

Khi bị rối loạn cơ chế điều tiết nhiệt dẫn tới sự biến đổi bất biến, hậu quả là bị mất cân bằng giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt dẫn tới hai trạng thái khác nhau là giảm thân nhiệt hoặc tăng thân nhiệt (Tạ Thị Vịnh, 1991). Sự giảm thân nhiệt thường gặp do bị mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hoá chất tác dụng, do tổn thương phóng xạ và đặc biệt khi cơ thể trúng độc… Sự tăng thân nhiệt gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trong các bệnh cảm nắng, cảm nóng, bị bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, bệnh do ký sinh trùng đường máu gây nên trạng thái sốt cao.

Theo Trần Minh Châu và cs. (1988) thân nhiệt của chó ổn định (38 –

39oC) chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp (0.2-0.3oC), tuỳ thuộc vào tuổi, trạng thái

-Ý nghĩa chẩn đoán:thông qua việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể gia súc, ta có

thể xác định được con vật có bị sốt hay không. Nếu tăng 1-2oC con vật sốt vừa,

tăng 2-3oC sốt rất nặng. Qua đó, sơ bộ xác định được nguyên nhân gây bệnh, tính

chất, mức độ tiên lượng của bệnh, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt - xấu.

2.4.2. Tần số hô hấp

Thông qua hoạt động hô hấp mà cơ thể lấy oxy và các chất dinh dưỡng trực tiếp từ môi trường, thải CO2 và các sản phẩm dị hoá ra môi trường đồng thời giữ vai trò điều tiết nhiệt. Tần số hô hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong một phút. Ở mỗi loài gia súc đều có tần hô hấp nhất định. Tuy nhiên, ở trạng thái bình thường tần số hô hấp có thể thay đổi do tác động của cường độ trao đổi chất, lứa tuổi, tầm vóc, trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi trường, khí hậu…

Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tăng tần số hô hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những bệnh gây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh: hẹp thanh khí quản, chảy máu não, hôn mê, bại liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết. Tuỳ từng giai đoạn sẽ có một kiểu thở khác nhau: Biot, Kusman, nhanh nông…(Hồ Văn Nam và cs. (1998).

2.4.3. Tần số tim mạch

Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Tần số tim mạch của chó chỉ dao động trong một phạm vi nhất định (70-80 lần/phút).

Ở chó vị trí tim đập động là khoảng sườn 3-4 phía bên trái. Tần số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của chó, độ béo gầy, lứa tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hoà tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Chó non có tần số tim đập lớn hơn chó già, chó hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số bệnh về máu (thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim) cũng làm tăng tần số tim mạch (Nguyễn Tài Lương, 1982).

Nhịp tim giảm khi chó mắc bệnh là tăng áp lực sọ não, tăng hưng phấn thần kinh mê tẩu, hoặc trong trường hợp chó bị viêm thận cấp, huyết áp tăng hoặc trúng độc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó nuôi tại thành phố lạng sơn và thử nghiệm điều trị (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)