Sự biến đổi tần số mạch đập của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy thể cấp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó nuôi tại thành phố lạng sơn và thử nghiệm điều trị (Trang 50)

cấp và mạn tính

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi chỉ tiêu tần số mạch đập ở chó khỏe mạnh và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy. Kết quả thu được trình bày tại bảng 4.8 và biểu diễn trên biểu đồ 4.8.

Nhìn chung chó ở tất cả các nhóm tuổi khác nhau khi mắc bệnh ở thể cấp và mạn tính thì tần số mạch đập đều tăng lên so với sinh lý bình thường, tăng cao nhất ở nhóm chótừ 2 - 4 tháng tuổi và sự tăng này giảm dần theo độ tuổi của chó.

Tần số mạch đập ở trạng thái sinh lý bình thường của chó dưới 2 tháng tuổi là 86,54 ± 0,42, dao động 83 - 89 lần/phút. Khi chó bị mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy cấp thì tần số mạch đập tăng lên 97,65 ± 0,56 lần/phút, dao động 92 – 106 lần/phút, tăng 11,11 lần/phút so với chó khỏe.

Những chó khỏe mạnh ở độ tuổi 2 – 4 tháng có tần số mạch đập dao động từ 101 -116 lần/phút, trung bình 106,78 ± 0,38 lần/phút. Khi mắc bệnh ở trạng thái cấp tính thì tần số mạch đập tăng lên 123,86 ± 0,74 dao động trong khoảng từ 118 – 132 lần/phút, tăng 17,08 lần/phút. Trong khi đó chó mắc ở thể mạn tính chỉ tăng có 5,58 lần/phút, trung bình 112,36 ± 0,82, dao động 108 - 119 lần/phút.

Bảng 4.8. Sự biến đổi tần số mạch đập của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

(Đơn vị: lần/phút) Nhóm tuổi (tháng) Chó khỏe Chó mắc ở thể cấp tính Chó mắc ở thể mạn tính mx XXmx Tăng so với đối chứng mx XTăng so với đối chứng < 2 tháng 86,54 ± 0,42 97,65 ± 0,56 11,11 2-4 tháng 106,78 ± 0,38 123,86 ± 0,74 17,08 112,36 ± 0,82 5,58 4-8 tháng 111,24 ± 0,64 121,18 ± 0,67 9,94 118,15 ± 0,67 6,91 >8 tháng 91,54 ± 0,29 99,26 ± 0,55 7,72 94,31 ± 0,57 2,77

Chó từ 4–8 tháng tuổi, tần số mạch đập ở trạng thái sinh lý là 111,24 ± 0,64 lần/phút, dao động 108 - 118 lần/phút. Chó mắc ở thể cấp tính tần số mạch đập là 121,18 ± 0,67 lần/phút, dao động 119 - 128 lần/phút, tăng 9,94 lần/phút so với trạng thái sinh lý bình thường. Với nhóm chó mắc bệnh ở thể mạn tính thì tần số mạch đập là 116,07 ± 0,75, dao động 112 - 121 lần/phút, tăng 4,40 lần/phút so với trạng thái bình thường.

Trong trạng thái sinh lý bình thường, chó ở độ tuổi trên 8 tháng, tần số mạch đập là 91,54 ± 0,29 lần/phút, dao động 89 - 96 lần/phút. Khi chó mắc bệnh ở thể cấp tính thì tần số mạch đập là 99,26 ± 0,55 lần/phút, dao động trong khoảng 96 – 115, tăng 7,72 lần/phút, chó mắc bệnh ở thể mạn tính tần số mạch đập là 94,31 ± 0,57 lần/phút , dao động từ 92 -99lần/phút, tăng 2,77 lần/phút so

với trạng thái sinh lý bình thường.

Biểu đồ 4.8. Sự biến đổi tần số mạch đập trung bình của chó khỏe và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy thể cấp và mạn tính

Với kết quả ở bảng 4.8 và biểu đồ 4.8, có thể nhận thấy chó ở độ tuổi từ 2 - 4 tháng mắc bệnh ở thể cấp tính có độ biến động về tần số mạch đập lớn nhất tăng 17,08 lần/phút. Trái lại những chó trên 8 tháng tuổi có sự thay đổi về tần số mạch đập thấp nhất là 7,72 lần/phút. Bên cạnh đó, các chó mắc bệnh mạn tính cũng có sự thay đổi về tần số mạch đập so với trạng thái sinh lý bình thường nhưng sự thay đổi này là không nhiều. Thay đổi lớn là chó ở nhóm chó 2 - 4 tháng tuổi tăng 6,91 lần/phút, thay đổi ít nhất là chó ở độ tuổi trên 8 tháng, tăng 2,77 lần/phút. Lý do chó mắc ở thể mạn tính có sự thay đổi về tần số tim mạch thấp hơn nhóm chó ở thể cấp tính là chó mắc ở thể cấp tính mầm bệnh tấn công ồ ạt làm cho cơ thể chó không kịp thích ứng, cộng vào đó là do lượng độc tố mà mầm bệnh tiết ra với số lượng lớn gây độc cho cơ thể chó.

Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả của các tác giả Nguyễn Văn Thanh và Bùi Thị Tho (2001) khi khảo sát các chỉ tiêu lâm sàng trên một số giống chó nghiệp vụ cho biết tần số mạch đập cao nhất là ở nhóm chó trưởng thành (110±0,65) lần/phút và thấp nhất ở nhóm chó có độ tuổi nhỏ (81,33±0,36) lần/phút và tần số mạch đập cũng thay đổi rõ rệt khi chó bị mắc bệnh.

4.3. KẾT QUẢ PHÂN LẬP, GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN VÀ SỐ LƢỢNG VI KHUẨN CÓ TRONG ĐƢỜNG RUỘT CHÓ THƢỜNG VÀ CHÓ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY

Trong đường tiêu hóa của động vật nói chung và chó nói riêng có rất nhiều vi khuẩn, chúng phong phú cả về chủng loại lẫn số lượng. Ở trạng thái bình thường, hệ vi khuẩn đường ruột tương đối ổn định và luôn có một tỷ lệ cân bằng về tỷ lệ giữa các loại vi khuẩn. Khi một nguyên nhân nào đó phá vỡ sự cân bằng trong hệ vi khuẩn cư trú thường xuyên ở đường tiêu hóa sẽ làm cho tất cả các loài vi khuẩn hoặc chỉ một loài vi khuẩn nào đó sản sinh mạnh lên, dẫn tới loạn khuẩn đường ruột, từ đó một số loài sẽ tăng độc lực và sẽ gây hiện tượng viêm ruột tiêu chảy.

Khi chó bị viêm ruột tiêu chảy, số lượng vi khuẩn trong đường ruột tăng đột biến. Tuy nhiên số lượng và thành phần của các vi khuẩn thay đổi không giống nhau giữa các độ tuổi khác nhau cũng như giữa các thể bệnh. Để xác định sự biến động này, cũng như để xác định xem vi khuẩn nào là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng loạn khuẩn trong đường ruột của các con chó bị tiêu chảy, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm xác định thành phần, số lượng vi khuẩn có trong đường ruột chó bình thường và chó bị bệnh viêm ruột tiêu chảy. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng các loại vi khuẩn hiếu khí thường là các tác nhân gây

nên hiện tượng tiêu chảy cho người và động vật đó là Samonella, E.Coli,

Staphylococcus, Streptococcus. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành giám định

thành phần và số lượng của các vi khuẩn kể trên.

4.3.1. Thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong phân chó bình thƣờng và khi bị viêm ruột tiêu chảy

Chúng tôi tiến hành phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong phân của 30 chó, trong đó có 15 chó bình thường và 15 chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy, được trình bày tại bảng 4.9 và biểu diễn trên biểu đồ 4.9.

Bảng 4.9. Thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong phân chó bình thƣờng và khi bị viêm ruột tiêu chảy

Loại mẫu

Loại vi khuẩn

Phân chó bình thƣờng Phân chó mắc viêm ruột tiêu chảy

Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Escherichia coli 15 14 93,33 15 15 100 Staphylococcus 15 7 46,66 15 15 100 Streptococcus 15 11 73,33 15 14 93,33 Salmonella 15 8 53,34 15 15 100

Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ các loại vi khuẩn hiếu khí có trong phân chó bình thƣờng và chó bị bệnh viêm ruột tiêu chảy

Qua kết quả bảng 4.9 và biểu đồ 4.9 cho thấy:

Escherichia coli, Staphylococcus, StreptococcusSalmonella là 4 loại vi

khuẩn thường có mặt trong phân chó bình thường. Trong đó cao nhất là E.Coli

93,33% tiếp tới là Streptococcus 73,33%, 53,34% số mẫu có vi khuẩn

Staphylococcus có tỷ lệ thấp nhất 46,67%. Khi chó bị viêm ruột tiêu chảy thì tỷ lệ

các loại vi khuẩn kể trên đã có sự thay đổi đáng kể cụ thể 100% số mẫu xuất hiện

vi khuẩn E.Coli, 93,33% số mẫu có Streptococcus. Tỷ lệ dương tính với 2 loại vi

nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Chiocco D and

Cavalieve N (1990). Weese et al. (2001), David MacClugage (2005).

Các loại vi khuẩn kể trên là những vi khuẩn thường trực có trong đường ruột chó, trong điều kiện rối loạn tiêu hóa, những vi khuẩn đường ruột gặp điều kiện thuận lợi sinh sôi nảy nở. Chúng phát triển nhanh làm phá vỡ trạng thái cân bằng khu hệ vi sinh vật đường ruột, các vi khuẩn có lợi giảm đi, thay vào đó là các vi khuẩn có hại. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về sự biến động của khu hệ vi sinh vật đường ruột, chúng tôi tiến hành xác định số lượng của các loại vi khuẩn này khi chó bị mắc bệnh và chó khoẻ mạnh.

4.3.2. Kết quả xác định số lƣợng các vi khuẩn phân lập đƣợc trong phân chó bình thƣờng và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

Chúng tôi tiến hành xét nghiệm số lượng của mỗi loại vi khuẩn có trong 15 mẫu phân chó khoẻ và 15 mẫu phân chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.10 đồng thời được biểu diễn bằng biểu đồ 4.10.

Bảng 4.10. Số lƣợng các vi khuẩn phân lập đƣợc trong phân chó bình thƣờng và bị viêm ruột tiêu chảy

Loại mẫu

Loại VK

Phân chó bình thƣờng Phân chó mắc viêm ruột tiêu chảy

Số mẫu kiểm tra Số lƣợng VK/gr Số mẫu kiểm tra Số lƣợng VK/gr Escherichia coli 15 (9,26 ± 3,42)x106 15 (12,75 ± 4,18)x108 Salmonella 15 (4,12 ± 2,71)x106 15 (8,85 ± 278)x108 Staphylococcus 15 (3,23 ± 2,35)x106 15 (5,92 ± 2,31)x108 Streptococus 15 (6,23 ± 3,16)x106 15 (9,12 ± 4,18)x108 Kết quả bảng 4.10 chỉ ra rằng:

Trong phân chó khỏe, số lượng các loại vi khuẩn là khác nhau cụ thể số

lượng vi khuẩn Escherichia coli là nhiều nhất 9,26 ± 3,42)x106/gr, tiếp đến là

Streptococcus (6,23 ± 3,16)x106 /gr, Salmonella (4,12 ± 2,71)x106/gr và ít nhất là

Staphylococcus(3,23 ± 2,35)x106/gr.

Khi chó bị tiêu chảy thì tất cả các loại vi khuẩn đường ruột tăng mạnh về

số lượng, đặc biệt là sự thay đổi của Salmonella. Số lượng Salmonella trong 1g

phân của chó bị bệnh tăng gấp trên 200 lần so với bình thường, số lượng vi

khuẩn Staphylococcus từ (3,23 ± 2,35)x106/g ở phân chó khoẻ còn ở phân chó

chó bệnh tăng 137,69 lần và số lượng vi khuẩn Streptococcus ở phân chó bệnh tăng 146,38 lần so với phân chó khỏe.

Biểu đồ 4.10. Số lƣợng các vi khuẩn phân lập đƣợc trong phân chó bình thƣờng và bị viêm ruột tiêu chảy

Từ những kết quả trên có thể thấy rằng nguyên nhân chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy là do sự rối loạn số lượng các loài vi khuẩn có trong đường ruột chó. Do đó, trong điều trị tiêu chảy ở chó, ngoài việc bù lại lượng nước và chất điện giải đã mất do tiêu chảy thì việc chọn kháng sinh thích hợp để tiêu diệt, ức chế vi khuẩn có hại và sau đó sử dụng các chế phẩm sinh học để lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột là hết sức cần thiết, cho hiệu quả điều trị cao, hạn chế hiện tượng tái phát.

4.4. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TÍNH MẪN CẢM CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƢỢC TỪ PHÂN CHÓ BỊ BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY VỚI MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH THÔNG DỤNG

4.4.1. Kết quả xác định xác định tính mẫn cảm của 04 loại vi khuẩn hiếu khí phân lập đƣợc tử phân chó bị bệnh viêm ruột tiêu chảy với một số loại khí phân lập đƣợc tử phân chó bị bệnh viêm ruột tiêu chảy với một số loại thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu

Với mục đích tạo cơ sở khoa học cho việc lựa chọn thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn tốt, chúng tôi tiến hành xác định tính mẫn cảm của những vi khuẩn phân lập được từ phân chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy với một số thuốc kháng sinh thông dụng bằng phương pháp làm kháng sinh đồ. Kết quả được trình bày tại bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập đƣợc từ phân chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy với một số thuốc kháng sinh thông dụng

Loai VK Kháng sinh Staphylococcus (n =15) Streptococcus (n =14) Escherichia coli (n =15) Salmonella (n =15) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Amoxycillin 11 73,33 11 78,57 9 60,00 11 73,33 Ampicillin 10 66,67 9 64,29 8 53,33 9 60,00 Cephalexin 12 80,00 12 85,71 13 86,67 12 80,00 Cephaclor 15 100.00 14 100 14 93,33 14 93,33 Colistin 12 80,00 10 71,42 11 73,33 11 73,33 Gentamycin 10 66,67 11 78,57 12 80,00 5 38,46 Kanamycin 12 80,00 12 85,71 11 73,33 8 53,84 Neomycin 14 93,33 13 92,85 14 93,33 15 100 Norfloxacin 14 93,33 12 85,71 14 93,33 13 86,67 Penicillin 7 46,66 6 42,85 2 13,33 4 26,66 Streptomycin 5 33,33 7 50,00 4 26,66 5 33,33

Kết quả bảng 4.11 cho thấy những vi khuẩn phân lập được từ phân của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy có tỷ lệ mẫn cảm với thuốc không cao. Trong

đó những thuốc có độ mẫn cảm, cao nhất là Cephaclor tiếp tới là Neomycin

Norfloxacin. Một số loại kháng sinh thông dụng hay dùng trong thực tiễn sản xuất như Streptomycin, Penicillin mức độ mẫn cảm với vi khuẩn là rất thấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với thông báo của Nguyễn Tuyết Thu (2006), Nguyễn Văn Thành (2012), Đinh Thị Yên (2016). Với kết quả nghiên cứu trên để điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó nên chọn các thuốc

Cephaclor, Neomycin Norfloxacin. Không nên chọn các thuốc kháng sinh như

Streptomycin, Penicillin vì hiệu quả điều trị không cao và dễ gây hiện tượng vi

khuẩn kháng thuốc.

4.4.2. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy với một số thuốc kháng sinh và hoá của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy với một số thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị cũng như yêu cầu thực tiễn sản xuất là phải phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. Vì vậy để đáp ứng kịp thời công tác điều trị chúng tôi đã làm kháng sinh đồ trực tiếp với cả tập đoàn vi khuẩn có trong phân của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy. Kết quả được trình bày tại bảng 4.12.

Bảng 4.12. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

TT Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) Đƣờng kính vòng vô khuẩn __ (mm) X±mx 1 Amoxycillin 15 10 66,66 20,16 ± 0,35 2 Ampicillin 15 9 60,00 19,74 ± 0,28 3 Tetracycline 15 12 80,00 19,77 ± 0,54 4 Cephalexin 15 13 86,76 23,12 ± 0,68 5 Penicillin 15 4 26,76 15,07 ± 0,52 6 Kanamycin 15 11 73,33 20,12 ± 0,48 7 Cephaclor 15 15 100 24,54 ± 0,42 8 Gentamycin 15 10 75,00 20,82 ± 0,38 9 Neomycin 15 14 93,33 23,21± 0,35 10 Streptomycin 15 5 37,50 14,68 ± 0,75 11 Colistin 15 10 66,66 20,88 ± 0,62 12 Norfloxacin 15 13 86,76 23,28 ± 0,19

Từ kết quả xác định được ở bảng 4.12 và dựa vào bảng đánh giá đường kính vòng vô khuẩn chuẩn cho thấy: Mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy với thuốc kháng sinh là không cao. Trong 12 loại kháng sinh thí nghiệm chỉ có 4 loại thuốc là

Cephaclor, tiếp tới là Neomycin, Norfloxacin Cephalexin là có tỷ lệ vi khuẩn

mẫn cảm từ trên 86,76% trở lên và đường kính vòng vô khuẩn đạt trên 23mm. Riêng 2 loại kháng sinh Streptomycin và Penicillin có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm rất thấp chỉ đạt 26,66 – 37,50% và đường kính vòng vô khuẩn chỉ đạt từ 14,68 đến 15,07mm. Kết quả này phù hợp với kết quả làm kháng sinh đồ đối với từng loại vi khuẩn phân lập được từ phân chó mắc bệnh. Như vậy trong thực tiễn sản xuất để chọn ra những thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu dùng điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy một cách kịp thời có thể dùng phương pháp làm kháng sinh đồ ngay với tập đoàn vi khuẩn có trong chó nhiễm bệnh.

4.5. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN CHÓ

Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó tại tỉnh Lạng Sơn được trình bày ở bảng 4.13 và biểu diễn trên biểu đồ 4.11.

Bảng 4.13. Kết quả thử nghiệm điều trị chó mắc bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó nuôi tại thành phố lạng sơn và thử nghiệm điều trị (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)