Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó nuôi tại thành phố lạng sơn và thử nghiệm điều trị (Trang 32)

3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Chó được nuôi tại các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Lạng Sơn là đối tượng nghiên cứu; bao gồm chó có nguồn gốc, độ tuổi khác nhau, khoẻ mạnh và mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy.

Ở chó, tiêu chảy theo nghĩa hẹp là phân có lẫn nước. Song trong thực tế định nghĩa này rộng hơn, bao gồm phân nhão hơn bình thường; có khi phân lẫn rất nhiều nước; phân rất lỏng; phân có màu sắc khác thường; cũng có khi

là dạng bánh như phân bò “cow pie” (David McClugage et al., 2005).

Chó từ 1 tháng tuổi trở lên đã được tiêm phòng vacxin phòng bệnh để loại bỏ những con có triệu chứng viêm ruột ỉa chảy do virus (Parvovirus, Carrevius,...) cũng như các bệnh gây viêm ruột tiêu chảy do ký sinh trùng (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, amip, trùng roi, sán dây...)

Chó nghiên cứu được chia ra thành các nhóm theo lứa tuổi như sau: Nhóm dưới 2 tháng tuổi

Nhóm từ 2 - 4 tháng tuổi Nhóm từ 4 - 8 tháng tuổi Nhóm trên 8 tháng tuổi

3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu:

Tại các hộ gia đình thuộc 5 xã, phường gồm Vĩnh Trại, Hoàng Văn Thụ, Tam Thanh, Hoàng Đồng và Đông Kinh trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2016.

3.3. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU

Các dụng cụ để đo thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp tim Các môi trường phổ thông dùng để nuôi cấy mẫu

Các môi trường chuyên dụng dùng để phân lập và giám định vi khuẩn Giấy tẩm kháng sinh

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để đảm bảo mục tiêu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:

3.4.1. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó

- Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó nuôi tại địa bàn thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn.

- Khảo sát tình hình mắc viêm ruột tiêu chảy theo lứa tuổi. - Khảo sát tình hình mắc viêm ruột tiêu chảy theo giống.

- Khảo sát tình hình mắc viêm ruột tiêu chảy theo mùa

- Khảo sát tình hình mắc các thể bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó

3.4.2. Theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ruột tiêu chảy

- Thân nhiệt. - Tần số hô hấp. - Tần số mạch đập.

3.4.3. Phân lập và xác định thành phần và số lƣợng vi khuẩn trong đƣờng ruột chó bình thƣờng và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

3.4.4. Xác định tính mẫn cảm của một số vi khuẩn phân lập đƣợc từ phân của chó bị viêm ruột tiêu chảy với các thuốc kháng sinh thông dụng 3.4.5. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy bằng thuốc hóa học trị liệu.

3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó

Bằng phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê trực tiếp và thông qua bệnh án tại các địa điểm khảo sát kết hợp với qua sát và theo dõi trực tiếp.

3.5.2. Theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ruột tiêu chảy

Để xác định một số chỉ tiêu lâm sàng chính như: thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số mạch đập, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp quan sát, đo, đếm nhiều lần vào một thời điểm quy định và lấy số bình quân.

- Chỉ tiêu thân nhiệt (oC): dùng nhiệt kế đo ở trực tràng của chó. Đo trong 3 phút.

- Tần số tim mạch (lần/phút): dùng tai nghe đặt vào vị trí mỏm tim của

chó, đếm thời gian là một phút. Kiểm tra 3 lần rồi tính trung bình.

- Tần số hô hấp (lần/phút): dùng mắt để quan sát sự lên xuống của lồng

ngực hoặc sự phập phồng của cánh mũi, đếm thời gian là một phút. Kiểm tra 3 lần rồi tính trung bình.

3.5.3. Phƣơng pháp lấy mẫu, giám định và phân lập vi khuẩn trong đƣờng ruột chó bình thƣờng và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

Tất cả các mẫu phân được lấy trực tiếp trong trực tràng hoặc lấy ngay sau khi chó mới thải phân. Mẫu phân được chứa trong lọ thủy tinh vô trùng, bảo quản trong thùng xốp có đá và vận chuyển về phòng thí nghiệm để làm các phân tích và nuôi cấy vi khuẩn.

+ Việc phân lập xác định vi khuẩn hiếu khí được thực hiện theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm ISO-17025 (Phòng thí nghiệm chỉ định Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

3.5.4. Xác định tính mẫn cảm của một số vi khuẩn phân lập đƣợc từ phân của chó bị viêm ruột tiêu chảy với các thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu thƣờng dùng trong điều trị

+ Để tìm ra loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh chúng tôi tiến hành làm kháng sinh đồ theo phương pháp khuyếch tán trên thạch của Kirby – Bauer (1996) từ đó xác định tính mẫn cẩm của những vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ phân chó mắc bệnh tiêu chảy.

Việc thử tính mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh được đánh giá theo “Các tiêu chuẩn lâm sàng trong phòng thí nghiệm của Hội đồng Quốc gia Mỹ” (The United State National Committee for Clinical Laboratory Standards guidelines- NCCLS, 1997).

3.5.5. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy bằng thuốc hóa học trị liệu thuốc hóa học trị liệu

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm điều trị cho 60 chó ở 4 lô thí nghiệm bằng 4 phác đồ điều trị khác nhau.

Phác đồ 1:

+ Cephaclor 30 mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày 1 lần

+ Primerance 0,1%: 2 ml tiêm dưới da, ngày 1 lần, tiêm 3 ngày liền

+ Vitamin C 5%: 5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch. Ngày 1 lần, tiêm 3 ngày liền

+ Vitamin B1 2,5%: 5ml/con/ngày, tiêm bắp. Ngày 1 lần, tiêm 3 ngày liền

+ Vitamin B12 0,05%: 3ml/con/ngày, tiêm bắp. Ngày 1 lần, tiêm 3 ngày liền

+ Analgin 30%: 3 ml/con, tiêm bắp, ngày 1 lần, tiêm 3 ngày liền

Hộ lý chăm sóc: để chó nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Cho chó nghỉ ngơi, không cho chó ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ, cho ăn cháo loãng tới khi khỏi bệnh.

Phác đồ 2:

Tương tự như phác đồ 1 nhưng thêm: bổ sung nước và chất điện giải cho chó bằng dung dịch sinh lý mặn/ngọt đẳng trương 20ml/kgP/ngày truyền chậm tĩnh mạch, ngày truyền 1 lần, truyền 3 ngày liền.

Phác đồ 3:

Giống như phác đồ 2, chỉ khác ở chỗ thay việc truyền dung dịch sinh lý mặn/ngọt đẳng trương vào tĩnh mạch bằng phương pháp tiêm dưới da bẹn thành nhiều điểm mỗi điểm tiêm từ 5-10ml.

Phác đồ 4:

Tương tự như phác đồ 3, chỉ khác ở chỗ thay việc truyền dung dịch sinh lý mặn/ngọt đẳng trương vào tĩnh mạch bằng phương pháp cho chó uống trực tiếp liên lục mỗi lần 20 - 50ml, ngày 5 - 10 lần.

Thời gian điều trị là tối đa là 5 ngày.

3.5.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu chúng tôi thu được trong quá trình tiến hành thí nghiệm được tập hợp và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và phần mềm Excel 2007.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU 4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN CHÓ

4.1.1. Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó nuôi tại địa bàn thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn tại địa bàn thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó nuôi tại 15 điểm thuộc 04 phường và 1 xã của thành phố Lạng Sơn. Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 4.1 và biểu diễn trên biểu đồ 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy chảy ở chó nuôi tại địa bàn thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

Địa điểm khảo sát Số điểm

khảo sát

Số chó theo dõi (con)

Số chó mắc viêm ruột tiêu chảy (con) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Vĩnh Trại 3 176 60 34,09 Hoàng Văn Thụ 4 315 66 20,95 Tam Thanh 3 137 43 31,39 Hoàng Đồng 2 98 18 18,37 Đông Kinh 3 145 43 29,66 Tổng hợp 15 871 230 26,41

Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó nuôi tại địa bàn thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

Kết quả ở bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy của đàn chó nuôi trên địa bàn 05 phường, xã của thành phố Lạng Sơn là tương đối cao, trong 871 chó được theo dõi, có 230 con mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy chiếm tỷ lệ 26,41%. Trong đó, tỷ lệ chó nhiễm bệnh giữa các phường, xã khác nhau là khác nhau. Cao nhất ở phường Vĩnh Trại 34,09%, tiếp tới là phường Tam Thanh 31,39%, phường Đông Kinh 29,66%, phường Hoàng Văn Thụ 20,95% và thấp nhất xã Hoàng Đồng 18,37%.

Nguyễn Văn Thành (2012) thông báo trong 1.106 chó được theo dõi trên địa bàn 05 quận, huyện của thành phố Hà Nội, có 311 con mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy chiếm tỷ lệ 28,12%, mức độ dao động về tỷ lệ mắc giữa các điểm khảo sát là từ 20,23 - 34,88%. Đinh Thị Yên (2016) nghiên cứu trên đàn chó nuôi tại huyện Gia Bình cho biết tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy của đàn chó trung bình là 23,95%, dao động từ 18,12% đến 26,09%, tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

4.1.2. Kết quả khảo sát tình hình mắc viêm ruột tiêu chảy ở chó theo lứa tuổi

Để đánh giá ảnh hưởng của độ tuổi của chó đối với tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy, trong số chó được theo dõi chúng tôi tiến hành phân loại độ tuổi chó và chia ra theo các nhóm. Kết quả được trình bày tại bảng 4.2 và biểu diễn trên biểu đồ 4.2.

Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 cho thấy, chó ở các nhóm tuổi khác nhau có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau. Cụ thể, chó thuộc nhóm tuổi từ 2 đến 4 tháng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất chiếm 44,19%, sau đó là nhóm chó có độ tuổi dưới 2 tháng chiếm 32,11%, chó từ 4 đến 8 tháng tuổi và nhóm trên 8 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn lần lượt là 15,46 % và 12,75%.

Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy của chó ở các độ tuổi khác nhau đó là trạng thái sinh lý khác nhau. Chó từ 2 – 4 tháng, ở độ tuổi này chó vừa cai sữa mẹ và bắt đầu ăn thêm thức ăn do con người cung cấp hoặc tự tìm kiếm ở môi trường; mặt khác ở độ tuổi này cơ thể chó đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh nên nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Trong hệ thống tiêu hoá của chó chưa hoàn chỉnh, các răng sữa bắt đầu rụng và dần được thay bằng các răng vĩnh viễn nên chúng rất thích gặm, cắn và tha đi các vật dụng. Chính những đặc điểm này đã tạo nhiều cơ hội cho mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập

vào bên trong cơ thể chó theo đường tiêu hoá làm cho tỷ lệ mắc ở chó ở nhóm tuổi này là cao nhất.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Thu (2008) khi nghiên cứu về bệnh viêm ruột tiêu chảy trên một số giống chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm bảo về tài nguyên rừng

Bảng 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó theo độ tuổi

Nhóm tuổi Số con theo dõi Số con mắc Tỷ lệ (%)

< 2 tháng 218 70 32,11

2 - < 4 tháng 224 99 44,19

4 - 8 tháng 233 36 15,46

> 8 tháng 196 25 12,75

Tổng hợp 871 230 26,41

4.1.3. Kết quả khảo sát tình hình mắc viêm ruột tiêu chảy ở chó theo giống

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở các giống chó và kết quả được tổng hợp trình bày tại bảng 4.3 và biểu diễn trên biểu đồ 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó theo giống

Giống chó Số chó theo dõi Số chó mắc bệnh Tỷ lệ (%)

Chó nội 274 46 16,79

Chó ngoại 367 125 34,10

Chó lai 230 59 25,65

Tổng 871 230 26,41

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó theo giống

Qua kết quả tại bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 có nhận xét sau:

Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy trên các giống chó khác nhau là khác nhau. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là giống chó ngoại chiếm 34,10%, tiếp

theo là giống chó lai có tỷ lệ nhiễm bệnh là 25,65% và thấp nhất là giống chó nội với tỷ lệ 16,79%.

Sở dĩ có kết quả như vậy là do các giống chó ngoại mới được nhập về nuôi tại Việt Nam trong những năm gần đây. Do đó, chúng chưa hoàn toàn thích nghi với điều kiện sống ở nước ta. Vì vậy, mức độ mẫn cảm với các mầm bệnh là cao hơn do đó dễ bị bệnh hơn, trong khi đó các giống chó nội đã sống qua nhiều thế hệ ở Việt Nam, chúng đã thích nghi với điều kiện môi trường sống ở nước ta nên sức đề kháng với bệnh nói chung và bệnh viêm ruột tiêu chảy nói riêng tốt hơn.

Nguyễn Minh Luân (2004) tiến hành khảo sát về tỷ lệ viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó nuôi tại thành phố Cần Thơ thông báo: Các giống chó ngoại nhập có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao gấp 3 – 4 lần giống chó địa phương. Tác giả Nguyễn Tuyết Thu (2008); Nguyễn Văn Thành (2012) nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố giống đến tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy đều đưa ra nhận xét tương đồng với nhận xét của chúng tôi. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1993) qua theo dõi tình hình dịch bệnh ở chó nghiệp vụ và chó cảnh nuôi tại khu vực Hà Nội cũng cho biết bệnh viêm ruột tiêu chảy là bệnh phổ biến với khoảng 80% số chó mắc.

Điều này đã khẳng định chó ngoại là giống chó rất dễ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy và tỷ lệ tử vong cao.

Hình 4.3. Chó ngoại bị tiêu chảy

4.1.4. Kết quả khảo sát tình hình mắc viêm ruột tiêu chảy theo mùa

Do điều kiện thời tiết khí hậu miền Bắc nói chung và Lạng Sơn nói riêng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, được phân thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ, độ ẩm không khí ... của mỗi mùa là khác nhau chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới sức đề kháng của vật nuôi nói chung và chó nói riêng, hơn nữa những yếu tố là nguyên nhân gây bệnh cũng chịu tác động của yếu tố mùa vụ. Để tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột trên đàn chó, chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo các mùa, kết quả được trình bày tại bảng 4.4 và biểu diễn trên biểu đồ 4.4.

Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy ở chó

Mùa Số chó theo dõi Số chó mắc bệnh Tỷ lệ (%)

Mùa Xuân 232 76 32,76

Mùa Hạ 228 62 27,19

Mùa Thu 216 45 20,83

Mùa Đông 195 47 24,10

Biểu đồ 4.4. Ảnh hƣởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy ở chó

Từ kết quả bảng 4.4 và biểu đồ 4.4, có nhận xét sau: Tỷ lệ mắc viêm ruột

tiêu chảy trên đàn chó nuôi trên nuôi tại một số phường, xã thành phố Lạng Sơn trong năm ở các mùa khác nhau là khác nhau. Trong đó tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất là vào mùa Xuân (32,76%), tiếp đến là mùa Hạ 27,19%, mùa đông 20,83% và thấp nhất là vào mùa Thu 24,10%.

Sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở Xuân và mùa Hạ cao đó là do ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó nuôi tại thành phố lạng sơn và thử nghiệm điều trị (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)