Yêu cầu và nguyên tắc ghi kích thước

Một phần của tài liệu Bài giảng dung sai lắp ghép nguyễn thái dương (Trang 77 - 79)

* Những yêu cầu đối với việc ghi kích thước

Khi ghi kích thước cần đạt 3 yêu cầu sau:

NGUYỄN THÁI DƯƠNG 77

- Đảm bảo chất lượng làm việc của chi tiết nói riêng và những yêu cầu khác có liên quan của bộ phận máy hoặc máy nói chung.

- Tạo điều kiện dễ dàng nhất cho việc gia cơng chi tiết nói riêng và máy nói chung. Yêu cầu thứ nhất nhằm đưa vào thiết kế và chế tạo càng nhiều kích thước và kết cấu đã tiêu chuẩn hóa thì càng có lợi cho sản xuất và kinh tế. Bởi vì những kích thước và kết cấu như vậy có quan hệ chặt chẽ và phù hợp với các vấn đề về dụng cụ cắt, máy cơng cụ và dụng cụ đo. Nó làm cho tổ chức sản xuất, quản lý sản phẩm, sử dụng máy móc, hợp tác sản xuất sẽ đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều.

Yêu cầu thứ hai nhằm làm cho máy thiết kế đảm bảo được chức năng sử dụng với một chất lượng tốt. Nếu không xuất phát từ yêu cầu chất lượng của máy để ghi kích thước thì máy được chế tạo có thể khơng làm việc được hoặc làm việc mà không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi.

Yêu cầu thứ ba nhằm làm cho quá trình chế tạo được dễ dàng nhất. Có khi 2 chi tiết cùng loại, có một yêu cầu làm việc giống nhau nhưng với cách ghi kích thước khác nhau thì q trình chế tạo cũng khác nhau, nếu khơng ghi phù hợp có thể gây khó khăn trong q trình chế tạo, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế. Về điểm này đòi hỏi người thiết kế phải hiểu biết về công nghệ chế tạo.

* Những nguyên tắc cơ bản để ghi kích thước cho chi tiết

Đến giai đoạn ghi kích thước cho bản vẽ chế tạo chi tiết, thì người thiết kế có một bản vẽ lắp của bộ phận máy hoặc máy, trên đó thể hiện đầy đủ các kết cấu kích thước danh nghĩa chính của chi tiết. Những kết cấu và kích thước danh nghĩa ấy đã được quyết định do yêu cầu về công dụng của máy và sức chịu tải của nó. Cho nên người thiết kế lúc này có nhiệm vụ xác định độ chính xác kích thước, biểu hiện bằng dung sai là chủ yếu.

- Ghi kích thước cho những chi tiết tham gia vào các lắp ghép thông dụng như lắp ghép bề mặt trụ trơn, lắp ổ lăn, then và then hoa,… có ở trên bản vẽ lắp của máy được thiết kế. Những lắp ghép này có đặc điểm:

+ Yêu cầu của chúng chủ yếu do cơng dụng bản thân quyết định, mà ít chịu ảnh hưởng của yêu cầu chung của máy (yêu cầu cục bộ), chẳng hạn trục quay trong bạc thì trục cần lắp có độ hở (lắp lỏng) với bạc,…

+ Đặc tính của các lắp ghép này thường do một số kích thước quyết định. Chẳng hạn đặc tính lắp ghép bề mặt trụ trơn do 2 kích thước trục (d) và lỗ (D) quyết định, lắp ghép then do 3 kích thước quyết định (chiều rộng then, chiều rộng rãnh trục và rãnh bạc).

- Ghi kích thước cho những chi tiết chức năng khác như: các kích thước chức năng chiều dài là khâu thành phần của chuỗi kích thước lắp, mà khâu khép kín là yêu cầu chung của bộ phận máy hoặc máy. Vì vậy, muốn ghi kích thước nào đó của chi tiết thì phải lập chuỗi kích thước lắp mà kích thước ấy của chi tiết tham gia với vai trò là khâu thành phần của chuỗi. Từ yêu cầu khâu khép kín, ta giải chuỗi kích thước để xác định sai lệch và dung sai của kích thước chi tiết cần ghi.

NGUYỄN THÁI DƯƠNG 78

Bên cạnh đó, cần lưu ý các điểm sau khi ghi kích thước:

- Kích thước của mọi phần tử trên bản vẽ phải được xác định một cách duy nhất. Hoặc đọc trực tiếp trên bản vẽ, hoặc được tính tốn qua các kích thước các khâu thành phần trong chuỗi.

- Khơng ghi kích thước cho khâu khép kín trong chuỗi kích thước. Nếu ghi thì phải có dấu hiệu chỉ rõ đó là khâu khép kín.

- Trên bản vẽ mỗi kích thước chỉ được ghi một lần.

- Tất cả các kích thước đều phải có sai lệch trên và sai lệch dưới cho phép. - Số khâu trong một chuỗi càng ít càng tốt.

- Một kích thước có thể tham gia nhiều chuỗi kích thước.

- Mỗi kích thước có một chuẩn để xác định (mốc để tính). Người lập quy trình cơng nghệ có thể dùng chuẩn khác với người thiết kế. Cố gắng dùng càng ít chuẩn càng tốt. Chuẩn thiết kế nên trùng với chuẩn công nghệ.

Một phần của tài liệu Bài giảng dung sai lắp ghép nguyễn thái dương (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)