SAI LỆCH VÀ DUNG SAI VỊ TRÍ CÁC BỀ MẶT

Một phần của tài liệu Bài giảng dung sai lắp ghép nguyễn thái dương (Trang 32 - 34)

Các chi tiết máy thường được giới hạn bởi các bề mặt khác nhau (phẳng, trụ, cầu,…), các bề mặt này phải có vị trí tương quan chính xác mới đảm bảo đúng chức năng của chúng. Trong quá trình gia công do tác động của sai số gia công mà vị trí tương quan giữa các bề mặt chi tiết bị sai lệch đi, vị trí tương quan giữa các bề mặt thể hiện ở các dạng sau:

II.1. Sai lệch độ song song của mặt phẳng

Là hiệu số khoảng cách lớn nhất a và nhỏ nhất b giữa 2 mặt phẳng áp trong giới hạn phần chuẩn quy định.

NGUYỄN THÁI DƯƠNG 32

* Tính sai lệch độ song song: Δ = a – b

II.2. Sai lệch độ vuông góc của mặt phẳng

Là sai lệch góc giữa các mặt phẳng so với góc vuông, biểu thị bằng đơn vị dài Δ trên chiều dài phần chuẩn.

Hình 3.12

II.3. Sai lệch độ đồng tâm

Là khoảng cách lớn nhất giữa đường tâm của bề mặt quay được khảo sát và đường tâm của bề mặt chuẩn trên chiều dài phần chuẩn.

Hình 3.13

II.4. Sai lệch độ đối xứng

Là khoảng cách lớn nhất Δ giữa mặt phẳng đối xứng của yếu tố được khảo sát và mặt phẳng đối xứng của yếu tố chuẩn trong giới hạn phần chuẩn.

NGUYỄN THÁI DƯƠNG 33

II.5. Sai lệch độ đảo mặt đầu

Là hiệu Δ giữa khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất từ các điểm trên profin thực của mặt đầu tới mặt phẳng vuông góc với đường tâm chuẩn, được xác định trên đường kính d đã cho hoặc trên đường kính bất kỳ ở mặt đầu.

Hình 3.15

II.6. Sai lệch độ đảo hướng kính

Là hiệu Δ giữa khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất từ các điểm của profin thực bề mặt quay tới đường tâm chuẩn.

Hình 3.16

Một phần của tài liệu Bài giảng dung sai lắp ghép nguyễn thái dương (Trang 32 - 34)