Để quy định cách hiểu thống nhất các yêu cầu trên bản vẽ về sai lệch hình dạng và sai lệch vị trí bề mặt, tiêu chuẩn Việt Nam 10 – 85 (TCVN 10 – 85) đã soạn thảo các dấu hiệu quy ước:
Loại sai lệch Tên sai lệch Dấu hiệu
Sai lệch hình dạng Sai lệch độ phẳng Sai lệch độ thẳng Sai lệch độ trụ Sai lệch độ tròn Sai lệch profin mặt cắt dọc trục
NGUYỄN THÁI DƯƠNG 34
Sai lệch vị trí bề mặt
Sai lệch độ song song Sai lệch độ vng góc Sai lệch độ đồng tâm
Sai lệch độ đối xứng Sai lệch độ đảo mặt đầu Sai lệch độ đảo hướng kính
- Các dấu hiệu tượng trưng và trị số cho phép của sai lệch hình dạng và vị trí được đặt trong khung chữ nhật.
- Các khung này được nối bằng đường dóng có mũi tên tới biên của bề mặt hoặc đường kích thước của thông số hay đường trục đối xứng nếu sai lệch thuộc về đường trục chung.
- Khung hình chữ nhật được chia thành 2 hoặc 3 phần:
Phần 1: ghi dấu hiệu tượng trưng Phần 2: ghi trị số sai lệch giới hạn
Phần 3: ghi yếu tố chuẩn hoặc bề mặt khác có liên quan
Sau đây là một số ví dụ về cách ghi ký hiệu sai lệch hình dạng và sai lệch vị trí bề mặt trên bản vẽ.
Ký hiệu Yêu cầu kỹ thuật
- Dung sai độ phẳng của bề mặt là 0,05mm.
- Dung sai độ thẳng là 0,1mm trên toàn bộ chiều dài.
- Dung sai độ trụ bề mặt là 0,1mm. - Dung sai độ tròn là 0,03mm.
NGUYỄN THÁI DƯƠNG 35
- Dung sai độ song song của bề mặt B so với bề mặt A là 0,1mm trên chiều dài chuẩn 100mm.
- Dung sai độ vng góc của bề mặt C so với bề mặt A là 0,1mm.
- Dung sai độ đảo mặt B so với đường tâm chung của 2 bề mặt A và B là 0,01mm.
- Dung sai độ đảo hướng kính bề mặt đang khảo sát so với đường tâm chung của 2 bề mặt A và B là 0,01mm.