3 .Vị trí văn tiểu phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Ngô TấtTố
2.1.2 Quan lạiđịa phƣơng
Quan lại, địa chủ phong kiến đƣợc Ngô Tất Tố lên án toàn là loại sâu dân mọt nƣớc. Thƣờng là những loại ngƣời cơ hội, nịnh bợ và mua quan bán tƣớc. Trong tiểu phẩm Người có danh vọng trong làng, Ngô Tất Tố đã miêu tả con đƣờng hoạn lộ đầy suôn sẻ của một tên quan lại:
Bước công danh của ông thoăn thoắt tựa bậc thang, không bao giờ vấp xảy, từ ông khoá mãi (khoá sinh mua) tới ông lí quyên (quyên tiền cho làng mà được) rồi tới ông bá quốc (quốc trái) rồi đến chức hàn lâm ông đương cậy cục thực dễ dàng, đó là nhờ ở sức đồngtiền mồ hôi nước mắt của người trong dân nhân lúc cha mẹ lâm chung hay buổi sưu thuế cập kì ông lên một vốn bốn lời cho đẫy túi.
Ngô Tất Tố mỉa mai “ông hết sức theo đuổi công danh một cách hăng hái, dù bán gia tài mua lấy danh phận ông cũng chẳng từ, ông hết lòng mến phục các quan trên, từ ngày giỗ mọn cho đến ngày tết to, trong các quan trên tỉnh dƣới huyện không bao giờ vắng đƣợc mặt ông, mà những đồ lễ của ông đƣa đến bao
giờ cũng đƣợc hơn ngƣời, ai cũng phải khen là một ngƣời lịch sự phúc hậu, không cái kiện nào là cái kiện ông bị thua ai, mặc dù ông trái mƣời mƣơi cũng vậy”.
Đấy cũng là quan nhƣng là quan tiền, tất cả đều cậy ở đồng tiền. Những loại quan nhƣ thế này dân làm sao có thể sống cho xứng đƣợc. Ngƣời đã luôn dùng tiền mua quan, bán tƣớc, xử kiện vì tiền thì kẻ không có tiền bị họ xem là gì? Mà đã là ngƣời dân đen, quanh năm “chân lấm tay bùn”, kiếm ăn từng bữa vẫn không đủ no thì lấy tiền đâu ra mà hầu quan? Thế nhƣng những loại quan kiểu này vẫn nhan nhản trong xã hội. Sau khi mua đƣợc quan đƣợc tƣớc, chúng lại bắt đầu tham ô, ăn cắp công quỹ hoặc bóc lột của dân để gỡ “vốn” và làm giàu. Ngô Tất Tố viết bài Yêu cầu một cuộc điều tra cách làm giàu của quan lại An Nam để vạch tội chúng. Ông bao giờ cũng là ngƣời soi thấu bản chất của sự vật hiện tƣợng. Những vấn đề ông đặt ra trong tiểu phẩm của mình đều là những vấn đề thiết thực. Ông cho rằng “đối với chính phủ, quan lại chỉ là kẻ thừa hành mệnh lệnh nhƣng về phƣơng diện khác, quan lại lại là một nghề làm giàu rất mau chóng”. Rồi ông phân tích kĩ hơn về vấn đề này: “Một ông hậu bổ kiết xác, thƣờng qua quan trƣờng một vòng độ ít lâu tức thì có ô tô, có nhà lầu, có đồn điền, có tiền gửi ngân hàng nghiễm nhiên là một nhà triệu phú. Trong thời kì ấy vợ rong chơi, con lêu lổng, gia đình suốt năm không kiếm ra xu nào, cách ăn tiêu thì xa xỉ gấp trăm lần ngƣời khác”. Nhƣ thế có nghĩa là cả gia đình chỉ có một ngƣời có công ăn việc làm, vậy mà không chỉ đủ ăn đủ mặc, mà còn ăn sang, mặc đẹp, lại còn tiêu xài rất xa xỉ. Ngô Tất Tố còn kĩ càng điều tra về lƣơng bổng công chức để thêm một lần khẳng định sự giàu có của quan lại là không bình thƣờng: “Tri huyện tập sự mỗi tháng tám chục đồng, tổng đốc hạng nhất hơn ba trăm đồng một tháng, ở các ngạch khác cũng có những chức lƣơng bổng tƣơng đƣơng nhƣ vậy” và ông đƣa ra nghi vấn : “lƣơng tháng của họ nuôi vợ nuôi con chƣa đủ, cái giàu có kia ở đâu mà ra?”. Càng phân tích càng thấy bất hợp lí, những gì bất thƣờng đều không thể bƣng bít, đặc biệt không thể qua đƣợc đôi mắt tinh tƣờng của Ngô Tất Tố, việc làm giàu của quan lại là hoàn
toàn bất chính, là bòn rút của dân “một quan lại đạt đƣợc mục đích làm giàu, mấy nghìn dân chúng mất cơ, mất nghiệp”. Ngô Tất Tố lên án một cách gay gắt “Quan lại là một phần nguyên nhân trong nỗi thống khổ của dân chúng. Quan lại giàu có bao nhiêu, dân chúng khổ bấy nhiêu”. Nói thẳng, nói thật, nói không cần che giấu đó chính là tính cách con ngƣời của Ngô Tất Tố và đây chính là một “đòn chí mạng” đánh thẳng và bộ máy quan lại, là lời buộc tội, lời tuyên án đối với những kẻ đục khoét còn hơn cả loài chuột.
Nói quan lại tham ô, bóc lột, bòn rút của dân là không sai nhƣng chúng bòn rút bằng cách nào? Trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, ta thấy chúng bòn rút đủ kiểu, hễ bóp đƣợc là chúng bóp. Ngô Tất Tố phơi bày những thủ đoạn của chúng trƣớc công luận:
Quan lại tham nhũng là những kẻ bóp dân nhƣ bà cô bóp con cháu à? Thủ đoạn của họ cực kì mầu nhiệm, họ đã bóp ngƣời nào thì ngƣời ấy không thể không lè lƣỡi ra, lè lƣỡi cho đến khi có đồ cúng họ… Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề vẫn là những thứ kẻ quê rất sợ, song chƣa nguy hiểm cho dân bằng họ. Bởi thần, ma, cú, cáo quấy nhiễu có thể dùng mũ mã mà cúng tiễn, muối gạo mà tống đi. Chứ đến những ông quan lại tham nhũng quấy nhiễu thì không thể tiễn bằng mũ mã, cũng không thể tống bằng gạo muối.
Ngô Tất Tố còn viết những tiểu phẩm kể rõ sự đê tiện của quan lại, địa chủ trong việc bóp nặn dân. Tiểu phẩm Họ vẫn ăn vào cái xác chết kể về việc “làm tiền” của ông Lý Bá từ một xác chết của ngƣời ăn mày xấu số ngoài chợ. Lợi dụng xác chết, lão Lý Bá cho gọi ngƣời chủ gian hàng quà bánh, nơi xác chết ngƣời ăn mày đang nằm, đến dọa này, dọa nọ khiến cho ngƣời nọ sợ khiếp vía ra lời xin lão cứu giúp. Đƣơng nhiên muốn giúp thì phải bỏ tiền ra. Lừa đƣợc ngƣời này, lão lại sai tuần phu khiêng xác chết qua gian hàng bác Khƣớu bán thịt lợn. Và lại gọi ngƣời chủ kia đến, lại dọa là ngƣời ăn mày chết vì bệnh dịch tả, nếu tin ấy ngày mai đồn ra thì bác khỏi làm ăn. Hoảng quá ngƣời bán thịt lại van xin cứu giúp, và tiền lại vào túi Lý Bá. Sau đó xác chết lại đƣợc chuyển sang làng khác, và rồi lại tiếp tục sang các làng lân cận, có nghĩa là làng nào
quan lại, địa chủ cũng có cái kiểu đối xử tàn nhẫn, bất nhân đối với ngƣời chết và đê tiện đối với ngƣời sống nhƣ thế. Đúng là kiếm tiền bằng mọi cách kể cả cái xác chết cũng vẫn tận dụng tối đa. Ngòi bút của Ngô Tất Tố nhƣ có dao kiếm, làm rát mặt bọn quan lại, địa chủ và làm đau đớn bao trái tim ngƣời đọc.
Tham ô có, ăn chặn có, lừa đảo có, thậm chí ăn cƣớp cũng có, nhƣng ăn cƣớp đây là ăn cƣớp ban ngày, ăn cƣớp công khai, đúng nhƣ câu ca dao:
“Con ơi nhớ lấy câu này.
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
Thế mà số đông vẫn bƣng tai bịt mắt. Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố đã phần nào cho chúng ta thấy điều phi lí đó. Thủ đoạn ăn cƣớp của quan lại, địa chủ là muôn hình vạn trạng. Đây là một trong những thủ đoạn tiêu biểu bị Ngô Tất Tố lật tẩy:
Một bọn cướp mươi lăm đứa, đủ giáo mác, sào gậy xông vào, bưng cổ, chẹn họng lấy hết tiền nong, đồ đạc mà ra. Sáng hôm sau, chánh phó tổng, quản xã, kì mục, hương hội, tuần phiên kéo tới nhà sự chủ chừng hai ba chục người để khám xét và lập biên bản. Cái biên bản đó lập xong hay không xong, sự chủ hãy tổn phí về cơm rượu, thuốc xái để cung cho bọn cướp ngày đã. Bọn lân bang, bọn tuần phiên muốn đỡ lôi thôi, tất phải có chè lá với tổng lý thì trong biên bản mới nhẹ lời thắt buộc về đường cứu ứng. Sự chủ lại phải đưa tiền cho lý trưởng đi trình quan, tiền ăn uống, xe pháo, tiền tem, tiền lễ thầy thừa, thầy lục, nha lại và quan. Nếu thiếu thì cái tờ trình ấy, cái biên bản ấy bị bác là làm không đủ lý, phải về làm lại, sự chủ muốn tránh số tiền phí tổn to kia, tất phải bán đường dài mua đường ngắn bằng chút “vi thành”. Tiếp tờ trình ấy, quan bản hạt, hoặc thân hành đi, hoặc phái lục sự đi, lại về khám biên một lần nữa. Thế là sự chủ lại khốn đốn về sự cung đốn lần nữa! Mất của xót ruột, trông người tưởng ma, sự chủ bèn cung tình nghi cho thằng này thằng khác. Bọn tình nghi bị bắt, muốn tìm cách gỡ mình, lại tiêu xưng ra dăm bảy anh nữa. Thế là một vụ cướp đêm lại xảy ra năm bảy vụ cướp ngày nữa. Rốt cuộc sự chủ mất của vẫn hoàn mất.
Việc làm này của quan lại, địa chủ đúng là một kiểu cƣớp ngày. Ngƣời dân đang chết đuối, đã không cứu còn đẩy cho chết luôn. Không báo quan thì chỉ bị một lần cƣớp, của mất ít, còn báo quan thì thêm một lần cƣớp thứ hai, vét nốt số của cải còn lại mà dâng cho bọn cƣớp ngày. Nhƣng phải công nhận một điều: “cƣớp ngày” bao giờ cũng trơ trẽn hơn cƣớp đêm!
Trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố hiện lên đủ thứ quan. Quan to có, quan nhỏ có, mỗi loại quan đều đƣợc ông chĩa mũi nhọn ngòi bút của mình vào mà công phá. Tất nhiên Ngô Tất Tố chẳng bỏ sót ai, kể cả hạng “nho” ở các phủ huyện. Hạng ngƣời này, Ngô Tất Tố gọi là “một loại ngƣời sống lẩn lút trong hàng nha lại ở các phủ huyện, không có quyền hành, trách nhiệm gì mà cũng chẳng có lƣơng bổng gì, chỉ nhờ cái tài bợ đỡ luồn lọt mà sống trên lƣng kẻ khác bằng cách giả dối, lƣờng gạt, mối lái cho việc hối lộ, làm ngòi cho việc thƣa kiện, ung dung đƣợc cơm no áo ấm quanh năm”… Xuất xứ tầm thƣờng nhƣ thế nhƣng chúng cũng rất vênh váo, trong việc giao tiếp với ngƣời ở nha môn, hễ thấy ngƣời dân nghèo rách rƣới là chúng “khinh nhờn, rẻ rúng, đối đãi bằng cách cộc láo trắng trợn, níu lấy áo, giằng lấy đơn, dè bỉu là ngu là dốt”. Còn đối với những ngƣời trông có vẻ phong lƣu, chúng lại thay đổi ngay thái độ “giả bộ trọng vọng kính cẩn, gây cảm tình bằng những cách nịnh hót nhảm, làm thế nào cho ngƣời ta sai khiến bảo ban thì lấy làm sung sƣớng lắm”. Nhƣ vậy bọn họ là những bọn ngƣời sống hai mặt rồi. Một mặc hạch sách, ức hiếp, một mặt bợ đỡ. Cả hai mặt không có mặt nào sống xứng đáng là một con ngƣời. Có lẽ loài mà bọn chúng giống nhất là loài “tắc kè” đổi màu. Ngô Tất Tố chửi thẳng mặt, và ông kêu gọi xã hội muốn tốt đẹp, muốn hƣng lợi cho dân trƣớc hết phải trừ hết lũ sâu mọt, tuỳ thời này.
Ở nông thôn, ngƣời dân quê bị bọn phú hào hoành hành. Trong bài Cái khí giới của bọn phú hào dùng để bóc lột dân nghèo hay là nạn vay lãi ở thôn quê, Ngô Tất Tố chỉ mặt bọn chúng “đều là thứ ngƣời đầu trâu mặt ngựa, ăn thịt ngƣời không tanh. Cách cho vay của chúng cũng có nhiều lối mà toàn là lối bóp hầu, bóp cổ, nạo tận xƣơng tủy. Đứng đầu bọn đó là một số nghị viên, hội viên,
thông già, ký già, quan lại về hƣu hay còn tại chức”. Ngô Tất Tố đã làm một cuộc điều tra khá tỉ mỉ về các mánh khóe cho vay lãi của họ. Ngƣời cần tiền muốn vay của họ phải có ruộng đất, nhà cửa làm đồ bảo đảm. Của đáng mƣời đồng, họ chỉ cho vay hai, ba đồng, nhƣng phải viết giấy bán đứt. Đến hạn không trả nổi, họ cứ dịch sổ mà nhận lấy của bảo đảm, không phải kiện cáo gì lôi thôi. Tiền lãi thì nhẹ là tám phân, nặng là mƣời phân hay mƣời lăm phân. Trong khi mắc nợ họ, còn phải chịu tốn kém với họ nhiều thứ nữa... Nói chung họ giở đủ mọi mánh khoe để bóc lột dân nghèo. Ngƣời nghèo ăn của họ một miếng phải trả đến mƣời miếng vẫn chƣa hết nợ.
Về sau, bọn chủ nợ viện lẽ nhà nƣớc cấm cho vay, nên họ không dùng tiền để đặt lãi nữa, mà xoay ra mua rẻ sản nghiệp của kẻ cần tiền. Tình cảnh này đã làm cho ngƣời dân quê càng khốn đốn hơn nữa. Đọc lại bài Trừ nạn cho vay nặng lãi, lại xảy ra nạn bán rẻ, bạn đọc ngày nay không khỏi rùng mình về những thủ đoạn của bọn chủ nợ dùng để bóc lột dân nghèo. Ruộng đất đã bán hết cho chúng rồi, ngƣời dân quê muốn kiếm đƣợc cái ăn tìm đầu tới chủ ruộng làm giấy xin lĩnh canh. Làm quần quật suốt năm, đến mùa không đủ thóc để đong cho chủ, lấy gì mà ăn. Muốn có ăn đành phải vay nữa. “Muốn tránh cái tội lửa đảo, chủ ruộng bắt làm giấy gán ngƣời, ngƣời đàn ông mạnh khỏe cày bừa đƣợc thì mƣời hai đồng một năm, ngƣời đàn bà cấy hái đƣợc thì tám đồng, trẻ con từ 15 tuổi trở lên bốn đồng, ở làm trừ khi hết nợ trái chủ xé văn tự cho về; bỏ trốn đi thì cái tội lừa đảo kia còn ở trong tay chủ nợ”.
Nhƣng vẫn chƣa hết, có một hạng ngƣời lạm dụng thế quan trên để ép dân mua báo (tất nhiên là những loại báo có lợi cho chính phủ), hay mạo nhận là ngƣời của chính phủ phái đi chụp hình cho dân dán vào thẻ thuế thân... Ngô Tất Tố còn phát hiện ra, họ làm đủ trò để kiếm lợi nhƣ việc: “thầu khắc triện cho tổng lý chức dịch, làm mực dấu, hộp dấu, in sổ sách cải lƣơng, giấy sắc bách thần, thầu từ cái ống để đựng sổ, mảnh ván để vẽ, cái thƣớc để đo. Ngoài những món thầu chính thức, lại còn biết bao nhiêu nhà doanh nghiệp, khách văn chƣơng, nhà chính trị, nhòm ngó vào túi chúng tôi để hòng vơ vét. Những tác
phẩm, hóa phẩm, một vài thứ điền khí, quyển tiểu thuyết dịch, bài ca cải lƣơng, bài chửi cách mệnh, bài khuyên dân nên trung thành, dồn dập hiện lên nhƣ nấm”. Nhƣ thế có nghĩa là ngƣời dân đinh điền, ngoài số sƣu thuế của nhà nƣớc, còn phải gánh vác trên lƣng những khoản “tạp tiêu” nặng trĩu. Vì vậy, ngƣời dân mới nghiệm ra rằng, gặp năm mất mùa đói khát thì lại thấy yên thân hơn năm no đủ đƣợc mùa. Vì một khi đói khát thì số “ân nhân” đem “cấp hàng văn minh” cho dân quê lại đi vùng khác, những tay thầy kiện, thầy cò cũng ít thấy tới phù nguy cứu nạn.
Hình ảnh ngƣời phụ nữ chốn làng quê bị quan lại bóc lột cũng đƣợc Ngô Tất Tố khắc họa rõ nét qua trang viết. Họ bị đối xử thậm tệ, ngay cả lúc sinh nở cũng không đƣợc yên thân, mà còn bị bọn quan làng làm khó dễ: “Gô cổ mẹ nó ra gốc đa kia cho ông ! Hừ ! Sinh dữ tử lành, chúng bây còn không biết à? Trời đất dân làng đang yên lành thế này, chúng bây dám rƣớc vạ làng ông chăng? Năm xƣa đã thằng cu Ốc đem vợ đẻ về làng, rồi trong làng dịch lệ tứ tung, tiễn tống khốn khổ, chúng bây còn không nhớ à? Dù phép vua còn phải thua lệ làng, chúng bay làm trái lệ làng, thì chúng bay còn hòng ở làng nữa hay không? Chúng bay tƣởng ông không trừng trị nổi chúng bay à? Tuần đâu rong lên, co cổ con mẹ ấy ra ngoài kia, chỗ dây máu kia thì lấy nắm rác đốt lên rồi rẫy cho sạch đất đổ xa đi, còn thằng Tít thì trói nó vào cái điếm kia, mai ông sẽ liệu !...”. Ngƣời sống đã vậy ngƣời chết họ cũng chẳng buông tha. Cái xác chết của một kẻ khốn cùng lập tức trở thành cái cớ để cho họ kiếm ăn. Họ nhẫn tâm làm điều vô đạo ấy một cách thản nhiên (Họ vẫn ăn vào cái xác chết, Thời vụ số 29, ra ngày 20 – 5 – 1938).
Những tấn bi kịch ngắn về đời sống của dân quê Bắc Bộ những năm trƣớc Cách Mạng giữa cảnh lụt lội, mất mùa, đói kém đƣợc Ngô Tất Tố phản ánh khá sinh động trong những trang phóng sự Làm no hay cái ăn trong những ngày nước ngập. Ngƣời ta ăn bất cứ vật gì có thể ăn đƣợc để sống, kể cả đất. “Bác dúng cả khăn lẫn đất xuống nƣớc cho ƣớt, rồi đặt lên chõng, căng thẳng chiếc