Kết cấu của tiểu phẩm Ngô TấtTố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn tiểu phẩm của ngô tất tố dưới góc nhìn thể loại (Trang 65 - 75)

3 .2Đặc sắc thể loại trong văn tiểu phẩm của Ngô TấtTố

3.2.1 Kết cấu của tiểu phẩm Ngô TấtTố

Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố mang đầy đủ đặc điểm của loại hình. Từ việc xây dựng kết cấu tiểu phẩm của ông không bao giờ rơi vào tình trạng đồng nhất, đơn điệu. Tuỳ thuộc vào nội dung của bài, tuỳ thuộc vào dụng ý của tác giả mà ông chọn cho từng tác phẩm một lối kết cấu thích hợp. Tuy nhiên cũng có thể thấy, các tiểu phẩm của Ngô Tất Tố về cơ bản thuộc vào hai kiểu kết cấu đó là kết cấu sự kiện và kết cấu cốt truyện, và phần lớn là kết cấu sự kiện.

Với Kết cấu sự kiện, tác phẩm đƣa một sự kiện ra làm trung tâm rồi bàn luận, nhận xét, dẫn dắt để đi đến mấu chốt, bản chất của vấn đề. Tiểu phẩm viết theo kết cấu sự kiện cũng có nhân vật. Có khi một hành động hay một tƣ tƣởng nào đó của một nhân vật đƣợc chọn làm sự kiện trung tâm, nhƣng nhân vật đó cũng không cần phải xuất hiện từ đầu đến cuối trong tác phẩm.

Phần lớn kếu cấu của Tiểu phẩm Ngô Tất Tố là viết theo lối kết cấu này, vì Tiểu phẩm là một thể loại mà xét về hình thức thì phải đảm bảo đƣợc tính ngắn gọn, không lan man dài dòng. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đó và đặc biệt để tính chiến đấu đƣợc rõ nét, ngƣời viết tiểu phẩm thƣờng chỉ chú tâm làm nổi rõ sự kiện.

Tiểu phẩm viết theo kiểu kết cấu sự kiện này của Ngô Tất Tố gồm có hai thnh phần rõ rệt: nhan đề và nội dung. Hai thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, nhan đề của tiểu phẩm phần nào chuyển tải đƣợc nội dung cơ bản sắp đƣợc đề cập trong truyện đó, và nội dung cũng đi sâu làm rõ nhan đề đƣợc đặt. Chính vì vậy kết cấu của một bài tiểu phẩm ngắn gọn nhƣng bao giờ cũng chặt chẽ.

Ngô Tất Tố có biệt tài trong việc đặt nhan đề bài báo ( còn gọi là tít ). Khi cầm tờ báo trên tay, bạn đọc thƣờng lƣớt qua các đề mục rồi chú ý ngay đến tên bài hay và háo hức muốn đọc ngay bài đó.

Đặt tên bài là cả một nghệ thuật – “nghệ thuật rút tít” trong nghề làm báo nhƣng không phải ai cũng dễ dàng đặt đƣợc những tên bài báo hay. “Giỏi rút tít” không chỉ là “khéo” dùng ngôn từ mà còn là “tài cô đúc”.

Dƣới đây là một số nét đặc trƣng trong “nghệ thuật rút tít” làm báo của Ngô Tất Tố, một nhà báo thuộc nửa đầu thế kỷ trƣớc, xuất thân từ “cựu học”, làm báo “tân học” và chƣa từng qua bất kỳ một trƣờng, lớp đào tạo, huấn luyện nào về báo chí.

Tên bài ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, nêu bật chủ đề, chẳng hạn đề cập tới “muôn mặt cuộc đời”, tên những bài báo của Ngô Tất Tố ngắn nhất chỉ là hai chữ nhƣ: Bỏ làng, Cảnh ngộ, Mua cỗ, Đắc đạo, Hết năm... ; hoặc là ba chữ :

Bạn và vợ, Chết vì ăn, Dân là quý, Làng kiện làng, Cụ Lang Bần, Cô Tây Hoẻn, Người Nhà nước, Thục Điểu chết...; dài hơn là 4 chữ nhƣ: Bị kiện là phải, Cái nạn kiêng tên, Đại hiền nói dối, Hoài cái tên đẹp, Chơi kiểu gìvậy, Chán đời là phải, Cái chết có duyên, Cái vạ giàu sang, Muốn làm Khổng Tử, Lừa thế còn ít, Trời của dân quê..., hoặc 5 chữ nhƣ: Kính tặng bà kiểm duyệt, Cứ để cho nó chết, Đồ ăn của con mắt, Ba nghề thua một nghề, Cái tát đáng cảm ơn, Chết thì được cứu tế, Khóc cười đều có tục...

Tuy ngắn gọn, nhƣng tên bài đều khái quát đƣợc các ý tứ thể hiện trong bài và các điều viết ra đều không “lạc đề” hay “xa đề”, mà đi thẳng vào sự thật, bút lực mạnh, ngôn từ tinh quái, hóm hỉnh.

Hồi đầu những năm 30 thế kỷ trƣớc, trên chính trƣờng nƣớc tacó chuyện bàn về hiến pháp. Mô tả ý kiến “trƣớc kia có phân rẽ nhau về hai thuyết bảo hộ và trực trị chẳng qua để thử lòng ngƣời, bây giờ hai thuyết đó gần nhau rồi”, trên báo Ami du Peuple (Bạn dân) có vẽ hình hai võ sĩ đánh bốc với nhau, hình từng “võ sĩ” đều ghi đích danh họ tên hai chính khách. Vạch trần sự thật, Ngô Tất Tố khẳng định: “Hai ông ấy có đánh chác, nhƣng không dại gì mà các ông

ấy đánh bốc, các ông ấy đánh bài Tây đấy!” hay “Ai chả biết đánh bài Tây thế nào cứ ra đầu Hàng Ngang hay các nơi đình đám hội hè mà xem. Một chị đàn bà ngồi trong làm “cái”, miệng hát và “tráo” ba quân “ít xì” để cho hàng xứ đến đánh. Nhƣng cứ một mình chị này thì chẳng ma nào dám đánh với, vì ngƣời ta biết rằng đánh với chị ấy tất thua. Bởi vậy lại phải cómột chị đàn bà khác ngồi ngoài làm “con”, cởi ruột tƣợng mà đánh, đánh một cách hăng hái sát phạt, thiên hạ thấy vậy ngõi mắt đánh theo, lắm ngƣời phải dốc túi với các chị. Tối đến chị cái, chị con đổ tiền làm một. Trừ vốn đi còn bao nhiêu chia nhau. Ấy cái lối đánh bài Tây nó thế”.

Để chê trách nạn in “bừa bãi” các tập thơ “không đáng là thơ”, Ngô Tất Tố viết bài Đầu têu là ông Tản Đà.

“Ngày xƣa các cụ cũng rất thích thơ. Từ đời nhà Lý, chữ Hán mới thịnh hành, các ông thày chùa mỗi ông cũng cố để lại lấy một bài thơ. Rồi đến đời Trần trở đi, ai đã thi đỗ, ngƣời nào cũng có đƣợc một tập thơ là ít. Tuy vậy, thơ của các cụ chỉ cốt để tả cảm hứng của mình, không cần phô phang với đời, các cụ cứ cất kín một nơi. Bao nhiêu tập thơ còn lại ngày nay hết thảy do ngƣời đời sau sao chép hoặc đem xuất bản.

Ông Tản Đà là ngƣời đã phá lệ đó, ông đã gây ra tội đi trƣớc trong việc tự in thơ, bắt đầu từ cuốn “Khối Tình Con”, thơ của ông ấy “phần nhiều là kiệt tác, in ra vẫn là xứng đáng”. Nhƣng “sauđó thi tập của các “nhà thơ” khác in ra không khác “lợn con chợ huyện”. Trong đó thơ hay cũng có, nhƣng rất ít, còn lại là hạng thơ đọc lên đã thấy lợm giọng...”. “Chúng ta ngày nay khổ vì thơ” do đầu têu là ông Tản Đà”.

Hoặc trong bài Ông Phan Trần Chúc nói hỗn, Ngô Tất Tố viết :

“Tôi ở quê nhà ra, thấy nói ông Phan Trần Chúc viết ở Ngọ báo rằng, tôi đã ăn cắp văn của ông mà soạn một cuốn sách gọi là “Vua Hàm Nghi”. Lạ! Tôi không viết một cuốn sách nào gọi là “Vua Hàm Nghi”, sao lại có chuyện nhƣ vậy?”.

Sau khi nói lên sự thật về quá trình soạn sách “Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ” của mình, tác giả chỉ ra “ông Phan Trần Chúc cố ý bỏ đi mấy chữ với việc kinh thành thất thủ mà bảo ngƣời khác đánh lộn sòng với sách của mình, cái đó là gian quyệt. Để tự bảo vệ trƣớc chứng cớ “đã công bố trên báo rằng, ông ta bôi nhọ quốc sử, ông ta lại công nhiên dùng lời vô lễ mà bảo ngƣời khác ăn cắp văn mình thì thật là nói không thẹn miệng. Phải, đối với những lời nói hỗn của một kẻ “thất giáo”, còn phải tốn nhiều giáo dục nữa mới đáng kể là văn sĩ, hơi đâu mà tiếp tục cãi nhau với ông ta nữa”.

Qua các thời kỳ khác nhau, tác giả đã có hàng loạt bài “rút tít” dƣới dạng này: Một lũ mất dạy, Nước Anh đã đến lúc đốn, Báo và nhà thổ, Cái tát đáng cảm ơn, Chớ bắt cổ nhân mần tuồng, Hà Nội đã bắt đầu đứng đắn, Nó mọc ở miệng là phải, Ông Long là người dốt, còn ông Kỳ, Cái bất nhã của ông Phó sơn họ Hít, Khổng Tử bảo là mù...

Bình về chuyện hai ông Phan Khôi và Nguyễn Khắc Hiếu tranh luận về “sự đói ăn là việc nhỏ, đàn bà thất tiết là việc lớn”, tác giả khái quát thành đề bài Bảo Khổng và bài Khổng.

“Nhân việc ngƣợc đời, phụ trƣơng ra đời trƣớc: “Bắc Kỳ Thời báo đƣợc phép đã từ hồi đầu năm ngoái, chẳng biết vì cớ gì mà chân dung của nó cứ thập thò thập thụt muốn ra đời lại không dám ra. Tuy nó chƣa ra, nhƣng cuối năm ngƣời ta đã thấy một tập giấy đóng đinh đề là Xuân với vô số những văn thơ nghe nhƣ gai biếm vào tai, thế rồi lại có tập nữa đề là Xuân thuyết đều là phụ trƣơng của bạn đồng nghiệp”, tác giả viết bài Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông và kết luận đây là “câu tiên tri chỉ về việc này”.

Chỉ trích một tờ báo đồng nghiệp lâu năm ở Bắc Kỳ đã không chủ động, cũng “a dua” cổ động cho chủ trƣơng “vui vẻ trẻ trung” không lợi cho xã hội, tác giả có bài Bà già đã tám mươi tư, ngồi trong cửa sổ đưa thư kén chồng. Khi lúa gạo ở Nam Kỳ xụt giá, các chủ thƣơng lái ngƣời nƣớc ngoài bỏ cuộc về nƣớc, kéo theo hàng loạt gái làm tiền ngƣời đồng hƣơng, tác giả viết bài Gạo Nam Kỳ với đĩ Quảng Tây.

Giữa lúc chữ quốc ngữ mới “nhất sơ thành lập”, ngay từ thời gian đầu bƣớc chân vào làm báo, Ngô Tất Tố đã nhấn mạnh “Đề mục trên mặt báo nhƣ con mắt ở mặt ngƣời”, sau đó đã ra sức gây dựng các chuyên mục trên mặt báo đi đôi với việc công phu chọn đặt tên cho các bài báo.

Đề mục hấp dẫn, tên bài hay, nội dung thiết thực... đã lôi cuốn bạn đọc, suốt cả chục năm đã trở thành “sân chơi độc đáo, đấu trƣờng sôi động” trên mặt báo, đã làm cơ sở thúc đẩy quá trình phát triển liên tục tài nghệ sáng tác tản văn và nghề làm báo của Ngô Tất Tố.

Phần nội dung: Nội dung của một tiểu phẩm thƣờng gồm ba phần: Vào đề, Diễn giãi và Kết luận. Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố cũng tuân thủ theo bố cục này. Tuy nhiên tuỳ vào từng trƣờng hợp mà trật tự có thể thay đổi.

Cũng nhƣ việc đặt tít, Vào đề cũng phải tạo đƣợc ấn tƣợng và sức hấp dẫn, đặc biệt phải thực sự ngắn gọn, tránh lan man vì sẽ ảnh hƣởng đến cảm hứng của ngƣời đọc. Phần Vào đề cũng phải cung cấp những thông tin cốt yếu nhất, nếu ngƣời đọc không thấy thông tin nào quan trọng trong câu đầu tiên thì sự chú ý sẽ không chuyển thành húng thú nữa mà sẽ mất ngay.

Ngô Tất Tố có khả năng linh hoạt trong việc vào đề, có khi ông vào đề một các thân mật, bằng cách xƣng hô “mình” (Ông Phạm Quỳnh là bạc tình lang, Nào ai đã thật làm anh ai, Mạ lai tin tức…), “chúng mình” (Ai là đại biểu cho báo giới Việt Nam ở cuộc đấu xảoParis). Có khi lơi kéo sự chú ý của ngƣời đọc bằng những động từ hết sức bình dị: “trông” (Truyện Kiều sẽ ghi vào hiến pháp có ngày), “coi” (Tiên sinh Phạm Quỳnh cãi lộn với ông Thượng Chi), “ngó” (Còn chờ gì nữa mà chưa giả tán viện dân biểu), “thấy” (Nghị viện khoá tới sẽ là trách nhiệm của ai), “đọc” (Chúa trùm đảng áo nâu sẽ xuống địangục)… Hoặc giả là những từ ngữ cảm thán, bộc lộ thái độ hài hƣớc tạo đƣợc sự thích thú ở ngƣời đọc nhƣ : “Hú vía! Tƣởng là mất ông Phạm Huy Lục” (Đã thấy ông Pham Huy Lục), “Té ra cụ Bùi Quang Chiêu lại định xin vào Đảng Xã hội cấp tiến” (Nước bạc cuối cùng của cụ Bùi Quang Chiêu), “Té ra chính bên mẫu quốc chúng ta cũng có Pháp gian” (Mars Aubert và Hoàng Thu Nhạc), “Chà

cha! Nƣớc lọ cũng có sóng cồn” (Đã dại thì thôi, định hùn ai). Có khi việc vào đề đƣợc tiếp theo từ đề tựa (Tít). Chẳng hạn sau tít “Ở trong Nam, hai ông An Nam tranh nhau làm An Nam”, Vào đề chỉ cần tiếp ngay “Cái chuyện cũng kì đấy chứ!”. Tít, trong trƣờng hợp này cũng đóng vai trò Vào đề.

Ngoài ra, ta còn thấy Ngô Tất Tố có một kiểu vào đề gián tiếp giàu chất văn, khiếnngƣời đọc cảm thấy thú vị vì đƣợc đón nhận thêm một câu tục ngữ, một câu nói dân gian hay một câu phong dao mà ông dùng để vào đề cho một vấn đề tƣơng tự. Ví dụ: “Phong dao có câu “Đàn ông chớ kể Phan Trần” (trong tiểu phẩm Hắn đáng đi ở tù thay), hay “Tục ngữ thƣờng nói “Ngắn hai dài một” (trong tiểu phẩm Ngắn hai dài một)… Với kiểu vào đề này ngƣời đọc nhiều khi đƣợc tiếp xúc với những tri thức rất bất ngờ, có thể bật ra tiếngcƣời nhƣ “Phong dao có câu “Bố vợ là vớ cọc chèo, mẹ vợ là bèo trôi sông, chàng rể là ông Ba Vì” (trong tiểu phẩm Những ông Ba Vì hoành hành) hay “Tục ngữ có câu “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ” (trong tiểu phẩm Ai nhất ai nhì),…

Nhƣ trên đã nói, kết cấu tiểu phẩm của Ngô Tất Tố phần lớn là kết cấu sự kiện, nên việc vào đề bằng cách nêu các cụm từ chỉ thời gian chiếm số lƣợng lớn. Thời gian có khi cụ thể ngày, giờ (Vì ghen nên nỗi Tây với Tàu hành hung, Một cái cảm tưởng khi đi coi Hoa kiềukỉ niệm ngày quốc khánh…). Hoặc là sử dụng cụm từ chỉ thời gian quá khứ nhƣ “Bảy tám tháng trƣớc” (Ông thống sứ với trận mưa hôm nọ), “Chừng nhƣ trong tuần lễ trƣớc thì phải” (Đăng nguyên văn một ít thôi). Hoặc là những cụm từ chỉ thời gian chung chung, nhƣ: năm nọ, năm ấy, thƣở xƣa, gần đây, hôm vừa rồi… Những từ chỉ thời gian này giúp ngƣời đọc xác định thời gian sự việc, hiện tƣợng xảy ra.

Cũng có những tiểu phẩm vào đề bằng từ chỉ không gian. Có khi là những không gian cụ thể nhƣ: “Ở tỉnh Gia Định mới có một kì nhân” (Có thế mới tu được), “Ở tỉnh Bắc Giang có một việc rất đáng cảm động” (Chuyện hàng ngày). Có khi là những không gian rộng nhƣ: “Ở các nơi thành thị” (Một nghề mới lạ),

“Khắp thế giới” (Cái nạn kiêng tên)… Với khả năng mỗi bài viết mỗi kiểu này, Ngô Tất Tố quả là đáng để cho ngƣời khác phải học tập.

Phần diễn giải: Nếu xem văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là khẩu súng chĩa vào kẻ thù thì phần vào đề có thể ví với hành động lên đạn sẵn sàng, và phần diễn giải chính là thao tác bópcò, nhắm thẳng kẻ thù mà bắn. Đọc đến phần diễn giải ngƣời đọc càng cảm thấy thú vị khi đƣợc tiếp xúc với một trí tuệ giàu sức lập luận và phán đoán.

Ngô Tất Tố bao giờ cũng có những cách lập luận chặt chẽ, xoáy sâu vào vấn đề và đẩy vấn đề lên cao, qua đó bộc lộ thái độ của mình.

Trƣớc khi phơi bày hiện thực đƣợc phản ánh, Ngô Tất Tố thƣờng có lối “trì hoãn” rất hài hƣớc. Ông cố ý kéo dài sự chờ đợi của ngƣời đọc, khiến họ càng tò mò hơn. Cuối cùng,Ngô Tất Tố đƣa họ đến với nội dung chính cần biết, khiến họ cảm thấy bất ngờ thú vị.Chẳng hạn, nói về việc một tờ báo ăn cắp tên ông Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà) đặt vào toà soạn cho có giá trị một chút, sau phần vào đề Ngô Tất Tố viết:

“Việc gì?

Ông Nguyễn Khắc Hiếu bị bìm bìm leo. Nói vậy chắc có ngƣời không tin.

Ông Hiếu hiện ở Hà Nam lo tính chuyện An Nam tạp chí, chớ có phải ông ấy vẫn nằm ở xó rừng ngày trƣớc đâu, mà bị bìm bìm leo đƣợc”. Sau đó ông kể về những thất bại trong việc làm báo của Tản Đà. Trong khi Tản Đà đang đà thất bại, có kẻ đã mạo danh ông, đặt tên cho một toà soạn. Chuyện vỡ lở, chúng lại quay ra nói xấu Tản Đà. Những tƣởng việc Ngô Tất Tố nói không liên quan gì đến việc Tản Đà bị bìm bìm leo, nhƣng ông bất ngờ kết thúc khiến cho ngƣời đọc hiểu ra vấn đề: “Than ôi! “Giạu đổ bìm leo”, nghĩnhƣ tình cảnh ấy ông Hiếu thật khổ sở vậy. Tôi nói ông Hiếu bị bìm bìm leo chính là nghĩa thế.” “Ông Nguyễn Khắc Hiếu bị bìm bìm leo”. Lúc này ngƣời đọc mới ngã ngửa ra việc bị bìm bìm leo của ông Hiếu không phải theo nghĩa đen mà là theo nghĩa

bóng. Ngô Tất Tố mƣợn hình ảnh của một câu nói dân gian để phản ánh tình cảnh của ngƣời đồng nghiệp, ngƣời bạn Nguyễn Khắc Hiếu.

Ngô Tất Tố có nhiều cách tạo tình huống và giải đáp tình huống một cách linh hoạt. Tuỳ vấn đề mà ông có cách lập luận khác nhau, để đạt đƣợc mục đích của mình là bắn trúng đích, bắn chính xác vào kẻ thù của dân tộc và quần chúng bị áp bức bóc lột. Ngô Tất Tố bằng những lập luận chặt chẽ của mình đã phản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn tiểu phẩm của ngô tất tố dưới góc nhìn thể loại (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)