Bọn làm giàu bất chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn tiểu phẩm của ngô tất tố dưới góc nhìn thể loại (Trang 43 - 46)

3 .Vị trí văn tiểu phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Ngô TấtTố

2.1.3 Bọn làm giàu bất chính

Giai cấp tƣ sản cấu kết với thực dân hô hào cho phong trào “kinh tế phục hƣng”, lợi hai chữ phục hƣng đó, giá cả tăng lên, đồ dùng trở nên đắt đỏ. Ngô Tất Tố nhận ra đây chính là thủ đoạn bóc lột tận cùng của bọn tƣ sản và thực dân, ông viết:

Từ ngày đồng phật lăng hạ giá đến nay, hiện tượng kinh tế của phái hữu sản quả có khá hơn trước. Nó khá cho mấy ông chủ ruộng, chủ đất đỏ, chủ mỏ than có lúa, có ca su, cóthan đá mà bán. Nó kh cho những ông chủ hãng buôn to có vốn bỏ ra đầu cơ. Nó khá cho những ông chủ xưởng thợ, chủ nhà mấy có tiền chế các hoá phẩm. Nó khá cho những người có của mà bán. Nhưng nó không khá cho dân vô sản. Chẳng những không khá mà thôi nó còn dìm dân vô sản xuống đất đen nữa.

Tình hình kinh tế như thế, giai cấp hữu sản vốn đã dư ăn dư mặc, nay lại càng giàu lên gấp bội. Bọn nhà giàu có lúa gạo trước đây còn cho vay nặng lãi nay chúng không thèm cho dân vay mà cứ để đấy chờ bán. Người nông dân vô sản thật là tội nghiệp “chỉ trông vào giọt mồ hôi, cái sản nghiệp mà trời đã ban cho họ”, “Bán mồ hôi mua gạo, mua vải, mua các sự sống. Tai hại cho họ, cái giá mồ hôi cũng không theo kịp cái giá đắt đỏ của đồ ăn dùng.[1]

Qua việc phản ánh chân thật tình trạng sống ngột ngạt, khổ sở của ngƣời nông dân Ngô Tất Tố muốn vạch trần bản chất thật của danh từ đẹp đẽ “kinh tế phục hƣng”, thực chất là một cuộc bóc lột công khai, dồn ngƣời dân vào con đƣờng cùng tuyệt vọng, để có thể tồn tại đƣợc họ phải làm tất cả những gì có thể có khi còn đánh mất cả nhân cách của mình: Trong khi các nhà các nhà cầm quyền mừng rỡ tuyên bố cái danh từ tốt đẹp ấy, ở các thôn quê không mấy đêm

không xảy ra các vụ trộm đói, cướp đói và cướp giật. Vì vậy Phục hƣng kinh tế kiểu này cũng chính là một kiểu cai trị, kìm hãm tinh thần của ngƣời An Nam.

Bên cạnh đó Ngô Tất Tố mạnh mẽ lên án những kẻ “An Nam hút máu An Nam”, lợi dụng thời cơ “đục nƣớc béo cò”, làm giàu trên mồ hôi nƣớc mắt và bao nỗi cơ cực đắng cay của ngƣời nông dân vô sản. Tuy nhiên dân vô sản ở thành thị thì sức lao động còn có giá để đƣợc bóc lột, kiếm lấy cái ăn. Còn dân vô sản ở nông thôn thì thê thảm hơn nhiều. Muốn bán những giọt mồ hôi để kiến cái ăn cũng không có chỗ bán. Hết mùa cấy, mùa gặt thì chẳng ai cần đến những giọt mồ hôi của họ, phải nằm úp bụng mà cầu khẩn mong cho ai thuê mƣớn làm một việc gì đó. Và đấy chính là thời cơ để kẻ cho vay, kẻ đầu cơ bóp cổ bóp họng.

Ngô Tât Tố hiểu tƣờng tận đến chân tơ kẽ tóc của sự việc. Những thủ đoạn bóp nặn vô nhân đạo của những bọn không thiết đến tình đồng loại. Thế nhƣng chƣa hết, chúng mƣumô xảo quyệt đến mức có thể chuyển đổi cách làm ăn nhanh chóng. Chính phủ cấm nạn cho vay nặng lãi chúng lại xoay sang mua rẻ sản nghiệp của kẻ cần tiền. Đây chính là thủ đoạn bần cùng hoá ngƣời nông dân, biến họ từ những ngƣời có ruộng trở thành kẻ trắng tay. Theo nhƣ Ngô Tất Tố việc mua rẻ sản nghiệp của ngƣời nông dân này là còn đƣờng dẫn ngƣời nông dân từanh hữu sản đến anh vô sản, từ anh vô sản đến anh can án, từ anh can án tới anh trộm cướp…Ngƣời ta thƣờng nói những kẻ thức thời thì dễ làm giàu.

Thời buổi nhiễu nhƣơng, loạn lạc không ngờ lại là thời cơ thuận lợi cho những kẻ biết làm ăn, mặc dù sự làm ăn đó là làm “dối” và ăn “gian”. Ngô Tất Tố đặc biệt chú ý đến một nghề làm ăn mà khiến cho một số ngƣời từ kẻ làm thuê bƣớc lên làm ông chủ, bà chủ, tiêu biểu là nghềLang băm.Ngô Tất Tố còn viết một thiên phóng sự khá kinh điển về thủ đoạn làm giàu của nghề lang băm. “Họ chỉ cần có ngƣời ốm để bán thuốc chứ họ không cần chữa bệnh, trái lại họ lại có tài làm cho bệnh lớn ra. Ai uống thuốc của họ mà khỏi chỉ là sự ngẫu nhiên. Thế nhƣng làm sao họ vẫn sống, sống một cách phát đạt? Trong lúc kinh

tế khủng hoảng này, buôn bán nghề gì cũng bị thua lỗ, duy có những kẻ mở hàng thuốc thì đều “tấy” cả, “tấy” một cách không ai ngờ. Một kẻ kiết xác đóng vai ông lang trong vài năm đã thấy họ có tiền mua nhà mua đất, tậu ô tô, dấn vốn có hàng nghìn hàng vạn. Thì ra họ dùng toàn ngón “bịp” bịp bằng quảng cáo một cách vô liêm sỉ, bịp bằng cửa hàng đồ sộ, bịp bằng lọ thuốc, hộp thuốc chế theo kiểu Tây, bịp bằng lờinói khôn khéo quyến rũ ngƣời bệnh. Mỗi lần họ bịp, ấy là mỗi mạng ngƣời chết. Chung quanh lƣỡi dao cầu, bánh xe thuyền tán của họ, “đống xƣơng vô tội đã cao bằng đầu”. Những ông lang này đều có chung một xuất xứ là từ “ông lang thang đã nhảy lên địa vị ông lang băm” và cùng có chung một phƣơng châm hành động là “mỗi ngƣời bị lừa một lần thì tôi sẽ thành một nhà triệu phú”. Chúng đã làm giàu một cách vô lƣơng tâm, coi rẻ tính mạng của con ngƣời, nên Ngố Tất Tố gọi chúng là bọn “thánh sƣ nghề bịp... tâm địa họ ác hơn những giống ăn thịt ngƣời”.

Nghề bịp của bọn lang băm còn đƣợc Ngô Tất Tố đề cập đến trong bài Cụ lang bần. Cụ xuất thân từ một nhân viên phát vé tàu điện, tình cờ nhặt đƣợc một quyển sách rơi trên sàn tàu, rồi đem về nhờ một ông đồ đọc cho thì mới biết đó là sách thuốc. Từ đây cụ bèn thuê ông đồ mấy đồng để phiên dịch sách ấy ra chữ quốc ngữ. Biết đƣợc chút ít tên thuốc, cụ làm thử mấy món cho vợ bán. “Chẳng ngờ làm bỡn mà ăn thật, khách tới lấy thuốc mỗi ngày một đông, biết là một nghề có thể kiếm ăn đƣợc, cụ bèn quăng trả “sà cột” cho nhà máy điện mà về. Nuôi một ông đồ cho làm gia sƣ để làm cố vấn trong việc biên đơn bốc thuốc, sắm cả dao cầu thuyền tán, nghiễm nhiên làm một ông lang chính thức. Môn thuốc của cụ đã hay, mà cái môn nói khoác lại ghê gớm hơn nữa!.

Ngô Tất Tố đã đƣa ra một lời nhận xét khá lý thú: Chốn thôn quê không phải là nơi bùn lầy nƣớc đọng đáng ghê tởm nhƣ ngƣời ta thƣờng nghĩ, trái lại nó là miếng mồi thơm của loài cá mập, là cái hố bạc cho kẻ tham lam, nên bọn làm tiền đổ xô về đây để kiếm chác. Từ thầy lang đến thầy địa. Lợi dụng sự mê tín của dân quê để kiếm ăn. Thực ra họ cũng chỉ là những kẻ lƣờng gạt mà thôi. Ngô Tất Tố đã viết: “Hồi này về kinh tế khó khăn, ở các thôn quê lại đẻ ra rất

nhiều thầy địa. Bọn đó là một hạng ngƣời vô nghề nghiệp, họ chỉ có một cái la kinh làm vốn để lân la hết hàng này đến hàng khác, hết nhà này đến nhà kia mục đích kiếm vài bữa cơm, hoặc năm ba đồng bạc”… Ngô Tất Tố luôn luôn đứng về phía những ngƣời vô sản, những ngƣời bị bóc lột, để tố cáo những thủ đoạn làm giàu bất chính, đồng thời ông cũng nói lên những nỗi thống khổ của dân. Ông sống với những nỗi đau của dân và viết là để bênh vực quyền lợi của các tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn tiểu phẩm của ngô tất tố dưới góc nhìn thể loại (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)